Mục lục bài viết
1. Đặc điểm ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay:
Thứ nhất là phần lớn quy mô chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ và rời rạc, chưa có nhiều khu chăn nuôi tập trung. Hộ chăn nuôi nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ cao, chăn nuôi nông hộ đang chiếm 65 – 70% về đầu con. Theo báo cáo của tổng cục thống kê năm 2011, số hộ nuôi lợn quy mô nhỏ (< 10 con/hộ) chiếm tới 86,4% tổng số hộ, còn gia cầm số hộ nuôi quy mộ nhỏ (< 100 con/hộ) chiếm 89,6%. Đặc điểm này là yếu tố dẫn đến những hệ lụy tiêu cực về đặc điểm của ngành chăn nuôi.
Thứ hai là kỹ thuật chăn nuôi và chế biến ở mức thấp. Do xuất phát từ chăn nuôi nông hộ nên các chủ cơ sở chưa tiếp cận nhiều với kỹ thuật chăn nuôi, con giống mới và tiên tiến. Do kỹ thuật chăn nuôi thấp nên cũng dẫn đến việc chủ động trong phòng chống dịch bệnh thấp và rủi ro trong chăn nuôi cũng rất cao. Các cơ sở giết mổ chưa tập trung và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo điều tra của LIFSAP, 70% thịt cung ra thị trưởng có chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thấp. Số lượng các cơ sở giết mổ hoạt động dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng còn hạn chế và trên thực tếcó rất nhiều cơ sở giết mổ không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và không có sự quản lý của các cơ quan chức năng. Các nguyên nhân trên dẫn đến chất lượng sản phẩm từ chăn nuôi thấp và không có
Thứ ba là không chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Theo thống kê của Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trong năm 2014 có tới hơn 80% tổng lượng thức ăn chăn nuôi hỗn hợp là nguyên vật liệu nhập khẩu.
Thứ tư là đầu ra không ổn định, giá thành cao, hiệu quả thấp. Nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài đẩy giá thành thức ăn chăn nuôi lên mức cao, cộng thêm giá cả và sức mua đầu ra không ổn định là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận từ chăn nuôi thấp.
Thứ năm là chăn nuôi lợi thế có nhiều giống đặc sản. Mỗi vùng miền của Việt Nam đều có lợi thế đặc sản riêng như: gà đồi Yên Thế, Bưởi Diễn, Bưởi Năm Roi, Cam Cao Phong… Bên cạnh đó ngành chăn nuôi còn có lợi thế là tập quán tiêu dùng thực phẩm tươi sống nên ngành chăn nuôi vẫn còn cơ hội tồn tại và phát triển.
2. Thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay:
2.1. Thuận lợi ngành chăn nuôi:
– Công nghiệp trồng trọt kết hợp chăn nuôi mang đến nhiều lợi ích thiết thực như:
+ Hiện nay, một số loại gia súc lớn như trâu, bò không chỉ nuôi lấy thịt mà còn được nông dân tận dụng sức kéo trong việc cày cấy hay vận chuyển hàng hóa.
+ Các loại gia súc, gia cầm nhỏ như gà, lợn, thủy cầm,… được tận dụng lương thực có sẵn như cỏ, giun, bèo… để nuôi, giúp tiết kiệm tối đa chi phí.
– Hình thức trang trại chăn nuôi đang có xu hướng tăng lên. Áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, hướng đến nền công nghiệp xanh bền vững.
– Nhiều mặt hàng đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như: gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa….
– Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp)
– Giống: cải tạo nhiều giống mới cho năng suất cao.
– Cơ sở về giống, dịch vụ thú ý, chế biến sản phẩm… ngày càng phát triển.
– Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
– Lao động có nhiều kinh nghiệm, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
2.2. Khó khăn ngành chăn nuôi:
Ngoài những thuận lợi, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế như:
– Hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, không liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
– Giá thành sản phẩm còn cao, chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi.
– Thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều nên giá còn cao.
– Quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ nên không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.
– Ngành chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này ra xuất khẩu. Trong khi đó, các sản phẩm từ nước ngoài lại dễ dàng nhập về Việt Nam với quy mô lớn với mức giá rẻ hơn.
– Tồn tại thực trạng thực phẩm bẩn vì muốn giảm chi phí chăn nuôi và kiếm lời nhiều hơn bằng cách dùng chất cấm để tăng trọng lượng gia súc, gia cầm, khiến khách hàng tiêu dùng e ngại việc mua và sử dụng. Dẫn đến việc sản xuất và tiêu dùng gặp nhiều khó khăn hơn.
– Doanh nghiệp thờ ơ việc quản lý con giống và kiểm soát dịch bệnh, làm kìm hãm sự phát triển của các giống vật nuôi và không cho chất lượng sản phẩm cao.
– Chủ chăn nuôi chưa có kiến thức cần thiết chế độ dinh dưỡng không phù hợp cho vật nuôi theo từng giai đoạn, dẫn đến năng suất chăn nuôi thấp.
3. Giải pháp khắc phục những khó khăn ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay:
– Mặc dù, ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng dựa trên thực trạng ngành chăn nuôi hiện tại, có thể nói nước ta vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Do đó, nhà nước và các chủ trang trại cần phải nỗ lực không ngừng để có thể phát triển một cách tốt nhất có thể.
– Với sự phát triển của khoa học, thay vì sử dụng các giải pháp truyền thống trong quản lý chăn nuôi thì doanh nghiệp nên bắt đầu ứng dụng công nghệ 4.0 vào công cuộc quản lý chăn nuôi.
Trong đó, hệ thống ERP ngành chăn nuôi đang được khá nhiều trang trại và doanh nghiệp chăn nuôi ứng dụng để tự động hóa các hoạt động trang trại như: cập nhật tình hình quản lý, tình trạng vật nuôi, đo lường và phân tích các hoạt động vật nuôi cũng như tinh giản khâu sản xuất.
– Quản lý chặt chẽ việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, đảm bảo chất lượng đúng như công bố với giá bá hợp lý, có sự kiểm soát của quản lý nhà nước về khung giá bán, về tỷ lệ chiết khấu cho đại lý, về tỷ lệ trích khấu hao nhằm hài hòa, hợp lý giá thành, giá bán thức ăn chăn nuôi theo hướng không cao hơn các nước trong khu vực có điều kiện tương tự.
– Quản lý thông tin trang trại: Chia chuồng trại theo dãy, nhóm, quản lý gia súc trong chuồng, trại.
– Quản lý sữa, thức ăn, tiêm phòng: Thống kê năng suất sữa, quản lý khẩu phần thức ăn, tiêm thuốc theo định kỳ.
– Quản lý cá thể vật nuôi: Tìm kiếm nhanh gia súc theo tên, số tai, tình trạng vật nuôi,…
– Tính giá thành chăn nuôi: tính giá thành vật nuôi theo từng giai đoạn sơ sinh, trưởng thành, sau khi đẻ,…
– Theo dõi, đo lường mọi hoạt động của trang trại: theo dõi mọi thông tin liên quan đến chuồng trại như mức độ sinh trưởng, phát triển của từng vật nuôi, phát hiện mầm bệnh,… hỗ trợ công tác quản lý cho chủ trang trại toàn diện hơn.
– Hỗ trợ nghiệp vụ kế toán: nhập xuất vật tư hàng hóa, thu chi, phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quản lý, chi phí khác, … và phân bổ các chi phí này giống như hệ thống kế toán khác.
– Bên cạnh đó, Cần chủ động khống chế dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Xây dựng thành công vùng chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn dịch bệnh đã được Bộ NN&PTNT quy hoạch và nhân thêm nhiều vùng an toàn dịch bệnh khác ở các vùng chănuôi trọng điểm, có lợi thế để chăn nuôi xuất khẩu. Kiểm tra chặt chẽ sản phẩm nhập lậu qua biên giới, có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn việc nhập lậu động vật sống và sản phẩm động vật bằng tiểu ngạch.
THAM KHẢO THÊM: