Phương trình đường thẳng là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình toán lớp 10. Dưới đây là tổng hợp các công thức về phương trình đường thẳng lớp 10 cùng với những bài tập về phương trình đường thẳng có đáp án được chúng tôi biên soạn tại bài viết Các công thức về phương trình đường thẳng lớp 10 hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Vectơ pháp tuyến của đường thẳng:
- 2 2. Vị trí tương đối của hai đường thẳng:
- 3 3. Vectơ chỉ phương của đường thẳng:
- 4 4. Phương trình tham số của đường thẳng:
- 5 5. Phương trình chính tắc của đường thẳng:
- 6 6. Liên hệ giữa vectơ chỉ phương và vectơ pháp tuyến:
- 7 7. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng:
- 8 8. Vị trí của hai điểm đối với một đường thẳng:
- 9 9. Góc giữa hai đường thẳng:
- 10 10. Bài tập trắc nghiệm vận dụng liên quan:
1. Vectơ pháp tuyến của đường thẳng:
+ Vectơ n→ ≠ 0→ gọi là vectơ pháp tuyến của ∆ nếu giá của nó vuông góc với ∆.
Nhận xét : Nếu n→ là vectơ pháp tuyến của ∆ thì k.n→(k ≠ 0) cũng là vectơ pháp tuyến của ∆.
+ Trong mặt phẳng tọa độ; mọi đường thẳng đều có phương trình tổng quát dạng:
ax + by + c = 0 với a2 + b2 > 0.
+ Các dạng đặc biệt của phương trình tổng quát:
– Đường thẳng by + c = 0 song song hoặc trùng với trục Ox.
– Đường thẳng ax + c = 0 song song hoặc trùng với trục Oy.
– Đường thẳng ax + by = 0 đi qua gốc tọa độ.
+ Đường thẳng có phương trình: = 1 ( a ≠ 0; b ≠ 0) đi qua hai điểm A(a; 0) và B(0; b)
Phương trình trên được gọi là phương trình đường thẳng theo đoạn chắn.
+ Xét đường thẳng ∆ có phương trình tổng quát: ax + by + c= 0
Nếu b ≠ 0 thì phương trình trên được đưa về dạng: y= kx + m ( *)
Khi đó k được gọi là hệ số góc của đường thẳng ∆ và ( *) gọi là phương trình của ∆ theo hệ số góc.
2. Vị trí tương đối của hai đường thẳng:
Cho hai đường thẳng : ∆1 = a1x + b1y + c1 = 0 ; ∆2 = a2x + b2y + c2 = 0
Để xét vị trí tương đối của hai đường thẳng ∆1 , ∆2 ta xét số nghiệm của hệ phương trình
(I)
Chú ý: Nếu a2b2c2 ≠ 0 thì :
∆1 cắt ∆2 ⇔
∆1 song song ∆2 ⇔
∆1 trùng ∆2 ⇔
3. Vectơ chỉ phương của đường thẳng:
Vectơ u→ ≠ 0→ được gọi là vectơ chỉ phương (VTCP) của đường thẳng ∆ nếu giá của nó song song hoặc trùng với ∆.
Nhận xét : Nếu u→ là vectơ chỉ phương của ∆ thì k.u→( k ≠0) cũng là vectơ chỉ phương của ∆.
4. Phương trình tham số của đường thẳng:
Cho đường thẳng ∆ đi qua M0 (x0; y0) và u→( a; b) là VTCP. Khi đó phương trình tham số của đường thẳng có dạng:
( 1)
Hệ ( 1) được gọi là phương trình tham số của đường thẳng ∆, với tham số t.
5. Phương trình chính tắc của đường thẳng:
Cho đường thẳng ∆ đi qua M0 (x0; y0) và u→(a;b) (với a ≠ 0, b ≠ 0 ) là vectơ chỉ phương. Khi đó phương trình chính tắc của đường thẳng có dạng:
(2)
Phương trình ( 2) được gọi là phương trình chính tắc của đường thẳng.
Nếu a = 0 hoặc b = 0 thì đường thẳng không có phương trình chính tắc.
6. Liên hệ giữa vectơ chỉ phương và vectơ pháp tuyến:
Vectơ pháp tuyến và vectơ chỉ phương vuông góc với nhau. Do đó nếu ∆ có vectơ chỉ phương u→( a; b) thì n→( b; -a) là một vectơ pháp tuyến của ∆.
7. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng:
Khoảng cách từ một điểm M(x0; y0) đến đường thẳng ∆: ax + by + c = 0 cho bởi công thức:
d(M0, ∆) =
8. Vị trí của hai điểm đối với một đường thẳng:
Cho đường thẳng ∆: ax + by + c = 0 và hai điểm M(xM; yM); N(xN; yN) không nằm trên ∆. Khi đó:
+ Hai điểm M và N cùng phía so với ∆ khi và chỉ khi:
( axM + byM + c).( axN + byN + c) > 0.
+ Hai điểm M và N khác phía so với ∆ khi và chỉ khi:
( axM + byM + c).(axN + byN + c) < 0.
9. Góc giữa hai đường thẳng:
+ Định nghĩa: Hai đường thẳng a và b cắt nhau tạo thành bốn góc. Số đo nhỏ nhất của các góc đó được gọi là số đo của góc giữa hai đường thẳng a và b.
Khi a song song hoặc trùng với b, ta quy ước góc giữa chúng là 00.
Kí hiệu: (a;b)
+ Góc giữa hai đường thẳng không vượt quá 900 nên ta có:
(a; b) = ( u→; v→) nếu ( u→; v→) ≤ 900
(a; b) = 1800 – ( u→; v→) nếu ( u→; v→) > 900
Trong đó; u→ và v→ lần lượt là VTCP của a và b.
+ Góc giữa hai đường thẳng Δ1 và Δ2 có VTPT n1→ = (a1; b1) và n2→ = (a2; b2) được tính theo công thức:
cos(Δ1, Δ2) = cos(n1→, n2→) =
10. Bài tập trắc nghiệm vận dụng liên quan:
Câu 1: Cho hai đường thẳng d1: 3x – 4y +2 = 0 và d2: mx +2y – 3 = 0. Hai đường thẳng song song với nhau khi:
A. m = 3
B. m=3/2
C. m=-3/2
D. m = – 3
Câu 2: Cho điểm A(-2; 1) và hai đường thẳng d1: 3x – 4y + 2 = 0 và d2: mx + 3y – 3 = 0. Giá trị của m để khoảng cách từ A đến hai đường thẳng bằng nhau là:
A. m=±1
B. m = 1 và m = 4
C. m=±4
D. m = – 1 và m = 4
Đáp án C
Câu 3: Cho tam giác ABC với A(-2; 3), B(1; 4), C(5; -2). Phương trình đường trung tuyến AM của tam giác là:
A. x – 2y + 8 = 0
B. 2x + 5y – 11 = 0
C. 3x – y + 9 = 0
D. x + y – 1 = 0
Đáp án B
Câu 4: Cho điểm A(3; 5) và các đường thẳng d1: y = 6, d2: x = 2. Số đường thẳng d qua A tạo với các đường thẳng d1, d2 một tam giác vuông cân là
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số
Đáp án B
Câu 5: Có bao nhiêu vectơ pháp tuyến của một đường thẳng?
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số
Đáp án D
Câu 6: Một đường thẳng có bao nhiêu phương trình tham số?
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số
Đáp án D
Câu 7: Phương trình tổng quát của Δ đi qua điểm M(3;4) và có vectơ pháp tuyến n→=(1;-2)là:
A. 3(x + 1) + 4(y – 2) = 0
B. 3(x – 1) + 4(y + 2) = 0
C. (x – 3) – 2(y – 4) = 0
D. (x + 3) – 2(y + 4) = 0
Đáp án C
Câu 8: Phương trình tham số của đường thẳng Δ đi qua điểm M(3; 4) và song song với đường thẳng 2x – y + 3 = 0 là:
A. 2x – y – 3 = 0
B. 2x – y + 5 = 0
C. 2x – y – 2 = 0
D. 2x – y
Đáp án C
Câu 9: Phương trình tham số của đường thẳng Δ đi qua điểm M1(3;4 ) và vuông góc với đường thẳng 2x – y + 3 = 0 là:
A. x – 2y + 5 = 0
B. x + 2y – 11 = 0
C. 2x – y – 2 = 0
D. 2x – y = 0
Đáp án B
Câu 10: Cho điểm A(3; 4), B(-1; 2). Phương trình của đường thẳng AB là:
A. x – 2y + 5 = 0
B. 2x + y – 5 =0
C. x + 2y – 5 = 0
D. 2x – y =0
Đáp án A
Câu 11: Cho điểm A(3; 4), B(-1; 2). Phương trình đường thẳng trung trực của đạon thẳng AB là:
A. x – 2y + 5 = 0
B. 2x + y – 5 =0
C. x + 2y – 5 = 0
D. 2x + y – 1 =0
Đáp án B
Câu 12: Cho ba điểm A(3;2), B(1;-2), C(4;1). Đường thẳng qua A và song song với cạnh BC có phương trình là:
A. x – y + 5 = 0
B. x + y – 5 = 0
C. x – y – 1 = 0
D. x + y = 0
Đáp án C
Câu 13: Cho ba điểm A(3;2), B(1;-2), C(4;1). Đường thẳng qua A và vuông góc với cạnh BC có phương trình là:
A. x – y + 5 = 0
B. x + y – 5 = 0
C. x – y – 1 = 0
D. x + y = 0
Đáp án B
Câu 14: Cho điểm A(1;3) và đường thẳng d: 2x – 3y + 4 = 0. Số đường thẳng qua A và tạo với d một góc 60o là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số
Đáp án C
Câu 15: Cho điểm A(1;3) và đường thẳng d: x – y + 4 = 0. Số đường thẳng qua A và tạo với d một góc 45o là:
A. y – 1 = 0 và x – 3 = 0
B. x + 1 = 0 và y + 3 = 0
C. y – 3 = 0 và x – 1 = 0
D. Không có
Đáp án C
Câu 16: Cho điểm A(1; 3) và hai đường thẳng d1:2x-3y+4=0,d2:3x+y=0. Số đường thẳng qua A và tạo với d1,d2 các góc bằng nhau là
A. 1
B. 2
C. 4
D. Vô số
Đáp án B