Đông Nam Á là tiểu vùng địa lý phía đông nam của châu Á, bao gồm các khu vực phía nam của Trung Quốc, phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc. Để hiểu rõ hơn về khu vực này, mời các bạn tham khảo bài viết Đông Nam Á biển đảo nằm trong các đới khí hậu nào? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Đông Nam Á biển đảo nằm trong các đới khí hậu nào?
Câu hỏi: Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu là
A. khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa.
B. khí hậu nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
C. cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
Đáp án: Chọn D
Hướng dẫn lời giải: Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu chính nhiệt đới gió mùa và xích đạo
2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á:
– Đông Nam Á lục địa
Địa hình gồm có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam hoặc Bắc- Nam. Ven biển là các đồng Bằng châu thổ màu mỡ. Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều. Đặc biệt, đây là nơi có hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài. Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc,…
Ở vùng này, các hoạt động giao thông khác lại khó khăn. Việc phát triển giao thông theo hướng Đông Tây ở đây gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Một số quốc gia trong khu vực khó giao thương, thực hiện giao thông trên đất liền.
Đặc biệt là đối với những nước như Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng Bắc Nam. Nên việc xây dựng các tuyến đường giao thông theo hướng Đông Tây là rất cần thiết. Giúp các quốc gia này tiếp cận, triển khai trong hoạt động hợp tác, vận chuyển hàng hóa hay đi lại. Các nhu cầu cần được đáp ứng để tạo thuận lợi cho việc thông thương, hợp tác cùng phát triển.
Chính vì điều đó, các hầm đường bộ đã được xây dựng để phục vụ cho việc đi lại. Hiệu quả giao thông và cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện.
– Đông Nam Á biển đảo
Đặc điểm địa hình có ít đồng bằng màu mỡ, chủ yếu là địa hình đồi núi, có nhiều đảo và quần đảo. Khí hậu nhiệt đới, gió mùa xích đạo, rừng xích đạo ẩm thấp. Hệ thống sông ngòi ngắn và ít, có vùng biển rộng. Có đất đai màu mỡ: đất phù sa và Feralit.
Khu vực này nằm gần giao điểm của các mảng địa chất, với cả các hoạt động địa chấn và núi lửa mạnh mẽ. Mảng Sunda là mảng địa chất chính của khu vực, bao gồm hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trừ Myanmar, bắc Thái Lan, bắc Lào, bắc Việt Nam và bắc Luzon của Philippines. Các dãy núi ở Myanmar, Thái Lan và bán đảo Malaysia là một phần của vành đai Alpide, trong khi các đảo của Philippines là một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương. Cả hai vành đai địa chấn đều gặp nhau ở Indonesia, khiến khu vực này có khả năng xảy ra động đất và phun trào núi lửa tương đối cao. Vùng này bao gồm khoảng 4.500.000 km2 (1.700.000 dặm vuông Anh), chiếm 10,5% diện tích châu Á hoặc 3% tổng diện tích Trái đất. Tổng dân số của Đông Nam Á là hơn 655 triệu người, chiếm khoảng 8,5% dân số thế giới. Đây là khu vực địa lý đông dân thứ ba ở Châu Á sau Nam Á và Đông Á. Khu vực này đa dạng về văn hóa và dân tộc, với hàng trăm ngôn ngữ được sử dụng bởi các nhóm dân tộc khác nhau. Mười quốc gia trong khu vực là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một tổ chức khu vực được thành lập để hội nhập kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục và văn hóa giữa các quốc gia thành viên.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. 12 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 10 quốc gia.
D. 21 quốc gia.
Đáp án: B
Câu 2. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Đáp án: B
Câu 3. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
A. Bán đảo Đông Dương.
B. Bán đảo Mã Lai.
C. Bán đảo Trung – Ấn.
D. Bán đảo Tiểu Á.
Đáp án: C
Giải thích: Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung – Ấn.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Ma-lai-xi-a.
B. Xin-ga-po.
C. Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a.
Đáp án: C
Giải thích : Các nước Đông Nam Á lục địa gồm có Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar.
Câu 5. Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì
A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Đáp án: D
Câu 6. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. Xích đạo.
B. Cận nhiệt đới.
C. Ôn đới.
D. Nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: D
Câu 7. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía bắc Mi-an-ma.
B. Phía nam Việt Nam.
C. Phía bắc của Lào.
D. Phía bắc Phi-lip-pin.
Đáp án: A
Câu 8. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?
A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B. Núi và cao nguyên.
C. Các thung lũng rộng.
D. Đồi, núi và núi lửa.
Đáp án: D
Câu 9. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là
A. Gia-va.
B. Lu-xôn.
C. Xu-ma-tra.
D. Ca-li-man-tan.
Đáp án: D
Giải thích : Đảo Ca-li-man-tan là đảo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, sau Đảo Greenland và đảo New Guinea.
Câu 10. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Đáp án: A
Câu 11. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. Phát triển thủy điện.
B. Phát triển lâm nghiệp.
C. Phát triển kinh tế biển.
D. Phát triển chăn nuôi.
Đáp án: C
Câu 12. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì
A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.
C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.
D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Đáp án: C
Câu 13. Hai biểu đồ trên thể hiện
A. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm tại Pa-đăng và Y-an-gun.
B. Nhiệt độ và lượng mưa tại Pa-đăng và Y-an-gun.
C. Khí hậu tại Pa-đăng và Y-an-gun.
D. Biên độ nhiệt độ tại Pa-đăng và Y-an-gun.
Đáp án: B
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải, ta thấy hai biểu đồ đã cho là biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện nhiệt độ và lượng mưa tại Pa-đăng và Y-an-gun.
Câu 14. Địa điểm Y-an-gun có kiểu khí hậu
A. Nhiệt đới gió mùa.
B. Cận xích đạo.
C. Ôn đới gió mùa.
D. Nhiệt đới khô.
Đáp án: A
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ, ta thấy biểu đồ Y-an-gun thể hiện kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (lương mưa có sự phân mùa hết sức rõ rệt, mưa lớn từ tháng 5 – tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Câu 15. Địa điểm Pa-đăng có khí hậu
A. Ôn đới.
B. Cận nhiệt đới.
C. Nhiệt đới.
D. Xích đạo.
Đáp án: D
Giải thích : Căn cứ vào biểu đồ, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ, ta thấy biểu đồ Y-an-gun thể hiện kiểu khí hậu xích đạo (lương mưa lớn và phân bố đều trong năm, nhiệt độ luôn cao trên 25độC).
THAM KHẢO THÊM: