Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn bài soạn bài phương pháp tả người ngắn gọn (Ngữ văn 6), từ đó sẽ giúp các bạn biết cách làm dàn ý, triển khai ý để làm một bài văn tả người hay nhất mà không bị lạc đề. Mời các bạn học sinh tham khảo trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Phương pháp tả người ngắn gọn (Ngữ văn 6):
Phần 1:
Trả lời câu 1 + 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trả lời câu hỏi sau:
a.
* Đoạn 1:
– Tả Dượng Hương Thư chèo thuyền, vượt thác.
– Những từ ngữ và hình ảnh:
+ Như một pho tượng đồng đúc
+ Bắp thịt cuồn cuộn
+ Hàm răng cắn chặt
+ Quai hàm bạnh ra
+ Cặp mắt nảy lửa
…
* Đoạn 2:
– Tả Cai Tứ – người đàn ông gian hùng.
– Những từ ngữ và hình ảnh:
+ mặt vuông, má hóp
+ lông mày lổm chổm
+ đôi mắt gian hùng
+ mồm toe toét tối om
+ chiếc răng vàng
* Đoạn 3:
– Tả hai đô vật tài mạnh: Quắm Đen và ông Cản Ngũ.
– Những từ ngữ và hình ảnh:
+ lăn xả đánh ráo riết
+ thế đánh lắt léo, hóc hiểm
+ biến hóa khôn lường
+ thò tay xuống nắm lấy Quắm Đen nhấc bổng lên như giơ con ếch.
…
b. Trong 3 đoạn trên, đoạn 2 chỉ tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Còn đoạn 1, 3 tả người gắn với công việc.
=> Lựa chọn chi tiết, hình ảnh có khác nhau.
c. Nội dung chính mỗi phần của đoạn 3:
* Mở đoạn: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
* Thân đoạn: Diễn biến cuộc đấu vật.
– Những nhịp trống đầu tiên: Quắm Đen lăn xả tấn công, ông Cản Ngũ lúng túng, bước hụt.
– Tiếng trống dồn lên, gấp rút: Quắm Đen bê mãi cũng không nhấc nổi chân ông Cản Ngũ.
– Quắm Đen bị thất bại nhục nhã.
* Kết đoạn: Mọi người đều lặng đi vì thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.
– Đặt tên cho nhan đề: Keo vật thách đấu.
Phần 2:
Trả lời câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy lựa chọn chi tiết tiêu biểu khi miêu tả các đối tượng sau:
* Một em bé chừng 4-5 tuổi:
– Làn da em trắng mịn, đôi mắt đen long lanh, môi đỏ, hay cười toe toét, thỉnh thoảng nói vẫn còn bị ngọng, răng 1, 2 chiếc bị sún…
* Một cụ già cao tuổi:
– Da nhăn nheo, mắt vẫn sáng và tinh tường, tóc bạc như cước, tiếng nói trầm vang, thều thào, bước đi chậm chạp…
* Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp:
– Tiếng nói cô nhẹ nhàng, êm ái, say sưa như dốc hết tâm can mình vào bài giảng, bàn tay đưa phần viết từng nét chữ, cô bước chậm rãi xuống giữa lớp vừa giảng vừa xem chúng em ghi chép bài vở, …
Trả lời câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Lập dàn ý cho bài em bé 4-5 tuổi:
– Khuôn mặt: tròn, bầu bĩnh với hai cái má bánh bao.
– Miệng: nhỏ, chúm chím như bông hoa hồng mới nở.
– Tóc: dài, mượt được mẹ tết gọn gàng.
– Hai bàn tay: nhỏ xinh, ngón tay trắng.
– Đôi chân: dài và thẳng.
– Nước da: trắng, mịn và bóng.
Trả lời câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Điền vào (…)
– Đỏ như: tôm luộc, người say rượu…
– Không khác gì: Võ Tòng.
=> Đó là hình ảnh ông Cản Ngũ chuẩn bị vào xới vật.
