Mục lục bài viết
1. Yếu tố nào không phải là thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Màng sinh chất
B. Nhân tế bào/ vùng nhân
C. Tế bào chất
D. Riboxom
Đáp án đúng là: D. Yếu tố không phải là thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực chính là riboxom.
2. Tế bào nhân sơ:
Tế bào nhân sơ với vị trí thấp nhất trong thang phân loại sinh vật, là những sinh vật đơn bào có sự tổ chức cấu trúc tối thiểu nhất và được coi là những tồn tại sớm nhất trên trái đất. Trong Hệ thống Ba Miền phân loại sinh vật, chúng được xếp vào Miền Prokaryota bao gồm vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Đặc điểm quan trọng của chúng là không có nhân thực sự bao quanh DNA mà thay vào đó, DNA nằm trực tiếp trong tế bào mà không có màng nhân.
Tế bào nhân sơ được đặc trưng bởi cấu trúc đơn giản với ba thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài ra, một số loại tế bào nhân sơ có thể có các cấu trúc phụ khác như thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông.
– Thành tế bào và cấu trúc màng sinh chất:
Trong cấu trúc của tế bào nhân sơ, thành tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hình dạng và bảo vệ của tế bào. Thành tế bào thường được cấu thành từ peptidoglycan – một polyme quan trọng được tạo thành từ các đơn vị đường và axit amin. Việc tổ chức và cấu trúc chính xác của thành tế bào rất quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến hình dạng của tế bào mà còn đóng vai trò trong việc bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân môi trường bên ngoài.
Màng sinh chất là một phần quan trọng của cấu trúc tế bào nhân sơ thường được tạo thành từ hai lớp phospholipid và protein. Màng sinh chất không chỉ làm cho tế bào giữ hình dạng của nó mà còn giữ cho các chất bên trong tế bào không bị thoát ra khỏi và ngược lại. Màng sinh chất cũng là nơi mà các phân tử và ion có thể được di chuyển qua lại giữa nội và ngoại bào.
– Tế bào chất và các bào quan:
Tế bào chất là không gian nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Đây là nơi mà các quá trình sinh học quan trọng của tế bào diễn ra. Tế bào chất chứa các bào quan như ribosome – nơi mà quá trình tổng hợp protein của tế bào xảy ra. Ribosome là bào quan được cấu tạo từ protein và RNA ribosomal (rRNA) và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các phân tử protein từ thông tin di truyền được lưu trữ trong RNA.
Ngoài ribosome, tế bào chất cũng chứa các cấu trúc khác như hạt dự trữ. Các hạt dự trữ như tên gọi của chúng chứa các dạng dự trữ của năng lượng và chất dinh dưỡng, cung cấp cho tế bào các nguồn lực cần thiết khi môi trường bên ngoài không có sẵn chúng.
– Vùng nhân và DNA:
Vùng nhân của tế bào nhân sơ là nơi chứa DNA, chứa các thông tin di truyền cần thiết cho sự sống và hoạt động của tế bào. Khác với tế bào eukaryotic có nhân bao quanh, vùng nhân của tế bào nhân sơ không được bao bọc bởi màng nhân. Thay vào đó, DNA nằm trực tiếp trong tế bào chất. DNA thường có dạng vòng và chứa các gen quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc điều chỉnh các quá trình sinh học của tế bào.
Ngoài DNA chính, một số tế bào vi khuẩn có thể chứa các phân tử DNA nhỏ gọi là plasmid. Plasmid chứa các gen phụ trợ có thể mang lại lợi ích cho tế bào trong môi trường cụ thể và chúng có thể được truyền từ tế bào này sang tế bào khác thông qua quá trình chuyển gen.
3. Tế bào nhân thực:
Sinh vật nhân thực hay còn được biết đến với các thuật ngữ như sinh vật nhân chuẩn, sinh vật nhân điển hình hoặc sinh vật có nhân chính thức là một nhóm sinh vật phong phú và đa dạng được đặc trưng bởi cấu trúc tế bào phức tạp. Trong đó vật liệu di truyền được bảo vệ và tổ chức trong một bìa nhân có màng bao bọc. Thuật ngữ “Eukaryote” xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là có nhân thực sự phản ánh sự có mặt của một cấu trúc nhân rõ ràng và bảo vệ trong tế bào.
Sinh vật nhân thực bao gồm các nhóm lớn như động vật, thực vật, nấm và hầu hết chúng được biết đến là sinh vật đa bào. Bên cạnh các nhóm này, còn có các loại nguyên sinh vật gồm cả động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh, đa số trong số này là sinh vật đơn bào. Trong khi đó, các sinh vật khác như vi khuẩn không có nhân và không có các cấu trúc tế bào phức tạp như sinh vật nhân thực. Những sinh vật như vậy được gọi là sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân sơ (prokaryote).
Cấu trúc tế bào nhân thực:
– Nhân tế bào:
Đặc điểm cấu tạo: Nhân tế bào thường có hình cầu và được bao bọc bởi hai lớp màng. Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con.
Chức năng: Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Nhân tế bào lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền quan trọng.
– Lưới nội chất:
Đặc điểm cấu tạo: Là tập hợp các màng bên trong tế bào tạo thành hệ thống các ống và xoang dẹp kết nối với nhau. Phân chia thành hai loại: lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
Chức năng: Lưới nội chất trơn tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ các chất độc hại; trong khi lưới nội chất hạt tham gia vào tổng hợp prôtêin.
Ribôxôm:
Đặc điểm cấu tạo: Ribôxôm có kích thước nhỏ, không có màng bọc và được tạo thành từ hai thành phần chính là rARN và prôtêin.
Chức năng: Tổng hợp prôtêin, một quá trình cần thiết cho mọi hoạt động sống của tế bào.
– Bộ máy Gôngi:
Đặc điểm cấu tạo: Là một chồng túi màng dẹp xếp liền kề nhưng tách biệt nhau.
Chức năng: Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
– Ti thể:
Đặc điểm cấu tạo: Ti thể có hai lớp màng bọc, màng ngoài trơn nhẵn và màng trong gấp khúc tạo các mao và cố định nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể chứa chất nền có chứa ADN và ribôxôm.
Chức năng: Cung cấp năng lượng (dưới dạng ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào.
– Lục lạp:
Đặc điểm cấu tạo: Lục lạp có hai lớp màng bọc, bên trong chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt gọi là tilacôit. Trên màng lục lạp chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp; trong chất nền của lục lạp chứa ADN và ribôxôm.
Chức năng: Là trung tâm quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật.
– Không bào:
Đặc điểm cấu tạo: Không bào có một lớp màng bọc, bên trong chứa dịch có thể chứa các thành phần khác nhau tùy thuộc vào loài sinh vật.
Chức năng: Duy trì áp suất thẩm thấu cho tế bào và dự trữ các chất.
– Lizôxôm:
Đặc điểm cấu tạo: Lizôxôm có một lớp màng bọc, bên trong chứa nhiều enzim thuỷ phân.
Chức năng: Phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các đại phân tử.
– Khung xương tế bào:
Đặc điểm cấu tạo: Khung xương tế bào được tạo thành từ hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
Chức năng: Giúp tế bào có được hình dạng xác định và là nơi neo đậu của các bào quan.
Màng Sinh Chất và Sự Vận Chuyển Các Chất Qua Màng:
– Màng sinh chất:
Đặc điểm cấu tạo: Gồm hai thành phần chính là phospholipid và prôtêin, có tính bán thấm – nhân tố quyết định các Chức năng sống của màng.
Chức năng: Là rào chắn chọn lọc, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường bên ngoài.
Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất:
Các chất được vận chuyển qua màng tế bào theo ba phương thức: vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, và nhập bào và xuất bào.
THAM KHẢO THÊM: