Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là lao động trẻ, trình độ thấp và giá rẻ, lao động qua đào tạo còn hạn chế và tăng rất chậm. Trong khi đó, việc làm cho lực lượng lao động thanh niên vẫn đang được lồng ghép trong nhiều chính sách khác nhau. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết Phát biểu nào đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?
Mục lục bài viết
1. Phát biểu nào đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Nhiều kinh nghiệm trong công nghiệp.
B. Phân bố tập trung ở khu vực miền núi.
C. Chất lượng lao động ngày càng tăng.
D. Chủ yếu là lao động có trình độ cao.
Đáp án: Chọn C
Giải thích: Chất lượng của nguồn lao động nước ta ngày càng nâng lên do thành tựu của giáo dục, y tế.
2. Nguồn lao động của nước ta:
Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
Đặc điểm nguồn lao động:
+ Nguồn lao động dồi dào:42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005).
+ Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động
+ Người lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu KHKT.
+ Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Hiện nay có 10 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 25% lực lượng lao động, trong đó có khoảng 5,3% có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.
– Hạn chế:
+ Nhiều lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông).
+ Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.
+ Năng suất lao động xã hội thấp, chậm chuyển biến.
+ Nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
+ Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
+ Phân bố không đều cả về số lượng và chất lượng giữa các vùng và các ngành: Đại bộ phận tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp. Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn, chiếm khoảng 37,7% (năm 1998), còn ở khu vực nông thôn thì lao động có trình độ kỹ thuật chỉ chiếm có 8%. Miền núi và cao nguyên thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật. Điều này sẽ cản trở cho sự phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước.
=> Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
– Sử dụng lao động
+ Số lao động có việc làm tăng lên.
+ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực: Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng, tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm-ngư nghiệp giảm.
=> Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo
Đáp án: D
Câu 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ
Đáp án: D
Câu 3: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
B. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước
C. Giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
D. Giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước
Đáp án: D
Câu 4: Hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta là
A. Trình độ chuyên môn, kĩ thuật chưa cao
B. Thể lực chưa thật tốt
C. Còn thiếu kĩ năng làm việc
Đáp án: A
Câu 5: Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là
A. Nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó
B. Tính sáng tạo của lao động chưa thực sự cao
C. Người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm
D. Công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội
Đáp án: D
Câu 6: Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do
A. Các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
B. Học hỏi quá trình tăng cường xuất khẩu lao động
C. Đời sống vật chất của người lao động tăng
D. Xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc
Đáp án: A
Câu 7: Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động
C. Nâng cao thể trạng người lao động
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí
Đáp án: B
Câu 8: Trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. Có chứng chỉ sơ cấp
B. Trung cấp chuyên nghiệp
C. Cao đẳng, địa học, trên đại học
D. Chưa qua đào tạo
Đáp án: D
Câu 9: Cơ cấu lao động phan theo thành thị, nông thôn ở nước ta có đặc điểm
A. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị
B. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị
C. Tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau
D. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm
Đáp án: B
Câu 10: Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao dộng ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản
C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng nghành dịch vụ
D. Đẩy mạng xuất khẩu lao động
Đáp án: C
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chủ yếu của nguồn lao động nước ta?
A. Tính kỉ luật của người lao động rất cao.
B. Chất lượng ngày càng được nâng lên.
C. Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: A
Câu 12: Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Giáo dục, văn hóa và y tế phát triển.
B. Nhiều dân tộc, lao động dồi dào.
C. Dân số đông, gia tăng còn nhanh.
D. Các đô thị có nhiều lao động kĩ thuật.
D. Lực lượng lao động trình độ cao còn ít.
Đáp án: A
Câu 13: Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay là:
A. Số lượng không lớn
B. Trình độ rất cao
C. Chất lượng nâng lên
D. Phân bố rất đều
Đáp án: C
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lao động nước ta?
A. Đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng đông đảo.
B. Người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp.
C. Lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật phân bố tương đối đồng đều.
D. Nguồn lao động dồi dào.
Đáp án: C
THAM KHẢO THÊM: