CH≡C–CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH3 + NH4NO3 - đây là một phản ứng thế bởi ion kim loại (không phải phải ứng tráng bạc). Dưới đây là bài viết về CH≡C–CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH3 + NH4NO3 đã được chúng tôi biên soạn đầy đủ kiến thức lý thuyết và bài tập trắc nghiệm và tự luận cho các bạn học sinh luyện tập, mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phương trình phản ứng propin tác dụng với AgNO3/NH3:
HC≡C-CH3″>HC≡C-CH3 + NH3 + AgNO3 → NH4NO3 + AgC≡C-CH3″>AgC≡C-CH3↓
– Đây là phản ứng thế bởi ion kim loại (không phải phản ứng tráng bạc).
– Có kết tủa vàng xuất hiện; kết tủa là AgC≡C-CH3″>AgC≡C-CH3.
– Cách tiến hành phản ứng propin tác dụng với AgNO3/NH3: Sục khí propin vào ống nghiệm có chứa dung dịch AgNO3/NH3.
2. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng propin tác dụng với AgNO3/NH3:
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
HC≡C-CH3″>HC≡C-CH3 + NH3 + AgNO3 → NH4NO3 + AgC≡C-CH3″>AgC≡C-CH3↓
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
HC≡C−CH3+NH3+ Ag++NO3−→ NH4++NO3−+AgC≡C−CH3↓”>
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế.
3. Mở rộng về phản ứng thế bằng ion kim loại:
– Sục khí axetilen vào dung dịch bạc nitrat trong amoniac, thấy có kết tủa vàng nhạt.
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3
a) Trước khi sục khí C2H2.
b) Sau khi sục khí C2H2.
Kết luận:
– Nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon liên kết ba đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử hiđro khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại.
– Các ank-1-in khác như propin, but-1-in, … cũng có phản ứng tương tự axetilen.
⇒ Tính chất này được dùng để phân biệt ank-1-in với anken và các ankin khác.
4. Bài tập vận dụng liên quan:
Câu 1: Số đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 không tác dụng với dung dịch chứa AgNO3/NH3 là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 2: X có thể tham gia cả 4 phản ứng. Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3. X là
A. etan
B. etilen
C. axetilen
D. but-2-in
Câu 3: Để phân biệt but-1-in và but-2-in người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch hỗn hợp KMnO4 + H2SO4
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch Br2
D. Dung dịch HCl
Câu 4: Dẫn 17,4 gam hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là
A. C3H4 (80%) và C4H8 (20%)
B. C3H4 (25%) và C4H6 (75%)
C. C3H4 (75%) và C4H6 (25%)
D. C3H4 (20%) và C4H6 (80%)
Câu 5: Cho 3,36 lít khí ankin X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C4H6
B. C2H2
C. C4H4
D. C3H4.
Câu 6: Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm axetilen và ankin X có tỉ lệ mol 1:1 vào dung dịch chứa AgNO3 dư trong NH3 thu được 19,35 gam kết tủa. Công thức của ankin X là gì?
Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là
A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2
B. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4
C. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2
D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4
Câu 8: hỗn hợp X gồm hidro và một hidrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hidrocacbon là
A. C3H6
B. C4H6
C. C3H4
D. C4H8
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là?
Câu 10: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn
A. 5
B. 4
C. 6
D. 2
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm C2H2, C3H4 và C4H8 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,08 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp A như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng kết tủa thu lớn hơn 3 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H8 trong A lần lượt là bao nhiêu?
Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm hidro và một hidrocacbon. Nung nóng 14,4 lít hỗn hợp ở điều kiện tiêu chuẩn có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,2 và Y có khả năng làm mất dung dịch brom. Công thức phân tử của hidrocacbon là chất nào?
Câu 13: Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm axetilen và ankin X có tỉ lệ mol 1: 1 vào dung dịch chứa AgNO3 dư trong NH3 thu được 20 gam kết tủa. Công thức của ankin X là?
Câu 14: Cho 3,2 lít khí ankin X ở điều kiện tiêu chuẩn phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là bằng bao nhiêu?
Câu 15: Hỗn hợp X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12 gam và thể tích 6,2 lít ở điều kiện tiêu chuẩn. Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là bằng bao nhiêu
Câu 16: Sục khí X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được kết tủa màu vàng nhạt. Khí X là chất nào?
Câu 17: Sục 0,672 lít khí propin qua 100 ml AgNo3 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là bằng bao nhiêu?
Câu 18: Sục 0,62 lít khí propin qua 100 ml AgNO3 0,1M. Khối lượng muối thu được bao nhiêu gam?
Câu 19: Dẫn 16,8 gam hỗn hợp khí X gồm propin và but – 2 – in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,2 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là bao nhiêu phần trăm.
Câu 20: Cho 3,3 lít khí ankin X ở điều kiện tiêu chuẩn phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 32 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là chất nào?
Câu 21: Cho X có thể tham gia cả 4 phản ứng. Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hidro xúc tác Ni, nhiệt độ, phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3. X là chất nào?
Câu 22: Cho 14 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 45 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo để thỏa mãn điều kiện.
Câu 23: Cho 3,2 gam hỗn hợp muối natri của hai halogen liên tiếp tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 6,63 gam kết tủa. Hai halogen kế tiếp là?
Câu 24: Một hỗn hợp ba muối NaF, NaCl, NaBr nặng 5,2 gam hòa tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,2 gam muối khan. Lấy một nửa lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305 gam kết tủa. Viết các phương trình xảy ra và tính thành phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 25: Có hỗn hợp gồm hai muối NaCl và NaBr. Khi cho dung dịch AgNO3 vừa đủ vào hỗn hợp trên người ta thu được lượng kết tủa bằng khối lượng AgNO3 tham gia phản ứng. Tìm % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 26: Cho 400 ml một dung dịch có hòa tan 5,2 gam NaCl tác dụng với 100 ml dung dịch có hòa tan 34 gam AgNO3 người ta thu được một kết tủa và nước lọc.
a. Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
b. Tính nồng độ mol chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thể thay đổi đáng kể.