Vị trí chiến lược của Đông Nam Á không chỉ tạo điều kiện cho sự giao lưu thương mại và văn hóa mà còn giúp các quốc gia trong khu vực tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển các ngành kinh tế đa dạng. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với?, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với?
A. Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương.
С. lục địa Á – Âu.
D. lục đia Phi.
Đáp án đúng là D. lục đia Phi
2. Vị trí địa lý của Đông Nam Á thuận lợi như thế nào?
a. Diện tích và địa lý – hành chính:
Đông Nam Á có diện tích rộng lớn khoảng 4,5 triệu km². Khu vực này trải dài từ khoảng kinh tuyến 92°Đ đến kinh tuyến 104°Đ và từ vĩ tuyến 28,5°B qua xích đạo đến vĩ tuyến 10,5°N. Sự phân bố này tạo nên một vùng đa dạng về khí hậu và sinh thái, từ vùng nhiệt đới gió mùa đến vùng cận xích đạo góp phần tạo nên sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
Về mặt địa lý – hành chính, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia được chia thành hai nhóm chính:
Các nước trên bán đảo Trung – Ấn: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
Các nước trên quần đảo Mã Lai: Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei, Đông Timor.
b. Lợi thế vị trí địa lý
– Cầu nối giữa các châu lục
Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương. Vị trí này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa và thương mại giữa các châu lục mà còn giúp khu vực trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa và dịch vụ quốc tế. Điều này mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các quốc gia trong khu vực.
– Giao thoa văn hóa
Khu vực Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới bao gồm văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây như châu Âu và Mỹ. Sự tiếp nhận đa dạng các giá trị văn hóa và tôn giáo đã tạo ra một nền tảng phong phú và đa dạng cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Các quốc gia trong khu vực có thể tận dụng sự đa dạng văn hóa này để phát triển du lịch, giáo dục và các ngành dịch vụ liên quan khác.
– Giao điểm các tuyến đường quan trọng
Đông Nam Á nằm ở vị trí giao điểm của các tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế quan trọng giữa các châu lục, đặc biệt là giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Malacca, một trong những tuyến đường hàng hải bận rộn nhất thế giới, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tương tự như eo biển Gibraltar hay kênh đào Suez về tầm quan trọng chiến lược. Cảng Singapore, cảng quá cảnh lớn nhất Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và vận tải biển quốc tế.
– Gần các nền kinh tế năng động
Đông Nam Á nằm giữa một vùng có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước NIC châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore), Úc và New Zealand. Vị trí này tạo thuận lợi cho các nước Đông Nam Á phát triển các mối quan hệ kinh tế trong khu vực, hợp tác thương mại và đầu tư và thúc đẩy sự phát triển chung của cả khu vực.
– Tài nguyên khoáng sản phong phú
Khu vực này nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Do đó, có nhiều loại khoáng sản phong phú như than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc và nhiều loại khoáng sản khác. Đặc biệt, vùng thềm lục địa Đông Nam Á có trữ lượng dầu khí lớn, cung cấp nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển kinh tế công nghiệp và năng lượng.
– Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Vị trí địa lý cũng giúp Đông Nam Á có đất đai màu mỡ với những đồng bằng rộng lớn như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Nam và đồng bằng sông Salween. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cận xích đạo cùng với mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo điều kiện lý tưởng cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng.
– Tiềm năng phát triển kinh tế biển
Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào) với đường bờ biển dài quanh năm không bị đóng băng. Điều này mang lại nguồn lợi hải sản phong phú với trữ lượng lớn và nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt hải sản, du lịch biển, thương mại hàng hải và các hoạt động liên quan đến cảng biển.
Với những thế mạnh về vị trí địa lý, khu vực Đông Nam Á có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế. Vị trí chiến lược của Đông Nam Á không chỉ tạo điều kiện cho sự giao lưu thương mại và văn hóa mà còn giúp các quốc gia trong khu vực tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển các ngành kinh tế đa dạng, góp phần nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
3. Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu hỏi số 1: Quốc gia nào sau đây thuộc Đông Nam Á biển đảo?
A. Thái Lan.
B. Việt Nam.
С. Mi-an-ma.
D. Ma-lai-xi-a.
Đáp án đúng là: D
Câu hỏi số 2: Đông Nam Á lục địa có kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt đới gió mùa.
B. Nhiệt đới lục địa.
C. Cận nhiệt đới.
D. Xích đạo.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 3: Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm nào sau đây?
A. Số dân đông.
B. Dân số già.
C. Phân bố đồng đều.
D. Chủ yếu ở đô thị.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 4: Cây nào sau đây là cây lương thực truyền thống của khu vực Đông Nam Á?
A. Lúa nước.
B. Lúa mì.
С. Khoai lang.
D. Lúa mạch.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 5: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á có nhiều đảo nhất?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Xin-ga-po.
С. Brunei.
D. Cam-pu-chia.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 6: Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á nuôi nhiều gia súc lớn?
A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Bru-nây.
B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin.
C. Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam.
D. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.
Đáp án đúng là: B
Câu hỏi số 7: Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á đứng đầu về sản lượng lúa gạo?
A. Thái Lan.
B. Việt Nam.
C. Ma-lai-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a.
Đáp án đúng là:
Câu hỏi số 8: Về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mỹ Latinh có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp.
D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.
Đáp án đúng là: C
Câu hỏi số 9: Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp:.
A. nhiệt đới.
B. cận nhiệt.
C. ôn đới.
D. hàn đới.
Đáp án đúng là: A
Câu hỏi số 10: Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?
A. Trồng cây ăn quả.
B. Trồng lúa nước.
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Đánh bắt thủy sản.
Đáp án đúng là: B
Câu hỏi số 11: Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là
A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a.
B. Thái Lan, Việt Nam.
C. Phi-lip-pin, Mi-an-ma.
D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.
Đáp án đúng là: B
Câu hỏi số 12: Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng nào dưới đây?
A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
B. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III.
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực III và II.
D. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III.
Đáp án đúng là: C
Câu hỏi số 13: Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là:
A. hồ tiêu.
B. lúa nước.
C. cà phê.
D. cao su.
Đáp án đúng là: B
Câu hỏi số 14: Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là:
A. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu nội địa.
B. phát triển các ngành công nghiệp hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.
C. phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại.
D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống và các làng nghề cổ truyền.
Đáp án đúng là: B
Câu hỏi số 15: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:
A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
D. lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía, dừa.
Đáp án đúng là: A
THAM KHẢO THÊM: