Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nền kinh tế các nước Tây Âu bắt đầu phục hồi từ đống đổ nát của cuộc chiến khốc liệt, một xu hướng đáng chú ý ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực. Vậy quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì sao?
Mục lục bài viết
1. Quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì?
A. Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
B. Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mỹ.
C. Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mỹ và Nhật Bản.
D. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên kết chặt chẽ để cạnh tranh với Tây Âu.
Đáp án: B. Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mỹ.
2. Quá trình hình thành và phát triển sự liên kết giữa các nước Tây Âu:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nền kinh tế các nước Tây Âu bắt đầu phục hồi từ đống đổ nát của cuộc chiến khốc liệt, một xu hướng đáng chú ý ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
Bước đầu tiên trong quá trình này là sự ra đời của “Cộng đồng Than – Thép châu Âu” vào tháng 4 năm 1951. Đây là một bước quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa sáu nước: Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Sự hợp tác này sau đó tiếp tục mở rộng với việc thành lập “Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu” vào tháng 3 năm 1957, và sau đó là “Cộng đồng Kinh tế châu Âu”. Tháng 7 năm 1967, ba cộng đồng trên được hợp nhất thành Cộng đồng Châu Âu (EC).
Đỉnh điểm của quá trình hình thành này diễn ra vào tháng 12 năm 1991, khi các nước thành viên của EC họp hội nghị cấp cao tại Maxtrich và thông qua hai quyết định quan trọng. Đó là xây dựng thị trường chung với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, cùng với việc thực hiện đồng tiền chung duy nhất – EURO. Ngày 1 tháng 1 năm 1999, EURO chính thức được phát hành và một liên minh chính trị bắt đầu hình thành, mở ra hướng đi mới về chính sách đối ngoại và an ninh, đồng thời tiến tới một tương lai với một nhà nước chung.
Năm 1993, Cộng đồng Châu Âu được đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU), trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. Với dân số 320 triệu người có trình độ khoa học và kĩ thuật cao, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế mạnh mẽ và một thị trường chung đồng nhất. Điều này đã mở ra cánh cửa cho một liên minh kinh tế và chính trị hoàn toàn thống nhất châu Âu, một mục tiêu mà các nước thành viên của EU hy vọng sẽ thực hiện trong tương lai. Đến năm 2004, số lượng thành viên của EU đã tăng lên 25 nước, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình mở rộng và phát triển của liên minh này.
3. Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Sự liên kết giữa các nước Tây Âu đã trở thành một đặc điểm đáng chú ý trong bức tranh chính trị và kinh tế của khu vực này, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Liên minh châu Âu (EU) – một khối liên minh chặt chẽ giữa nhiều quốc gia Tây Âu, đã mang lại nhiều thành tựu về kinh tế và chính trị. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến quá trinhg liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ:
– Trong thời gian dài trước khi EU được hình thành, các nước Tây Âu đã có mối liên hệ mật thiết với nhau thông qua nền văn minh chung và mối quan hệ kinh tế. Sự hợp tác và giao thương giữa các quốc gia đã làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác để mở rộng thị trường, tăng cường sức mạnh kinh tế. Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai và dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, sự hợp tác đã trở nên càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Không chỉ là vấn đề kinh tế, sự liên kết cũng giúp các nước Tây Âu tăng cường niềm tin lẫn nhau trong các vấn đề chính trị, khắc phục những nghi ngờ và chia rẽ đã từng xuất hiện trong lịch sử.
– Một nguyên nhân khác là sự cần thiết của việc mở rộng thị trường và phát triển kinh tế. Sau khi phục hồi từ Chiến tranh, các nền kinh tế Tây Âu đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ và muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. Họ nhận ra rằng việc hợp tác và liên kết sẽ giúp họ cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế, đặc biệt là đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ.
Từ những động lực này, các nước Tây Âu đã dần dần hình thành một mô hình hợp tác sâu rộng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của EU. Sự liên kết này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thể hiện sự đoàn kết và sức mạnh chung của khu vực Tây Âu trong bối cảnh thế giới ngày nay.
4. Câu hỏi vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1. Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì?
A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
B. Liên minh châu Âu.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D. Cộng đồng châu Âu.
Đáp án: A
Câu 2. Năm 1975, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki do
A. kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. bức tường Béc lin đã sụp đổ.
C. Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
D. tác động của sự hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ.
Đáp án: D
Câu 3. Sở dĩ nói Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới giai đoạn 1950 đến 1970 là vì
A. Tây Âu có trình độ kinh tế, kỹ thuật đứng đầu thế giới.
B. Tây Âu có quan hệ hợp tác về kinh tế rộng rãi.
C. Tây Âu có trình độ khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
D. Tây Âu là nơi tập trung các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Đáp án: C
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là
A. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.
B. tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa.
C. chỉ liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. liên minh chặt chẽ với Nhật Bản.
Đáp án: B
Câu 5. Trong quan hệ đối ngoại hiện nay, quốc gia nào ở Tây Âu là nước duy nhất còn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ?
A. Pháp.
B. Anh.
C. Italia.
D. Đức.
Đáp án: B
Câu 6. Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ những năm 50 của thế kỉ XX đến năm 2000 là
A. đều là trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.
B. đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
C. đều là siêu cường kinh tế của thế giới.
D. đều chịu sự cạnh tranh các nước xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: A
Câu 7. Việt Nam có thể học tập được gì từ bài học phát triển kinh tế của Tây Âu?
A. Vay mượn vốn đầu từ từ bên ngoài
B. Quan hệ mật thiết với Mỹ để nhận viện trợ.
C. Tranh thủ mua nguyên liệu giá rẻ từ châu Âu
D. Áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất
Đáp án: D
Câu 8. Mục đích của các nước Tây Âu khi nhận viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hồi phục, phát triển kinh tế.
B. trở thành Đồng minh duy nhất của Mỹ.
C. để xâm lược các quốc gia khác.
D. muốn cạnh tranh với Liên Xô.
Đáp án: A
Câu 9. EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào:
A. Năm 1989
B. Năm 1990
C. Năm 1995
D. Năm 1996
Đáp án: B
Câu 10. Mốc đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU) là:
A. các nước thành viên ký Định ước Henxinki (1975).
B. đồng tiền Euro được phát hành (1999).
C. kết nạp thêm 10 nước Đông Âu.
D. các nước thành viên kí Hiệp ước Maxtrich (1991).
Đáp án: D
Câu 11. Cộng đồng châu Âu ra đời trên cơ sở hợp nhất các tổ chức nào?
A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu
B. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu
C. Cộng đồng than – thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu
D. Cộng đồng than – thép châu Âu, cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, cộng đồng kinh tế châu Âu
Đáp án: D
Câu 12. Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là
A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
B. Liên minh châu Âu.
C. Cộng đồng than – thép châu Âu.
D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
Đáp án: A
Câu 13. Nội dung nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.
B. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.
C. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước.
D. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.
Đáp án: B
Câu 14. Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?
A. 10 nước
B. 25 nước
C. 27 nước
D. 29 nước
Đáp án: C