Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát từ đặc điểm là vùng nhân của tế bào nhân sơ không được bao bọc bởi màng nhân mà khu trú ở vùng tế bào chất hay nói cách khác nhân chưa có cấu trúc hoàn chỉnh. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức liên quan đến tế bào nhân sơ.
Mục lục bài viết
1. Tên gọi tế bào nhân sơ xuất phát từ đặc điểm nào?
A. Vật chất di truyền của tế bào chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng kép, không liên kết với protein.
B. Vật chất di truyền của tế bào nằm trong một vùng của tế bào chất, không có màng nhân bao bọc.
C. Tế bào chất của tế bào không chứa các bào quan có màng bao bọc, chỉ có duy nhất bào quan ribosome.
D. Tế bào chất của tế bào không có hệ thống nội màng để chia tế bào chất thành các khoang nhỏ.
Đáp án đúng: B
Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát từ đặc điểm là vùng nhân của tế bào nhân sơ không được bao bọc bởi màng nhân mà khu trú ở vùng tế bào chất hay nói cách khác nhân chưa có cấu trúc hoàn chỉnh.
2. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
Một số đặc điểm của tế bào nhân sơ để phân biệt với tế bào nhân thực như sau:
– Tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh/chưa có nhân chính thức, vật chất di truyền được gọi chung là “vùng nhân”.
– Không có hệ thống nội màng và các bào quan không có màng bao
– Kích thước tế bào rất nhỏ chỉ bằng khoảng 1/10 so với kích thước của tế bào nhân thực.
– Với kích thước tế bào nhỏ như tế bào nhân sơ có các lợi ích với tế bào như sau:
+ Tỉ lệ S/V lớn → tốc độ trao đổi chất giữa tế bào với môi trường diễn ra nhanh hơn.
+ Tế bào sinh trưởng với tốc độ nhanh kết hợp với khả năng phân chia mạnh → số lượng tế bào tăng một cách nhanh chóng.
3. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực | |
Giống nhau | – Đều là tế bào – Chứa vật chất di truyền – Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân – Có những đặc thù chung của tế bào: + Mỗi tế bào được xem như một mạng lưới hệ thống mở, tự duy trì tự sản xuất bằng quá trình thu nhận, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng và truyền tải đến các thành phần của tế bào. + Sinh sản trải qua quy trình phân bào + Trao đổi chất theo quy trình: thu nhận vật tư thô -> chế biến thành thành phần thiết yếu cho tế bào, sản xuất những phân tử mang nguồn năng lượng và mẫu sản phẩm phụ -> giải phóng qua những con đường trao đổi chất. + Đáp ứng những kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những biến hóa về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng, di chuyển túi tiết … | |
Khác nhau | – Kích thước nhỏ – Có ở tế bào vi khuẩn – Không có hệ thống nội màng – Không có khung xương định hình tế bào | – Kích thước lớn – Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật … – Có hệ thống nội mang – Có khung xương định hình tế bào |
4. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn.
Lời giải chi tiết: Chức năng chính của lông và roi ở tế bào vi khuẩn là:
– Roi là tiên mao, khỏe, có chức năng giúp vi khuẩn có thể di chuyển.
– Với một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông (nhung mao) sẽ giúp chúng bám chắc hơn được vào bề mặt tế bào người để gây bệnh.
Câu 2: Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn.
Lời giải chi tiết: Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ chứa vật chất di truyền là một ADN dạng vòng và không được bao bọc bởi các lớp màng, có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngoài ADN ở vùng nhân, thì ở một số tế bào vi khuẩn khác còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ nằm ở tế bào chất được gọi là plasmit. Tuy nhiên plasmit không phải là vật chất di truyền có thể thay thế được ADN ở vùng nhân, nhưng cũng cần thiết cho tế bào nhân sơ.
Câu 3: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ta ưu thế gì?
Lời giải chi tiết: Với kích thước tế bào nhỏ như tế bào nhân sơ có các lợi ích với tế bào như sau:
– Tỉ lệ S/V lớn → tốc độ trao đổi chất giữa tế bào với môi trường diễn ra nhanh hơn.
– Tế bào sinh trưởng với tốc độ nhanh kết hợp với khả năng phân chia mạnh → số lượng tế bào tăng một cách nhanh chóng.
– Cấu tạo vùng nhân đơn giản giúp vi khuẩn/virus dễ dàng đột biến hình thành một chủng loại mới.
Câu 4: Thí nghiệm: Nếu loại bỏ thành tế bào của các vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó hãy cho các tế bào này vào trong các dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan bên trong tế bào thì tất cả các tế bào sẽ biến thành dạng hình cầu. Từ thí nghiệm trên, ta có thể nhận xét gì về chức năng của thành tế bào?
Lời giải chi tiết: Với kết quả thí nghiệm như trên đã chứng tỏ thành tế bào có chức năng làm cho tế bào có hình dạng nhất định. Khi có thành tế bào thì vi khuẩn sẽ có hình dạng đặc trưng, khi mất đi thành tế bào thì chúng đều biến thành hình cầu
Câu 5: Trình bày cấu tạo của thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi của tế bào nhân sơ?
Lời giải chi tiết:
Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương và Gram âm.
Bên dưới lớp thành tế bào là một lớp màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và prôtêin. Một số loại vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh…
Ngoài ra, ở một số vi khuẩn còn có lông và roi. Lông có chức năng như những thụ thể tiếp nhận các virut hoặc có thể giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp, một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.
Câu 6: Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở sinh vật nhân sơ?
Lời giải chi tiết: Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Tế bào chất gồm có hai thành phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, rARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.
Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào.
Câu 7: Sự khác nhau giữa cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
Thành tế bào của 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau ở những điểm chủ yếu sau:
Gram dương | Gram âm |
– Không có màng ngoài – Lớp peptiđôglican dày – Có axit teicoic – Không có khoang chu chất | – Có màng ngoài – Lớp peptiđôglican mỏng – Không có axit teicoic – Có khoang chu chất |
Câu 8: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Có hai loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Sinh vật nhân sơ có thể phân bố hầu như mọi nơi trên Trái Đất. Số lượng sinh vật nhân sơ có trên cơ thể người gấp hàng chục lần số lượng tế bào của cơ thể người. Tại sao các sinh vật nhân sơ lại có các đặc điểm thích nghi kì lạ đến vậy?
Lời giải chi tiết: Vi sinh vật có thể sống ở những môi trường có điều kiện sống khác nhau, kể cả những môi trường khắc nghiệt như nơi có nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp; nơi có nồng độ acid cao hoặc kiềm cao,….Bên cạnh đó, chúng còn có tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh nên có khả năng sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật rất nhanh. Vì vậy, vi sinh vật phân bố ở hầu như mọi nơi trên Trái Đất và số lượng vi sinh vật có trên cơ thể người gấp hàng chục lần số lượng tế bào của cơ thể người.
THAM KHẢO THÊM: