Sau chiến tranh thế gưới lần thứ nhất thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng trong xã hội Việt Nam lúc bầy giờ. Dưới đây là tổng hợp sơ đồ tư duy Lịch sử 9 Bài 14 - Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đầy đủ và chi tiết
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp sơ đồ tư duy Lịch sử 9 Bài 14 đầy đủ và chi tiết:
2. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 14:
Nguyên nhân chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để đền bù những tổn thất nghiêm trọng sau cuộc chiến, chính quyền thực dân Pháp đã tăng cường hoạt động khai thác thuộc địa, nhằm tận dụng tài nguyên và lao động của Đông Dương và Việt Nam.
Mục đích chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp: Tìm kiếm lợi nhuận càng lớn trong quá trình bóc lột.
Nội dung chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp:
– Các ngành kinh tế của thực dân Pháp ở Đông Dương sau chiến tranh đã trải qua những bước phát triển mới, tạo ra những thay đổi đáng kể. Đặc biệt, sự đầu tư mạnh mẽ và khai thác tập trung chủ yếu vào hai ngành – nông nghiệp và khai mỏ.
– Nông nghiệp: Chính quyền thực dân đã tiến hành chiếm đoạt đất ruộng để phát triển các đồn điền cao su. Điều này đã dẫn đến sự mất đi của nhiều mảnh đất quý giá của người dân Việt Nam và gây ra sự mất cân bằng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc khai thác cao su, thực dân Pháp còn xây dựng các hệ thống tưới tiêu và áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại nhằm đạt hiệu suất cao hơn trong sản xuất nông nghiệp.
– Khai mỏ: Khai thác mỏ than là hoạt động chủ yếu của thực dân Pháp. Họ đã tận dụng tài nguyên than phong phú của Việt Nam và xuất khẩu đi nhiều nước khác, tạo ra lợi nhuận lớn. Ngoài than, thực dân Pháp cũng khai thác các mỏ kim loại quý và khoáng sản khác, đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam.
– Công nghiệp: Chính quyền thực dân đã đặc biệt chú trọng vào công nghiệp chế biến, mở nhiều nhà máy sản xuất sợi, rượu, điện, đường, và xay xát gạo. Điều này đã tạo ra một sự phụ thuộc mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào công nghiệp của Pháp. Công nghiệp chế biến đã tạo ra việc làm cho hàng ngàn công nhân Việt Nam, nhưng cũng góp phần gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và sự khai thác lao động.
– Thương nghiệp: Thực dân Pháp đã đánh thuế nặng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, nhưng hàng hóa của Pháp lại được miễn thuế, tạo ra sự bất công trong thương nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Thực dân còn tạo ra một hệ thống thương nghiệp độc quyền, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam.
– Giao thông vận tải: Thực dân Pháp đã mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, nhằm phục vụ cho hoạt động khai thác tài nguyên. Điều này đã đẩy mạnh việc vận chuyển hàng hóa, thuận lợi cho việc xuất khẩu tài nguyên của Việt Nam. Thực dân cũng xây dựng các cảng biển và đường sắt để nhanh chóng và hiệu quả chuyển chất xúc tác từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
– Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chi phối các ngành kinh tế ở Đông Dương, từ đó kiểm soát và thống trị hoạt động kinh tế của Việt Nam. Ngân hàng này là một công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ của thực dân Pháp.
Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam: Chương trình khai thác của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam dần dần trở nên thuộc địa, phụ thuộc vào kinh tế của đế quốc Pháp. Thực dân đã xâm chiếm và kiểm soát tài nguyên, lao động và thương mại của Việt Nam, góp phần làm gia tăng bất bình đẳng và sự chênh lệch trong phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam trở thành thị trường bị độc quyền và bị kiểm soát bởi Pháp, dẫn đến sự kìm kẹp và hạn chế khả năng tự phát triển của đất nước.
3. Câu hỏi vận dụng liên quan:
Câu 1. Nhằm độc quyền chiếm thị trường Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đã làm gì?
A. Ban hành đạo luật đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài nhập vào Đông Dương.
B. Cản trở hoạt động của tư bản Trung Quốc, Nhật Bản.
C. Lập ngân hàng Đông Dương.
D. Chỉ nhập hàng hóa Pháp vào thị trường Đông Dương.
Đáp án: A
Câu 2. Nguyên nhân thúc đẩy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì?
A. Chuẩn bị cho chiến tranh thế giới.
B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra.
C. Phát triển thuộc địa.
D. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp.
Đáp án: B
Câu 3. Tư bản Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Giao thông vận tải.
D. Khai mỏ
Đáp án: A
Câu 4. Tại sao tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than?
A. Cao su và than có giá trị cao.
B. Việt Nam nhiều cao su và than.
C. Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.
D. Cao su và than dễ khai thác.
Đáp án: C
Câu 5. Trong chính sách thương nghiệp, vì sao thực dân Pháp đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam?
A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B. Không cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.
C. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
D. Muốn độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
Đáp án: D
Câu 6. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
A. Nền kinh tế Việt Nam Phát triển độc lập.
B. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, không phát triển.
C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp.
Đáp án: C
Câu 7. Vì sao tư bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải?
A. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam.
B. Để đáp ứng việc chuyên chở hàng hóa.
C. Để phục vụ nhu cầu đi lại của tư bản Pháp.
D. Phát triển ngành dịch vụ vận tải.
Đáp án: B
Câu 8. Thủ đoạn thâm độc nhất về chính trị của thực dân Pháp để nô dịch lâu dài nhân dân ta là gì?
A. Thực hiện chính sách “chia để trị”
B. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.
C. Cấu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.
D. Tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân.
Đáp án: A
Câu 9. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân.
A. Giai cấp tiểu tư sản.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp nông dân.
D. Giai cấp công nhân.
Đáp án: D
Câu 10. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp nào?
A. Giai cấp tiểu tư sản.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp nông dân.
D. Giai cấp công nhân.
Đáp án: C
Câu 11. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa công dân và tư bản.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản Pháp và tư sản dân tộc.
Đáp án: B
Câu 12. Vì sao Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
B. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc.
C. Để cạnh tranh với các nước tư bản khác.
D. Để biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Pháp.
Đáp án: B
Câu 13. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp bắt đầu vào năm nào?
A. 1914
B. 1918
C. 1919
D. 1920
Đáp án: C
Câu 14. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp là gì?
A. Vừa khai thác vừa chế biến.
B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao
Đáp án: D
Câu 15. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than?
A. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.
B. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.
C. Nước Pháp rất nghèo về nhiên liệu, nguyên liệu.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D
Câu 16. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng?
A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Biến Việt Nam thánh thị trường tiêu thụ hàng hoá do nền công nghiệp Pháp sản xuất
C. Trong khi nền công nghiệp Việt Nam chưa có điều kiện phát triển, thực dân Pháp tìm cách kìm hãm sự phát triển đó.
D. Tất cả cùng đúng.
Đáp án: D
Câu 17. Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần hai, Pháp đã tăng cường đầu tư vốn vào ngành nào nhiều nhất?
A. Công nghiệp nặng
B. Công nghiệp nhẹ
C. Nông nghiệp và khai thác mỏ
D. Thương nghiệp và xuất khẩu
Đáp án: C
Câu 18. Số vốn mà Pháp đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phơrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh được thực hiện vào năm nào?
A. 1926
B. 1927
C. 1928
D. 1929
Đáp án: B
Câu 19. Vì sao Pháp tăng cường đầu tư vốn vào nông nghiệp và khai thác mỏ?
A. Bù đắp sự thiệt hại nặng nề do chiến tranh gây ra.
B. Cao su và than đá là hai mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có yêu cầu cao.
C. Tạo điều kiện có việc làm cho lao động Việt Nam.
D. Thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Đáp án: B
Câu 20. Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì:
A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
C. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
Đáp án: C