Từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868, tình hình chính trị ở Nhật Bản có nhiều biến động nổi bật trong số đó là mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, chế độ Mạc Phủ bắt đầu suy yếu và bị khủng hoảng. Vậy đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia?
A. Độc lập, có chủ quyền và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
B. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến và lệ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp.
C. Độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
D. Có nền sản xuất công nghiệp đứng đầu châu Á và thứ hai thế giới (sau Mỹ)
Đáp án: C. Độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
2. Tình hình chính trị ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868:
Từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868, tình hình chính trị ở Nhật Bản vẫn chưa có nhiều sự thay đổi, giai đoạn này Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Nhà vua, được tôn là Thiên hoàng, vẫn giữ vị thế tối cao, nhưng quyền lực thực tế nằm trong tay các quan tướng và dòng dõi Samurai.
Trải qua những biến động trong nội bộ, xã hội Nhật Bản đối diện với những thách thức nghiêm trọng. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, chế độ Mạc Phủ bắt đầu suy yếu và bị khủng hoảng. Trong khi đó, áp lực từ các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là Mỹ, ngày càng gia tăng. Họ sử dụng quân sự và áp đặt yêu sách để ép buộc Nhật Bản “mở cửa” thị trường.
Trong bối cảnh này, vào giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản đứng trước một lựa chọn khó khăn: tiếp tục theo đuổi con đường bảo thủ, duy trì chế độ phong kiến truyền thống và chịu sự xâm lược từ các nước đế quốc; hoặc canh tân, đổi mới, cải cách để đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế và xã hội phương Tây.
3. Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng liên quan:
Câu 1. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Nhật Bản ở giữa thế kỉ XIX?
A. Chế độ Mạc phủ Tôkugaoa lâm vào khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
B. Các công ti độc quyền như Mítxưi, Mitsubisi,.. xuất hiện ở Nhật Bản.
C. Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.
D. Chế độ phong kiến Nhật Bản phát triển đến đỉnh cao.
Đáp án: A
Câu 2. Dưới chế độ Mạc phủ, mầm mống kinh tế nào phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản?
A. Phong kiến.
B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Tư bản chủ nghĩa.
D. Cộng sản chủ nghĩa.
Đáp án: C
Câu 3. Từ thế kỉ XIX, tầng lớp giàu có nhưng không có quyền lực về chính trị ở Nhật Bản là
A. quý tộc phong kiến.
B. tư sản mại bản.
C. tư sản công thương.
D. nông dân.
Đáp án: C
Câu 4. Cuộc Cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản còn được gọi là
A. cuộc đảo chính chế độ Mạc phủ.
B. cuộc Duy tân Minh Trị.
C. cuộc cách mạng Minh Trị.
D. cuộc canh tân Minh Trị.
Đáp án: B
Câu 5. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh trên những lĩnh vực nào để giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng?
A. Quân sự, chính trị.
B. Kinh tế, chính trị, quân sự.
C. Kinh tế và quốc phòng.
D. Quốc phòng và an ninh quốc gia.
Đáp án: B
Câu 6. Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian:
1. Chiến tranh Trung – Nhật.
2. Chiến tranh Nga – Nhật.
3. Chiến tranh xâm lược Đài Loan.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 3, 1.
B. 2, 1, 3.
C. 3, 2, 1.
D. 3, 1, 2.
Đáp án: D
Câu 7. Vào thế kỉ XIX, ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật Bản kí hiệp ước bất bình đẳng?
A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.
B. Anh, Pháp, Đức, Áo.
C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Nga, Đức.
Đáp án: D
Câu 8. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Thiên hoàng Minh Trị đã
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. thiết lập chế độ Mạc phủ mới.
Đáp án: B
Câu 9. Tháng 1-1868, diễn ra sự kiện nổi bật ở Nhật Bản là
A. chế độ Mạc phủ bị sụp đổ.
B. cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu.
C. Nhật Bản mở cửa cho các nước phương Tây vào buôn bán.
D. Nhật Bản tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Đáp án: B
Câu 10. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực
A. chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. chính trị, quân sự, văn hoá – giáo dục và ngoại giao.
C. chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá – giáo dục.
D. kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Đáp án: C
Câu 11. Hiến pháp năm 1889 quy định Nhật Bản theo thể chế
A. quân chủ lập hiến.
B. quân chủ chuyên chế.
C. tư sản đại nghị.
D. cộng hòa liên bang.
Đáp án: A
Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Nhật Bản trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?
A. Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng.
B. Xuất hiện các công ty độc quyền.
C. Chính quyền đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
D. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc phủ diễn ra mạnh mẽ.
Đáp án: D
Câu 13. Đến giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn thuẫn xã hội ở Nhật Bản trở nên gay gắt chủ yếu vì
A. sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ.
B. áp lực của các nước phương Tây đòi Nhật phải mở cửa.
C. sự chống đối của quần chúng nhân dân đối với chế độ Mạc phủ.
D. chế độ Mạc phủ chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Đáp án: A
Câu 14. Khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng (giữa thế kỉ XIX), Chính phủ Nhật Bản đã chọn con đường
A. tiếp tục duy trì chế độ Mạc phủ.
B. cải cách đất nước để thoát khỏi khủng hoảng.
C. xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.
D. phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
Đáp án: B
Câu 15. Cuộc Cải cách Minh Trị (1868) không chỉ đưa nước Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược mà còn
A. đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa ở châu Á.
B. xóa bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến ở Nhật Bản.
C. giúp Nhật giữ vững được phần nào độc lập dân tộc.
D. đưa nước Nhật trở thành cường quốc trên thế giới.
Đáp án: A
Câu 16. Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm
A. đưa Nhật Bản ngang tầm với Tây Âu.
B. xóa bỏ toàn bộ chế độ phong kiến lâu đời ở Nhật Bản.
C. tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển.
D. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
Đáp án: D
Câu 17. Để xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây, Thiên hoàng Minh Trị đã tuyên bố
A. xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu.
B. thành lập một nhà nước phong kiến mới.
C. thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới.
D. thủ tiêu chế độ Mạc phủ thành lập chế độ cộng hòa.
Đáp án: C
Câu 18. Đến giữa thế kỉ XIX, ở Nhật Bản vẫn tồn tại chế độ
A. quân chủ lập hiến.
B. cộng hòa.
C. quân chủ chuyên chế.
D. dân chủ tư sản.
Đáp án: C
Câu 19. Năm 1901, Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập dưới sự lãnh đạo của
A. Ganđi.
B. Nêru.
C. Cataiama Xen.
D. Sôgun.
Đáp án: C
Câu 20. Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản mang đặc điểm của
A. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Đáp án: D