Đọc truyện ngắn “Làng” của Kim Lân người đọc vô cùng ấn tượng về nhân vật ông Hai - Một người dân hiền lành, cần cù, chăm chỉ, chất phác và có tình yêu dành mãnh liệt. Dưới đây là bài viết về Dàn ý Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng hay nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nâng cao hơn nữa kỹ năng kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng hay nhất:
Mở bài
Giới thiệu bản thân: Tôi là ông Hai, một người nông dân nghèo ở làng Chợ Dầu.
Giới thiệu về làng Chợ Dầu: Đây là một làng quê nghèo nhưng giàu truyền thống yêu nước.
Nêu tình cảm của ông Hai dành cho làng Chợ Dầu: Ông yêu làng tha thiết, tự hào về làng, luôn muốn mọi người biết về làng mình.
Thân bài
– Khi nghe tin làng theo giặc:
Bối rối, bàng hoàng, không tin vào tai mình.
Vội vã chạy đi hỏi khắp nơi, mong tìm được tin khác.
Khi biết tin là thật, ông Hai vô cùng đau đớn, tủi hổ.
– Những ngày sau khi nghe tin:
Ông Hai luôn sống trong tâm trạng day dứt, khổ đau.
Ông không dám đi đâu, không dám gặp ai vì sợ bị người ta đàm tiếu, xa lánh.
Ông luôn tự xưng mình là “còn cái tai này, tao chỉ nghe nói làng Chợ Dầu theo giặc”.
– Khi nghe tin làng Chợ Dầu giải phóng:
Ông Hai sung sướng, vui sướng như được sống lại.
Ông chạy đi khoe tin với mọi người, kể lại những ngày tháng đau khổ khi làng theo giặc.
Ông lại trở về với cuộc sống bình thường, yêu làng, yêu nước hơn bao giờ hết.
Kết bài
Khẳng định lại tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
Liên hệ bản thân: Tôi cũng là một người nông dân, cũng yêu làng quê của mình như ông Hai. Tôi luôn mong muốn làng quê mình ngày càng giàu đẹp, trù phú.
2. Dàn ý Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng ấn tượng nhất:
Mở bài
Giới thiệu bản thân: Tôi là ông Hai, một người nông dân nghèo ở làng Chợ Dầu.
Nêu hoàn cảnh sống: Tôi phải rời quê hương đi tản cư, nhưng lòng luôn nhớ về làng.
Thân bài
– Tâm trạng khi nghe tin làng theo giặc:
Bất ngờ, đau đớn, sững sờ.
Tủi hổ, xấu hổ, không dám đối mặt với mọi người.
Lòng đau như cắt, tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi.
– Hành động sau khi nghe tin làng theo giặc:
Đi về nhà, cố giấu nỗi đau trong lòng.
Không dám nghe ngóng tin tức về làng.
Tối đến, đi ra ngoài đầu làng, ngồi ôm mặt khóc nức nở.
– Tâm trạng khi nghe tin cải chính:
Vui mừng, sung sướng, hả hê.
Vội vàng chạy đi thông báo cho mọi người.
Đi đâu cũng khoe làng mình không theo giặc.
Kết bài
Nêu suy nghĩ của bản thân:
Tình yêu làng của ông Hai là một tình yêu chân thành, sâu sắc.
Tình yêu làng ấy gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến.
Mở bài
– Giới thiệu bản thân: Tôi là ông Hai, một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu.
– Giới thiệu hoàn cảnh: Tôi và gia đình đang phải tản cư vì chiến tranh.
– Giới thiệu tình yêu làng quê: Tôi yêu làng Chợ Dầu tha thiết, như máu thịt của mình.
Thân bài
– Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
Tâm trạng: Cổ nghẹn đắng, da mặt tê rân rân, giọng lạc hẳn đi, cúi gằm mặt xuống như thất thể.
Hành động: Về nhà nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra, nắm chặt tay và rít lên.
– Khi nghe tin làng Chợ Dầu được giải phóng:
Tâm trạng: Vui mừng, sung sướng, hả hê.
Hành động: Vui sướng, sung sướng, hả hê.
Kết bài
– Tình yêu làng quê của ông Hai: Tha thiết, sâu sắc, không gì có thể thay đổi.
– Ý nghĩa của truyện: Truyện ca ngợi tình yêu làng quê, yêu nước tha thiết của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
2. Dàn ý Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng ngắn gọn:
Mở bài
Giới thiệu bản thân: Tôi là ông Hai, một người nông dân chất phác, yêu làng Chợ Dầu tha thiết.
Giới thiệu hoàn cảnh: Tôi và gia đình đang phải tản cư vì chiến tranh.
Thân bài
– Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
Tâm trạng: Cổ nghẹn đắng, da mặt tê rân rân, giọng lạc hẳn đi, cúi gằm mặt xuống như thất thể.
Hành động: Về nhà nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra, nắm chặt tay và rít lên.
– Khi nghe tin làng Chợ Dầu được giải phóng:
Tâm trạng: Vui mừng, sung sướng, hả hê.
Hành động: Vui sướng, sung sướng, hả hê.
Kết bài
Tình yêu làng quê của ông Hai: Tha thiết, sâu sắc, không gì có thể thay đổi.
Ý nghĩa của truyện: Truyện ca ngợi tình yêu làng quê, yêu nước tha thiết của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
3. Bài văn đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng hay nhất:
Sáng ngày hôm nay vẫn như mọi ngày, tôi nhâm nhi tách trà mới pha, đọc vài trang báo của ngày mới, ngẫm nghĩ lại thời tuổi trẻ sôi nổi cùng xóm làng của mình, những hồi ức đẹp đẽ nhất ẩn sâu trong tâm trí…
Trưa hôm ấy tôi ở nhà một mình. Vợ con đi bán buôn cả, nên tôi đành ra bờ suối dốc sức mà vỡ một vạt đất, dự sẽ dành trồng vài trăm gốc sắn, sang năm mùa đói vẫn có cái mà ăn. Làm sáng giờ chân tay đã rã rời, nằm vật xuống tấm nệm êm ái, tôi lại suy nghĩ vẩn vơ. Nhung nhớ lắm cái ngày còn sống ở làng, cùng anh em đào đường, khuân đá… Tôi nhớ lắm cái làng Chợ Dầu này, là nhớ tha thiết.
Kiên nhẫn chờ đến khi cái lớn về, tôi vội nhắn nhủ nó vài câu chăm nom nhà cửa đã vội chạy đi, như mọi hôm, tôi đi nghe lỏm thông tin từ người khác. Dọc đường cũng có vài người níu tôi lại hỏi thăm, nói vài câu bông đùa khiêu khích, tôi vội chạy đi. Nghe lỏm hả? Nói ra thì cũng chẳng có gì hay ho lắm đâu, thực làm tôi khổ tâm hết sức ấy chứ. Tôi cũng từng học một khóa bình dân học vụ rồi, nhưng vẫn là không thể tự mình đọc nắm nội dung được, đành ngồi đó vờ đọc mà nghe lỏm người khác đọc. Ghét nhất là thứ người cậy ta đây biết lắm chữ, không đọc ra tiếng cho người khác nghe nhờ mấy. Hôm nay hà cớ chi lại may thế, vớ được anh dân quân đọc to phết, tôi nghe được bao nhiêu là thông tin bổ ích ấy chớ.
Tôi háo hức ra khỏi phòng thông tin, lại dặn vợ vài điều, ghé quán làm vài điếu thuốc lào mà thong thả uống chè thưởng gió. Rồi bỗng nhiên nhìn thấy vài người trông không giống dân nơi này, mở miệng, tôi thắc mắc, hỏi han.
Biết được họ ở Gia Lâm lên, còn biết giặc vừa nổ súng từ Bắc Ninh đến Chợ Dầu, như thường lệ, tâm trạng lân lân, tôi lại chép miệng ý khoe mẽ: “ Thế ở Chợ Dầu ta giết được bao nhiêu thằng hở bác ? “. Ngờ đâu câu trả lời lại như mũi giáo gắm thẳng vào nơi sâu tối nhất tâm trí tôi: “ Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! “. Là tôi nghe lầm thôi mà phải không ? Không thể nào như vậy được. Khăng khăng ý niệm đó, tôi gặng hỏi lại. Câu trả lời lại như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt yêu cầu tôi thức tỉnh, run run tôi đành vờ đứng dậy than to trời nắng nóng, chạy vội về nhà.
Về đến nhà vẫn không khỏi nghe được những lời cay nghiệt của làng xóm, tôi thương thầm lũ trẻ nhà mình. Chúng là trẻ con của làng Việt gian rồi…
Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác thường ngày, làm cho căn nhà bỗng chốc trở nên yên ắng, lạnh lẽo. bọn trẻ cũng im thin thít, không dám đùa giỡn như mọi hôm. Nghĩ lại thì cũng không đúng lắm vì ai trong làng cũng là những người yêu nước thề chống giặc mà. Hơn nữa ai đi bịa chuyện làm gì. Rồi một hồi tôi lại nghĩ đến tương lai của làng Chợ Dầu này, liệu có ai chịu buôn bán với làng Việt gian chứ?
Mấy ngày sau đó tôi đều giam mình trong nhà, tự thân xấu hổ, tủi nhục. Tôi tâm sự cùng con giải bày nỗi lòng. Cuối cùng, tôi cũng quyết định không về làng nữa. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tôi quyết một lòng theo kháng chiến, theo cụ Hồ, một lòng với đất nước. Mình không làm được gì tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng làm chuyện gì tồn hại.
Tôi ôm nỗi lòng suy nghĩ thâu đêm, càng nghĩ càng thấy tủi nhục và căm phẫn. Dù quyết ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến nhưng giờ ai cũng ghét người làng chợ Dầu thì biết phải đi đâu. Trong lúc tột cùng bế tắc thì một buổi sáng sớm, ông chủ tịch xã gọi tôi lên báo tin. Thì ra tất cả đều láo cả, tất cả là lừa dối, là hành động phá hoại lòng tin của kẻ thù. Làng Chợ Dầu không chỉ không phải Việt gian mà còn tích cực tham gia kháng chiến chống giặc cứu nước, tôi như một lần nữa được sống lại. Tôi vô cùng mừng rỡ hăm hở đi đính chính lại, tiếp tục vinh quang mà nói về cái làng mà tôi yêu quý nhất. Cho đến nay tôi vẫn duy trì thói quen đó, như cách tôi kể cho bạn nghe về câu chuyện của mình trong ngày hôm nay.