Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bình Khiêm? Giới thiệu tác phẩm Nhàn? Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Các đề bài khác về thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác phẩm tiêu biểu trong tập thơ chữ Nôm của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và cũng là bài học quan trọng trong chương trình ngữ văn. Mời bạn đọc tham khảo bài viết về Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có kèm dàn ý
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bình Khiêm:
Nguyễn Bỉnh Khiêm quê quán ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới triều đại vua Lê Thánh Tông – đây là thời kỳ phát triển phồn vinh nhất của nhà Lê sơ.
Ông sinh ra trong gia đình tri thức điển hình, mẹ là con gái của quan thượng thư bộ Hộ vì vậy Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục, dạy dỗ rất cẩn thận, vừa được rèn luyện cả về thể chất lẫn trí lực. Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Trạng Nguyên khi đã ngoài 40 tuổi, và sau đó ông được giữ nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên được người dân gọi là Trạng Trình.
Nguyễn Bỉnh Khiêm được thừa nhận là nhà hoạch định chiến lược tài ba và cũng là người thầy điển hình được nhân dân đến tận đời nay kính trọng. Nguyễn Bình Khiêm đã giáo dục rất nhiều về đạo làm người, sự học, cách học cho nhân dân và học trò. Ông quan niệm giáo dục phải giữ vai trò định hướng ý chí lẫn hành động cho người học, và đặc biệt việc học hành gắn với lý tưởng vì đất nước.
Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác nhiều thơ văn. Về thơ chữ Hán, có Bạch Vân am thi tập với số lượng lên đến một nghìn bài. Về thơ chữ Nôm, có Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Ông được người đời gọi là người viết nhiều thơ văn nhất trong những năm đầu tiên của văn học dân tộc.
2. Giới thiệu tác phẩm Nhàn:
Nhàn là bài thơ viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm số 73 trong Bạch Vân am thi tập. Nhan đề của bài thơ do người đời sau đặt tên.
Bố cục bài thơ gồm 4 phần:
– Phần 1 (gồm hai câu đề): Giới thiệu về hoàn cảnh sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Phần 2 (gồm hai câu thực): Quan niệm về cuộc sống, về đời của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
– Phần 3 (gồm hai câu luận): Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
– Phần 4 (gồm hai câu kết): Triết lí, lí tưởng về một cuộc sống nhàn hạ ở đời
Bài thơ như lời tâm sự chân thành và sâu sắc của tác giả, khẳng định lí tưởng sống nhàn tức là phải hòa hợp, làm bạn với thiên nhiên, coi thường những thứ danh lợi tầm thường, luôn giữ gìn cốt cách, suy nghĩ thanh cao, không luyến tiếc vật chất vô tri trong mọi hoàn cảnh trong cuộc sống.
3. Dàn ý phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
3.1. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm .
– Nếu vấn đề đề bài yêu cầu phân tích.
3.2. Thân bài:
Phân tích Hai câu đề:
Mai, cuốc, cần câu : liệt kê một loạt các dụng cụ lao động người nông dân phối hợp với số từ “ một ” . Từ đó gợi hình ảnh cuộc sống của người nông dân đang miệt mài kiểm đếm công cụ lao động của mình và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho ngày lao động tiếp theo.
Nhịp thơ 2-2-3 từ tốn nhẹ nhàng đều đặn: Cuộc sống nơi quê nhà tuy có phần nặng nhọc, vất vả, lam lũ nhưng giống như những người lao động khác tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn rất yêu cái bình dị, thân thuộc áy .
Trạng thái làm việc“ thơ thẩn ” : chú tâm vào công việc việc làm, tỉ mẩn
Cụm từ phủ định “ dầu ai vui thú nào ” mặc dù rất yêu công việc nhưng vẫn phủ nhận , đây là cách nói hài hước, chất phát
Phân tích Hai câu thực:
Nghệ thuật đối danh từ: ta – người và tính từ dại – khôn : lý tưởng sống mộc mạc của nhà thơ .
Nghệ thuật ẩn dụ :
– “ Nơi vắng vẻ ” : là cuộc sống yên tĩnh, ít người, yên bình, êm ả, chỉ chốn làng quê nông thôn.
– “ Chốn lao xao ” : chốn ồn ào, đông đúc, sinh động, nhưng quá xô bồ, giành giật, đố kị, chỉ chốn quan trường .
Cách nói ngược hài hước : Ta dại – người khôn Nghe thì có vẻ nơi quan trường mới đem lại tiền tài danh vọng cho con người, còn nơi thôn quê chỉ có khó khăn, cực khổ .
Tuy nhiên, cái dại ở đây là khôn bởi nơi thôn quê người ta sống thanh thản. Khôn lại là dại bởi quan trường khiến người ta không là chính mình.
⇒ Thể hiện quan niệm “ lánh đục về trong ” và thái độ tự tin khi lựa chọn của tác giả
Phân tích Hai câu luận:
– Bốn mùa : Xuân, hạ, thu, đông .
– Cuộc sống hài hòa với tự nhiên
– Ăn uống đơn giản theo mùa: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
– Đời sống sinh hoạt : Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
– Cách ngắt nhịp thơ 4/3 cùng với cách điệp cấu trúc câu gợi ra trạng thái từ tốn .
⇒ Hai câu thơ là bức tranh 4 mùa có cảnh đẹp, đời sống tuy đạm bạc nhưng vui vẻ, bình yên của Nguyễn Bỉnh Kiêm .
Phân tích Hai câu kết:
Sử dụng linh hoạt điển tích giấc mộng đêm hòe : Đó là sự tự thức tỉnh chính bản thân mình về đời, khuyên răn mọi người nên coi nhẹ vật chất .
Động từ “ nhìn xem ” : Phong thái đầy tự tin của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Lí tưởng sống Nhàn : Biết từ bỏ vật chất phù phiếm, khi đã ra đi thì mọi thứ không có ý nghĩa, chỉ có tâm hồn và nhân cách mới còn mãi mãi.
3.3 Kết bài:
– Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ và quan điểm sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Nêu cảm nhận cá nhân về bài thơ.
4. Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác giả có học vấn uyên bác thấy cảnh quan trường nhiều sai trái nên đã cáo quan về sống với triết lí an nhàn, thảnh thơi. Ông được biết với hai tập thơ bằng chữ Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ bằng chữ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn “được rút ra trong tập thơ chữ Hán “Bạch Vân am thi tập” là quan điểm sống của tác giả về một cuộc sống đơn giản nhưng nhiều niềm vui , thanh thản nơi đồng quê.
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm giới thiệu về hoàn cảnh sống êm ả nơi thôn quê Đồng bằng Bắc Bộ với những hoạt động quen thuộc:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Câu thơ nhắc tới những hình ảnh các vật dụng quen thuộc của người lao động nơi làng quê với: cái mai, cái cuốc để đào đất, cái cần câu cá. Nhà thơ khéo léo sử dụng số từ “một” kết hợp với cách liệt kê một loạt dụng cụ lao động để diễn tả một hình ảnh sẵn sàng lao động của người nông dân. Phong thái tự tại của Nguyễn Bình Khiêm còn được thể hiện rõ nét qua cách ngắt rất nhịp nhàng theo 2/2/3. Tiếp theo đó tác giả diễn tả trạng thái khi làm việc của mình:
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Tính từ Thơ thẩn bộc lộ rõ nét phong cách ung dung và thảnh thơi của người đã lánh xa thứ trần tục đầy tranh đấu, toan tính bon chen. Nụ cười như hiện lên trên khuôn mặt của tác giả và trong từng bước đi nhàn nhã. Cụm từ “dầu ai vui thú nào” nói lên lập trường ý niệm của nhà thơ khi đã lựa chọn.
Tiếp đến ta đến với hai câu thơ phân trần của nhà thơ về cái sự “khôn” và “dại” trong việc lựa chọn cuộc sống của tác giả:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
Trước lựa chọn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhiều người sẽ nói là dại vì thế mà ông đã bày tỏ quan điểm sống ở đây. Nhà thơ nói ta dại nên ta về nơi thôn quê hẻo lánh còn người khôn đến những chốn lao xao, có thể thấy ở đây tác giả sử dụng cách nói đối lập để nêu quan điểm. Đồng thời người đọc cũng thấy được lẽ sống của con người đã từ bỏ chức tước về nơi làng quê ở ẩn. Nói là dại là như vậy nhưng thực chất lại là khôn bởi cuộc sống nhà nông tuy vất vả nhưng tự do tự tại, nơi quan trường vui thú nhưng lại đầy toan tính, đấu tranh.
Giống như các trí thức Nho học khác họ luôn muốn phụng sự đất nước nhưng sâu bên trong khát khao trở về với cuộc sống tiêu dao tự tại đời thường, dân dã:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Hai câu thơ tiếp theo là bức tranh tứ bình bốn mùa về cuộc sống thanh thuần của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong hai câu thực, phép đối tương phản được sử dụng đêm lại sự đối lập gay gắt thì trong hai câu luận phép đối tạo ra kết cấu tương xứng hoàn hảo. Hai động từ chính: ăn / tắm nói về nhu cầu tối thiểu nhất của mỗi người. Như vậy cuộc sống của nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ cần như vậy thôi đơn giản, đủ ăn đủ sống. Đó là cuộc sống được hòa mình với thiên nhiên, tặng phẩm của thiên nhiên là nguồn sống không cần phải đua đòi tranh đấu mới có được. Ông sống thuận theo lẽ tự nhiên, mùa nào thức ấy, có gì dùng nấy không cầu kì, đòi hỏi mà rất thong dong. Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sẵn sàng đánh đổi sự giàu sang vật chất để được tận hưởng an nhàn.
Để rẻ công danh muốn được nhàn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng giống bất kì thi sĩ nào không thể thiếu thú vui của cuộc đời đó là rượu:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Hai câu thơ dựa trên điển tích Thuần Vu Phần là khi đã uống rượu say và nằm dưới gốc cây hòe để ngủ. Ông mơ thấy mình đang ở nước Hòe An với công danh phú quí nhưng khi tỉnh dậy thì chỉ thấy cành hòe chỉ có một tấc kiến. Ý nghĩa của nó cho rằng vật chất chỉ là thứ tầm thường rồi sẽ mất đi chẳng còn gì cả.
Như vậy qua bài thơ người đọc đã thấu hiểu được lí tưởng sống nhàn và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không xem danh lợi là gì, tâm hồn luôn thanh cao và hòa hợp với thiên nhiên. Bên cạnh đó ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí cùng sự vận dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật, các điển tích sâu cho thấy tài năng xuất trúng của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.
5. Các đề bài khác về thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
1. Thông qua việc phân tích bài thơ Nhàn hãy bình luận về quan điểm về việc Sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2. Triết lí của Nguyễn Bình Khiêm được thể hiện như thế nào qua bài thơ Nhàn.
3. Phân tích cái tài sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đầy tinh tế và khóe léo của Nguyễn Bình Khiêm qua bài thơ Nhàn.