Trồng trọt và chăn nuôi là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy. Từ công cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn. Vậy ý nghĩa to lớn này cụ thể là gì. Mời các bạn tham khảo bài viết Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi là gì?
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi là gì?
Trồng trọt và chăn nuôi là những phát minh quan trọng của người nguyên thủy. Từ công cụ sản xuất đến việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa to lớn:
– Con người chủ động tạo ra lượng lương thực, thực phẩm cần thiết, vượt qua được thời kì hoàn toàn dựa vào thiên nhiên (hái lượm, săn bắt) để bước sang thời kì mới – chủ động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi nguồn thức ăn đầy đủ đồng nghĩa với đời sống vật chất của con người được cải thiện, nâng cao.
– Việc con người nguyên thủy chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi đã giúp con người sống định cư lâu dài, tạo ra nguồn thức ăn ổn định. Đồng thời là cơ sở để hình thành xã hội phụ hệ (vì hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đòi hỏi sức lao động lớn của người đàn ông hơn người phụ nữ).
– Chủ động hơn trong sản xuất và sinh hoạt.
– Không bị lệ thuộc vào tự nhiên, nơi sinh sống ổn định.
– Người nguyên thủy ko cần phải đi đâu xa để kiếm thức ăn mà có thể tự tạo ra nguồn thức ăn đủ cho mọi người, người nguyên thủy sẽ có thể dựng tạo một nơi cư trú. Khi người nghuyên thủy bắt đầu trồng trọt thì dẫn đến sự xuất hiện của kim loại, kim loại dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy,xã hội có giai cấp.
2. Những khó khăn của ngành trồng trọt và chăn nuôi ở nước ta hiện nay:
2.1. Khó khăn ngành chăn nuôi:
Ngoài những thuận lợi, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế như:
– Hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, không liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
– Giá thành sản phẩm còn cao, chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi.
– Thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều nên giá còn cao.
– Quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ nên không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.
– Ngành chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này ra xuất khẩu. Trong khi đó, các sản phẩm từ nước ngoài lại dễ dàng nhập về Việt Nam với quy mô lớn với mức giá rẻ hơn.
– Tồn tại thực trạng thực phẩm bẩn vì muốn giảm chi phí chăn nuôi và kiếm lời nhiều hơn bằng cách dùng chất cấm để tăng trọng lượng gia súc, gia cầm, khiến khách hàng tiêu dùng e ngại việc mua và sử dụng. Dẫn đến việc sản xuất và tiêu dùng gặp nhiều khó khăn hơn.
– Doanh nghiệp thờ ơ việc quản lý con giống và kiểm soát dịch bệnh, làm kìm hãm sự phát triển của các giống vật nuôi và không cho chất lượng sản phẩm cao.
– Chủ chăn nuôi chưa có kiến thức cần thiết chế độ dinh dưỡng không phù hợp cho vật nuôi theo từng giai đoạn, dẫn đến năng suất chăn nuôi thấp.
2.2. Khó khăn ngành trồng trọt:
Khó khăn trong trồng trọt bao gồm:
– Sâu bệnh phá hoại cây trồng.
– Thời tiết thất thường như rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến cây trồng.
– Hạn hán, lũ lụt.
– Giá thành nông sản.
– Sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư.
– Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp.
– Đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh.
– Thiên tai, thời tiết diễn biến thất thường.
3. Bài tập liên quan kèm lời giải:
Câu 1: Các hoạt động từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt và chăn nuôi của người nguyên thuỷ diễn ra như thế nào?
– Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả. Đàn ông săn bắt thú rừng.
– Qua hái lượm, người nguyên thuỷ phát hiện những hạt ngũ cốc, những loại rau quả có thể trồng được. Từ săn bắn, người nguyên thủy dần phát hiện những con vật có thể thuần dưỡng và chăn nuôi.
– Cùng với sự phát triển của công cụ đá mài, trồng trọt, chăn nuôi và thuần dưỡng động vật, người nguyên thủy bắt đầu đời sống định cư.
Câu 2: Những điểm mới về đời sống vật chất của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long?
Trả lời:
– Về công cụ lao động: từ kĩ thuật ghè đẽo thô sơ, con người đã biết mài nhẵn đá, tạo ra nhiều công cụ lao động sắc bén, dễ làm. Ngoài ra còn dùng các nguyên liệu khác như tre, gỗ, xương, sừng để làm công cụ.
– Về cách sản xuất: xuất hiện nhiều nghề mới: từ săn bắt hái lượm đã chuyển sang săn bắn, biết trồng trọt chăn nuôi nguyên thủy và làm đồ gốm.
– Về nơi ở: ngoài hang động, mái đã, Người tinh khôn còn biết làm các túp lều lợp cỏ, lá cây để ở và có cuộc sống ổn định hơn.
Câu 3: Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?
Trả lời:
– Việc làm công cụ bằng đá là lấy từ những hòn đá cuội ven suối đem ghè đèo thành công cụ phục vụ đời sống con người.
– Việc làm đồ gốm là một phát minh quan trọng vì phát hiện được đất sét. Qua quá trình nhào nặn thành các đồ đựng, con người đem nung cho khô cứng, sau đó mới có thể sử dụng.
Câu 4: Điểm mới trong lao động sản xuất của thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là gì?
Trả lời: Điểm mới trong lao động sản xuất của thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long là người nguyên thủy đã biết trồng trọt và chăn nuôi. Họ tự nuôi trồng và canh tác rau củ quả phục vụ cho đời sống con người,từ đây nguồn thức ăn ngày càng tăng lên. Ngoài cây củ kiếm được, họ còn trồng rau, đậu, bầu, bí… Ngoài thú rừng săn được, họ còn nuôi thêm chó, lợn.
Câu 5: Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì?
Trả lời:
– Người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long không chỉ biết lao động mà còn biết làm nhiều đồ trang sức để làm đẹp.
– Tình cảm trong quan hệ thị tộc: tình mẹ con, anh em ngày càng gắn bó.
– Họ biết tín ngưỡng, biết chôn công cụ lao động theo người chết.
Câu 6: Ở thời kì đầu, người nguyên thủy sống như thế nào ?
Trả lời : Họ sống theo bầy đàn, đi lang thang khắp khu rừng nọ đến khu rừng kia để tìm kiếm thức ăn, ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều bằng cành cây…họ có thể ăn những đồ ăn ngay tại khu rừng.
Câu 7: Điểm mới về tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long ?
Trả lời : Tổ chức bầy người nguyên thủy được thay thế bằng tổ chức thị tộc. Họ sống thàng từng nhóm theo quan hệ huyết thống (cùng dòng máu), tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ, đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.
– Trong thị tộc có sự phân công lao động rõ ràng, con người sống định cư lâu dài, có nơi sinh sống.
Câu 8: Việc khắc hình mặt người có sừng trên vách hang nói lên điều gì?
Trả lời:
Những hình khắc trên vách đá ở hang Đồng Nội tuy đơn giản nhưng thể hiện được tín ngưỡng thờ vật tổ của những cư dân nguyên thủy ở đây . Vật tổ của họ có thể là một động vật ăn cỏ, có thể là hươu hoặc trâu, bò vì trên mặt người có sừng. Qua hình khắc, chúng ta biết thêm được một hình thức tín ngưỡng của người nguyên thủy trên đất nước ta.
Câu 9: Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?
Trả lời: Người nguyên thủy có tập tục “ chôn công cụ sản xuất theo người chết”. Theo em thấy, việc người xưa chôn công cụ theo người chết đều có những lí do của họ. Bởi theo người xưa quan niệm rằng: Chết là chuyển sang một thế giới mới mà ở đó con người vẫn phải lao động để sinh sống. Vì thế cần phải có công cụ lao động để sản xuất. Do đó, người xưa thường chôn công cụ sản xuất theo người chết.
Câu 10: Theo em, sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ nói trên có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ có ý nghĩa:
– Chứng tỏ trình độ chế tác đá của người nguyên thủy đã đạt đến độ tinh xảo.
– Con người đã biết chế tạo và sử dụng đồ trang sức để làm đẹp cho bản thân, chất lượng cuộc sống đã được nâng cao hơn.