2. Soạn bài Phương pháp tả người hay nhất:
Nội dung bài Phương pháp tả người
1. Muốn tả người cần
– Xác định đối tượng cần tả.
– Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
– Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
2. Lúc tả người, ta cần chú ý đến các chi tiết sau đây
– Tả ngoại hình: mặt mũi chân tay, tóc tai, áo quần, tuổi tác, v.v…
– Ngôn ngữ, cử chỉ, thói quen,…
– Tính tình, sở thích,…
– Tâm lí, tư tưởng, tình cảm, việc làm, hành động,…
– Mối quan hệ và tình cảm của người viết bài miêu tả với con người được miêu tả như thế nào.
3. Bố cục bài văn tả người gồm ba phần
– Mở bài: Giới thiệu người được tả
– Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,..)
– Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả
Bài tập bài Phương pháp tả người
Bài 1: Em hãy tả một người có hành động và ngoại hình khác thường?
(Tả người bán bánh mì khuyết tật ở đầu phố)
Gợi ý:
Mở bài
Giới thiệu về người bán bánh mì khuyết tật ở đầu phố.
Thân bài
– Giới thiệu chung: người bán bánh mì là cô gái ngồi trên xe lăn.
– Miêu tả ngoại hình:
+ Dáng người gầy gò, khắc khổ, nửa dưới hai chân bị liệt và teo nhỏ.
+ Khuôn mặt tươi, ánh mắt sáng, vẻ mặt rắn rỏi, can đảm.
+ Cô gái ngồi trên chiếc xe lăn, bên cạnh có tay quay để điều khiển xe chuyển động.
– Hoàn cảnh của cô gái:
+ Bị di chứng sau một trận sốt rét dài: liệt nửa người.
+ Hoàn cảnh gia đình: khó khăn, thiếu thốn.
+ Cô gái tự lao động kiếm sống nuôi thân và giúp đỡ gia đình.
+ Mọi sinh hoạt của cô đều trở nên khó khăn, vất vả ngàn lần so với người bình thường.
– Miêu tả cụ thể về công việc của cô gái:
+ Thời gian làm việc: từ sáng sớm đến tối mịt. 4h sáng cô dậy lấy bánh, lăn xe vào thành phố để bán.
+ Cô bán hàng rất nhanh nhẹn, cởi mở, thân thiện.
+ Cô gái trở thành quen thuộc với bà con các phố xung quanh.
Kết bài
– Cảm nghĩ của em về cô gái: Cảm phục cô gái tàn mà không phế.
– Liên hệ nghị lực phấn đấu vươn lên của bản thân trong cuộc sống.
Bài 2: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…
(
a. Tìm những từ láy được dùng miêu tả hình ảnh Lượm trong đoạn thơ trên
b. Qua đoạn thơ, em hình dung Lượm là người như thế nào?
Gợi ý:
a. Những từ láy dùng để miêu tả hình ảnh Lượm: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh,
b. Qua đoạn thơ, ta thấy Lượm là người có ngoại hình nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời,…
Bài 3: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh… Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “mỗng” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp.
(Theo Ma Văn Kháng, Hạng A Cháng)
a. Đoạn văn trên miêu tả Hạng A Cháng chủ yếu ở phương diện nào?
b. Đoạn văn trên sử dụng chủ yếu những biện pháp nghệ thuật nào?Hãy ghi lại những câu văn có sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó?
c. Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Hạng A Cháng là người như thế nào?
Gợi ý:
a. Đoạn văn trên miêu tả Hạng A Cháng chủ yếu ở phương diện ngoại hình và hoạt động.
b. Đoạn văn trên sử dụng chủ yếu những biện pháp nghệ thuật so sánh. Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm…. người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp.
c. Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Hạng A Cháng là người cường trắng, khỏe mạnh, chăm chỉ, cần cù lao động.
Trắc nghiệm bài Phương pháp tả người
Câu 1: Chi tiết nào dưới đây không phù hợp khi tả bạn em
A. Lan có đôi mắt sáng lấp lánh
B. Hai bím tóc của cậu ấy lúc nào cũng được tết gọn gàng với những chiếc nơ rất xinh
C. Lan luôn chăm sóc em, quan tâm lo lắng cho em tới từng bữa ăn giấc ngủ
D. Đôi môi Lan chúm chím lúc nào cũng nở một nụ cười xinh xắn
Câu 2: Chi tiết nào sau đây không phù hợp để miêu tả một em bé chừng 4 – 5 tuổi
A. Khuôn mặt bầu bĩnh
B. Đôi mắt đen, luôn mở to
C. Mái tóc dài duyên dáng, thướt tha
D. Dáng vẻ tinh nghịch, nhanh nhẹn
Câu 3: Cảm nghĩ của em về người em tả nằm trong phần nào của bài viết
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
D. Không nằm trong phần nào.
Câu 4: Chi tiết nào sau đây không dùng để tả ông cụ?
A. Râu, tóc bạc phơ
B. Da nhăn nheo
C. Dáng lom khom
D. Bước đi nhanh nhẹn, uyển chuyển
Câu 5: Muốn tả người cần?
A. Xác định đối tượng cần tả
B. Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu
C. Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Khi viết phần thân bài của bài văn miêu tả các em cần
A. Giới thiệu về đối tượng muốn nói đến
B. Thuyết minh về đối tượng
C. Bộc lộ cảm xúc về đối tượng
D. Tả chi tiết về các đặc điểm tiêu biểu của mỗi đối tượng
Câu 7: Phần kết bài văn miêu tả về người thường là nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8: Phần mở bài của bài văn miêu tả người sẽ thực hiện điều gì?
A. Giới thiệu đối tượng được tả
B. Miêu tả chi tiết về ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói
C. Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án
1 – C | 2 – C | 3 – C | 4 – D | 5 – D | 6 – D | 7 – B | 8 – A |
3. Soạn bài Phương pháp tả người siêu ngắn:
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a.
– Đoạn 1: tả dượng Hương Thư về ngoại hình. Như tượng đúc đồng, hiệp sĩ.
– Đoạn 2: tả Cai Tứ về các bộ phận của khuôn mặt.
+ Thấp, gầy, tuổi độ 45, 50.
+ Mặt vuông, má hóp, mắt, mũi, bộ râu, cái miệng, răng.
– Đoạn 3: tả ông Cản Ngũ và Quắm Đen trong một keo vật.
b.
Đoạn 1 và 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật. Gắn với hình ảnh tĩnh, có thể sử dụng danh từ, tính từ.
Đoạn 3 tả người gắn với công việc. Thường sử dụng các động từ.
c. Đoạn 3:
– Mở bài (từ đầu … nổi lên ầm ầm): giới thiệu về quang cảnh diễn ra hội vật.
– Thân bài (tiếp … sợi dây ngang bụng vậy): diễn biến cụ thể của keo vật.
– Kết bài (còn lại): đánh giá, cảm nhận về keo vật.
– Có thể đặt tên cho bài văn này: “Keo vật”, “Chiến thắng trên sàn vật” …
Luyện tập:
Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các chi tiết tiêu biểu:
Tả em bé 4-5 tuổi | Tả cụ già cao tuổi | Tả cô giáo giảng bài |
---|---|---|
Thân hình, làn da mịn, đôi mắt trong, môi đỏ, lời nói bập bẹ, … | Tóc trắng, da nhăn sạm, dáng vẻ đi đứng, mắt kém, nói năng,… | Giọng nói, cử chỉ, ánh nhìn, dáng đứng, ngồi, cách viết, hướng dẫn,… |
Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng.
Thân bài: Tả chi tiết về các đặc điểm tiêu biểu của mỗi đối tượng như trong bảng
Kết bài: Cảm nghĩ của em về người em tả.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị bước vào sàn keo vật.
(1) tôm luộc
(2) ông tượng
THAM KHẢO THÊM: