Cuộc thi Rung Chuông Vàng không chỉ là một sự kiện học thuật mà còn là một trải nghiệm sôi động và hào hứng trong năm học của học sinh Tiểu học và Trung học. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Tổng hợp câu hỏi ôn Rung chuông vàng lớp 5 có đáp án, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Câu hỏi ôn Rung chuông vàng lớp 5 có đáp án hay nhất:
Bài 1: Chữ số 7 trong số thập phân 2006,007 có giá trị là:
A. 7
B. 7/10
C. 7/1000
D. 7/100
Bài 2: Trong các phép chia dưới đây, phép chia nào có thương lớn nhất?
A. 4,26 : 40
B. 42,6 : 0,4
C. 426 : 0,4
D. 426 : 0,04
Bài 3: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:
A. 5 đơn vị
B. 5 phần trăm
C. 5 chục
D. 5 phần mười
Bài 4: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 40 phút
Bài 5: Từ các chữ số 1 ; 2 ; 3 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số chia hết cho 3?
A. 6 số
B. 7 số
C. 8 số
D. 9 số
Bài 6: Một hình vuông có cạnh dài 4cm, câu nào đúng?
A. Diện tích hình vuông bằng chu vi hình vuông.
B. Diện tích hình vuông lớn hơn chu vi hình vuông.
C. Chu vi hình vuông bé hơn diện tích hình vuông.
D. Cả 3 câu đều sai.
Bài 7: Điền số thập phân vào chỗ chấm: 8hg 9g = ……….kg
A. 8,9
B. 8,09
C. 0,89
D. 0,809
Bài 8: Chọn câu trả lời sai: 12300 kg = ?
A. 1230 yến
B. 1 230 000 dag
C. 123 tạ
D. 123 tấn
Bài 9: Trong hộp có 40 viên bi, trong đó có 24 viên bi xanh. Tỉ số phần trăm của số bi xanh và số bi trong hộp là bao nhiêu?
A. 20%
B. 40%
C. 60%
D. 80%
Bài 10: Trung bình cộng của 3 số tự nhiên liên tiếp là 2. Đó là ba số nào?
A. 1; 2; 3
B. 2; 3; 4
C. 4; 5; 6
D. 0; 1; 2
2. Câu hỏi ôn Rung chuông vàng lớp 5 có đáp án ngắn nhất:
Câu 1: Địa Đỉnh núi cao nhất thế giới thuộc châu lục nào:
A- châu Á. B- châu Âu C- châu Phi
Đáp án: A- châu Á.
Câu 2: Tiếng Việt Trong bài” Chuỗi ngọc lam” (Tiếng Việt lớp 5 – tập I) cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
Đáp án: tặng chị
Câu 3: Sử Cuộc phản công ở kinh thành Huế đã gắn liền với tên tuổi vị vua nào?
A- Vua Hàm Nghi
B- Vua Duy Tân
C- Vua Tự Đức
Đáp án: A- Vua Hàm Nghi
Câu 4: Toán Rút gọn phân số 35/65 được kết quả là:
A. 1/2 B. 7/13 C. 5/13
Đáp án: B- 7/13
Câu 5: Tiếng Việt Trong câu: “Dòng suối róc rách như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. So sánh và nhân hoá C. Nhân hoá
Đáp án: B. So sánh và nhân hoá
Câu 6: Khoa Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
A- đường hô hấp
B- đường máu.
C- đường tiêu hóa
Đáp án: C- đường tiêu hóa
Câu 7: Địa Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Khí hậu của nước ta là khí hậu …., gió mùa.
Đáp án: nhiệt đới
Câu 8: Tiếng Việt Xác định từ loại của từ được gạch chân trong câu văn sau:
” Dù ông ta có một đống của nhưng ông ta không thấy hạnh phúc.”
Đáp án: Danh từ
Câu 9: Toán Cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì thể tích của hình lập phương đó gấp lên mấy lần?
Đáp án: 27 lần
Câu 10: Kĩ năng loài chim nào được chọn làm biểu tượng của hòa bình?
Đáp án: chim bồ câu.
Câu 11: Tiếng Việt Thành ngữ nào dưới đây không nói về vẻ đẹp thiên nhiên:
A. Non xanh nước biếc
B. Giang sơn gấm vóc
C. Sớm nắng chiều mưa
Đáp án: C- Sớm nắng chiều mưa
Câu 12: Toán Tích sau đây có tận cùng bằng chữ số nào?
1 x 2 x 3 x 4 x … x 48 x 49
Đáp án: chữ số 0
Câu 13: Khoa học Hãy cho biết nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là gì?
A. Mặt trăng. B. Mặt trời. C.Gió.
Đáp án: B- Mặt trời.
Câu 14: Tiếng Việt Trong hai câu văn sau:
– Nói không thành lời.
– Lễ lạt lòng thành.
Từ “thành” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Nhiều nghĩa B. Đồng âm C. Đồng nghĩa
Đáp án: B. Đồng âm
Câu 15: Toán Tìm 15,5% của 16.
Đáp án: 2,48
Câu 16: Tiếng Việt Từ nào không cùng nghĩa với các từ còn lại trong nhóm:
Bao la, mênh mông, bát ngát, nghi ngút, bất tận.
Đáp án: nghi ngút
Câu 17: Lịch sử Câu nói ” Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây ” là câu nói của ai?
Đáp án: Nguyễn Trung Trực
Câu 18: Tiếng Việt Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hoá B. So sánh C. Nhân hoá và so sánh
Đáp án: C. Nhân hoá và so sánh
Câu 19: Khoa Sự biến đổi hóa học sẽ xảy ra trong trường hợp nào dưới đây:
A- thả vôi sống vào nước
B- dây cao su bị kéo giãn ra
C- cốc thủy tinh bị rơi vỡ
Đáp án: A- thả vôi sống vào nước
Câu 20: Tiếng Việt Trong câu: “Chiếc cối xay lúa cũng có hai tai rất điệu.”, từ “tai” được dùng theo nghĩa gì?
Đáp án: Nghĩa chuyển
Câu 21: Địa Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta là gì?
Đáp án: trồng trọt
Câu 22: Tiếng Việt Câu văn sau: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” là câu ghép đúng hay sai?
Đáp án: sai
Câu 23: Toán Hãy viết số thập phân mà phần nguyên là số lẻ lớn nhất có 2 chữ số khác nhau, phần thập phân là số lẻ bé nhất có 3 chữ số khác nhau.
Đáp án: 97,103
Câu 24: Khoa Thiếu i ốt sẽ mắc bệnh bướu cổ. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
Câu 25: Tiếng Việt Trong hai câu văn sau:
– Trong vườn muôn hoa khoe sắc thắm.
– Mẹ em có rất nhiều hoa tay.
Từ ” hoa” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Từ đồng nghĩa B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng âm
Đáp án: B. Từ nhiều nghĩa
Câu 26: Địa lý Những con sông lớn bồi đắp lên Đồng bằng Bắc Bộ là:
- Sông Hồng và sông Thái Bình.
- Sông Hồng và sông Mê Công.
- Sông Mê Công và sông Đồng Nai.
Đáp án: A- Sông Hồng và sông Thái Bình.
Câu 27: Kĩ năng
Quan sát tranh và tìm ra câu thành ngữ, tục ngữ tương ứng.
Đáp án: Lá lành đùm lá rách.
Câu 28: Tiếng Việt Chủ ngữ trong câu : ” Tiếng cá quẫy tũng toẵng quanh mạn thuyền” là:
- Tiếng cá
- Tiếng cá quẫy
- Tiếng cá quẫy tũng toẵng
Đáp án: B. Tiếng cá quẫy
Câu 29: Toán Trong hộp có 100 viên bi gồm bi vàng, bi xanh, bi trắng và bi đỏ. Nếu không nhìn vào hộp thì phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có 3 viên bi khác màu?
Đáp án: 51 viên
Câu 30: Sử Thời gian diễn ra phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh là:
A- 1930-1931.
B- 1936 – 1939.
C- 21939 – 1945
Đáp án: A- 1930-1931.
Câu 31: Tiếng Việt Trong câu “ Món ăn này rất Việt Nam.” từ “ Việt Nam” là:
A. Danh từ
B. động từ
C. Tính từ
Đáp án: C. Tính từ
Câu 32: Khoa Hai thành phần chính của không khí là gì?
Đáp án: O-xi và ni-tơ
Câu 33: Toán Tìm số có hai chữ số, biết rằng tổng hai chữ số của số đó bằng 9 và nếu lấy chữ số thứ nhất chia cho chữ số thứ hai thì được thương là 3 và số dư là 1.
Đáp án: 72
Câu 34: TV Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.
Cặp quan hệ từ trong câu thơ trên thuộc loại quan hệ nào?
- Nguyên nhân- kết quả
- Giả thiết- kết quả
- Điều kiện – kết quả
Đáp án: Nguyên nhân- kết quả
Câu 35: Toán 1,5 con gà đẻ trong 1,5 ngày thì được 1,5 quả trứng. Hỏi 3 con gà đẻ trong 1,5 tuần thì đẻ được bao nhiêu quả trứng?
Đáp án: 21 quả
Câu 36: Lịch sử Ai là người căm cờ trên Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975?
A. La Văn Cầu
B. Nguyễn Văn Trỗi
C. Bùi Quang Thận
Đáp án: C. Bùi Quang Thận
Câu 37: TV Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không phải là từ láy ?
A. Sự sống
B. Âm thầm
C. Lặng lẽ
Đáp án: A. Sự sống
Câu 38: Khoa Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió ?
A- Thuyền buồm
B- Tua-bin của nhà máy thuỷ điện.
C- Quạt máy
Đáp án: A- Thuyền buồm
Câu 39: Chu vi một hình chữ nhật gấp 10 lần chiều rộng. Hỏi chiều dài gấp mấy lần chiều rộng?
A- 2 lần
B- 3 lần
C- 4 lần
Đáp án: C- 4 lần
Câu 40: Tiếng Việt Hai câu: “ Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Vào những ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.” liên kết với nhau bằng cách nào?
A. lặp từ ngữ
B- Thay thế từ ngữ
C- Từ nối.
Đáp án : B- Thay thế từ ngữ
3. Những lưu ý khi làm câu hỏi rung chuông vàng:
– Nội dung của rung chuông vàng:
Cuộc thi Rung Chuông Vàng không chỉ là một sự kiện học thuật mà còn là một trải nghiệm sôi động và hào hứng trong năm học của học sinh Tiểu học và Trung học. Đây không chỉ là cơ hội để đánh giá kiến thức mà còn là cuộc phiêu lưu trí tuệ đầy kịch tính và thú vị. Các câu hỏi đa dạng từ các lĩnh vực như toán học, văn học, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục đều xuất hiện trong cuộc thi này, đặt ra thách thức lớn cho học sinh với các lựa chọn đáp án A, B, C, D. Khả năng kiến thức sâu rộng và tĩnh tâm của học sinh được đánh giá, và những người xuất sắc sẽ tiến vào vòng tiếp theo.
Tuy nhiên, không thể quên những phút giây kịch tính và thú vị khi học sinh đối mặt với những câu hỏi khó và phải nhờ đến sự giúp đỡ từ đội nhóm của mình. Rung Chuông Vàng không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là cơ hội để thể hiện sự đoàn kết và kỹ năng làm việc nhóm của học sinh.
Khi cuộc thi tiến triển đến vòng chung kết, người trụ lại cuối cùng sẽ trở thành người hùng của sự kiện, nhận được sự tôn vinh và vinh dự từ cả trường học. Cuộc thi không chỉ là một bài kiểm tra kiến thức mà còn là hành trình đầy ý nghĩa, là một sân chơi giải trí và trí tuệ mà học sinh đều mong đợi hàng năm.
– Phân bổ câu hỏi rung chuông vàng:
Khi thiết kế câu hỏi cho học sinh lớp 5 tham gia Rung Chuông Vàng, có một số nguyên tắc quan trọng cần xem xét. Cần bắt đầu với những câu hỏi có độ khó thấp, tương tự như nội dung kiến thức trong sách giáo khoa hoặc các phép tính đơn giản, để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả học sinh. Điều này giúp làm cho cuộc thi trở nên thú vị ngay từ đầu và khám phá sự hiệu quả của các thí sinh.
Tuy nhiên, phân bổ công việc có thể thay đổi theo quy định cụ thể của tổ chức cuộc thi. Một số tổ chức áp dụng phương pháp lộn xộn, xen kẽ giữa câu hỏi dễ và khó để thách thức độ đa dạng và đảm bảo rằng người chiến thắng thực sự xuất sắc ở mọi khía cạnh.
Đặc biệt, không nên lơ đi câu hỏi suy luận ở cuối cuộc thi. Những câu hỏi này thường là chìa khóa quyết định sự xuất sắc và khả năng sáng tạo của thí sinh. Nó đòi hỏi sự suy luận sâu sắc và khả năng áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Quan trọng nhất là phải tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng và khuyến khích sự phát triển của tất cả học sinh từ đầu đến cuối cuộc thi.