Mục lục bài viết
1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển mạnh chủ yếu do?
Câu hỏi: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh chủ yếu do:
A. khí hậu cận xích đạo , nhiều giống vật nuôi tốt
B. nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ lớn
C. lực lượng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm
D. nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao
Hướng dẫn giải: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước, ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm của vùng phát triển chủ yếu là do nguồn thức ăn phong phú từ sản xuất lương thực và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Đáp án: B
2. Tổng quan về ngành ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm:
* Chăn nuôi gia súc:
– Điều kiện phát triển:
+ Nhiều đồng cỏ.
+ Lương thực cho người được giải quyết tốt.
Tuy nhiên: Vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp.
-Tình hình phát triển và phân bố:
Các gia súc chính:
+ Đàn bò: 900.000 con (2005) được nuôi để lấy thịt, sữa trên các cao nguyên Mộc Châu, Sơn La.
+ Đàn trâu: 1.7triệu con > ½ cả nước).
+ Ngựa, dê.
+ Đàn lợn: 5.8 triệu con.
* Chăn nuôi gia cầm:
– Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu, cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.
– Chăn nuôi gia cầm có nhiều biến động.
– Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở các thành phố lớn và các địa phương có sơ sở chế biến thịt.
– Chăn nuôi gia cầm tập chung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Chăn nuôi giúp cung cấp thức ăn từ động vật cho:
A. Gia súc
B. Gia cầm
C. Vật nuôi
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 2. Gia súc được chăn nuôi chủ yếu ở đâu?
A. Bắc Trung Bộ
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 3: Nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay là từ
A. chăn nuôi lợn và gia cầm.
B. chăn nuôi gia cầm.
C. chăn nuôi trâu.
D. chăn nuôi bò.
Đáp án: A
Giải thích: Lơn và gia cầm là nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta
hiện nay.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi gia cầm ở
nước ta hiện nay:
A. Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
B. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn.
C. Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh.
D. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.
Đáp án D
Giải thích: – Hiện nay, sản phẩm thịt gia cầm ở nước ta chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu
thụ trong nước, đặc biệt ở các vùng đồng bằng.
– Sản phẩm ngành gia cầm chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất
khẩu (đây là khó khăn chung của ngành chăn nuôi hiện nay)
=> Nhận xét: Sản phẩm chủ yếu của gia cầm là để xuất khẩu ra nước ngoài
Câu 5: Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là
do
A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt.
B. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng.
C. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển.
D. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
Đáp án: D
Giải thích: Gia cầm là nguồn cung cấp thịt chủ yếu ở nước ta
=> Thị trường tiêu thụ lớn sẽ có tác động thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Câu 6. Loài gia súc được nuôi phổ biến để lấy thịt và lấy sữa trên thế giới là
A. lợn.
B. dê.
C. bò.
D. trâu.
Đáp án: C
Giải thích: Bò loài gia súc được nuôi phổ biến để lấy thịt và lấy sữa trên thế giới hiện nay. Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kì, Pa-ki-xtan, Trung Quốc,…
Câu 7. Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi được cung cấp bởi
A. sản phẩm của ngành thuỷ sản.
B. sản phẩm của ngành trồng cây công nghiệp.
C. các đồng cỏ tự nhiên.
D. sản phẩm của ngành trồng cây lương thực.
Đáp án: D
Giải thích: Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi được cung cấp bởi sản phẩm của ngành trồng cây lương thực.
Câu 8. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ vào
A. kinh nghiệm trong sản xuất.
B. giống cây trồng, vật nuôi nhiều.
C. công nghiệp chế biến thức ăn.
D. điều kiện khí hậu, nguồn nước.
Đáp án: C
Giải thích: Hiện nay, cơ sở nguồn thức ăn chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ cải tạo đồng cỏ tự nhiên, phát triển cỏ trồng, nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp,…
Câu 9. Lợn thường được nuôi nhiều ở các vùng
A. trung du và miền núi, các vùng có dân số thưa.
B. trọng điểm công nghiệp, các khu vực ven biển.
C. xung quanh nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
D. thâm canh lương thực và vùng ngoại thành.
Đáp án: D
Giải thích: Lợn thường được nuôi nhiều ở các vùng thâm canh lương thực và vùng ngoại thành do có nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam.
Câu 10. Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp không phải là do
A. cơ sở thức ăn không ổn định.
B. cơ sở vật chất – kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế.
C. thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng.
D. công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.
Đáp án: C
Giải thích: Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp là do cơ sở thức ăn không ổn định, cơ sở vật chất – kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế và công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.
Câu 11. Các vật nuôi nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?
A. Bò, lợn, dê.
B. Lợn, cừu, dê.
C. Trâu, dê, cừu.
D. Gà, lợn, cừu.
Đáp án: B
Giải thích:
Gia súc nhỏ gồm có dê, cừu, lợn.
– Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,…
– Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ,…
– Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kì, Tây Ban Nha, Việt Nam.
Câu 12. Loại nào sau đây thuộc gia súc lớn?
A. Dê.
B. Lợn.
C. Trâu.
D. Cừu.
Đáp án: C
Giải thích: Gia súc lớn gồm có trâu, bò, ngựa. Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a,…
Câu 13. Loài vật nuôi quan trọng nhất trong nhóm gia cầm là
A. vịt.
B. gà.
C. ngan.
D. chim cút.
Đáp án: B
Giải thích: Loài vật nuôi quan trọng nhất trong nhóm gia cầm là gà. Vật nuôi này có mặt ở tất cả các nước trên thế giới để cung cấp thịt, trứng cho bữa ăn hằng ngày, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
Câu 14. Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào
A. cơ sở thức ăn.
B. thị trường tiêu thụ.
C. con giống.
D. hình thức chăn nuôi.
Đáp án: A
Giải thích: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn. Hiện nay, cơ sở nguồn thức ăn chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ cải tạo đồng cỏ tự nhiên, phát triển cỏ trồng, nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp,…
Câu 15. Hình thức chăn nuôi phù hợp với nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là
A. chăn nuôi công nghiệp.
B. chăn nuôi chuồng trại.
C. chăn nuôi nửa chuồng trại.
D. chăn thả.
Đáp án: A
Giải thích: Hình thức chăn nuôi phù hợp với nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là chăn nuôi công nghiệp. Trong nền nông nghiệp hiện đại, hình thức chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến và phát triển theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, trứng, nguyên liệu cho ngành dệt may,…).
Câu 16. Vai trò nào sau đây không phải của ngành chăn nuôi?
A. Làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
B. Cung cấp cho con người các sản phẩm có dinh dưỡng.
C. Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho con người.
D. Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.
Đáp án: C
Giải thích:
Vai trò của ngành chăn nuôi là
– Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.
– Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.
– Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
– Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.
– Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Câu 17. Loại nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?
A. Trâu.
B. Gà.
C. Dê.
D. Bò.
Đáp án: C
Giải thích: Gia súc nhỏ gồm có dê, cừu, lợn. Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,…
Câu 18. Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là
A. chăn thả.
B. tập trung công nghiệp.
C. chuồng trại.
D. bán chuồng trại.
Đáp án: B
Giải thích: Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là tập trung công nghiệp.
Câu 19. Loại vật nuôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới là
A. Gà.
B. Cừu.
C. Lợn.
D. Bò.
Đáp án: A
Giải thích: Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt,… phân bố rộng rãi ở nhiều nước.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng với các thay đổi của chăn nuôi trong nền nông nghiệp hiện đại?
A. Từ nửa chuồng trại, chuồng trại đến công nghiệp.
B. Từ chăn thả sang nửa chuồng trại rồi chuồng trại.
C. Từ lấy thịt, sữa, trứng đến lấy sức kéo, phân bón.
D. Từ đa canh, độc canh tiến đến chuyên môn hoá.
Đáp án: C
Giải thích: Hình thức chăn nuôi trên thế giới khá đa dạng như chăn nuôi chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại, chăn nuôi chuồng trại và chăn nuôi công nghiệp. Trong nền nông nghiệp hiện đại, hình thức chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến và phát triển theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, trứng, nguyên liệu cho ngành dệt may,…).
THAM KHẢO THÊM: