Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng? Giới thiệu về tác phẩm Chiếc lược ngà? Nội dung tác phẩm Chiếc lược ngà? Dàn ý Đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà? Bài văn mẫu đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà?
Chiếc lược ngà là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng về câu chuyện cảm động xoay quanh chiếc lược ngà là kỉ vật duy nhất người cha để lại cho con trước khi hi sinh trên chiến trường. Dưới đây là bài văn mẫu về Đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng:
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh khác là Nguyễn Sáng, ông sinh năm 1932 mất năm 2014, quê quán tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Từ tháng 4 năm 1946, ông nhập ngũ, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi số 2. Đến năm 1948, ông được cử đi học thêm văn hóa tại trường Trung học kháng chiến Nguyễn Tất Tố và sau đó trở về công tác ở phòng Chính trị Bộ Tư lệnh thuộc phân khu miền Tây Nam Bộ. Đến năm 1955, nhà văn Nguyễn Quang Sáng ra tập kết ra Bắc, sau đó chuyển ngành làm việc tại Phòng Văn nghệ Đài Phát Thanh Tiếng nói Việt Nam. Những năm sau ông công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam với vai trò là cán bộ sáng tác. Đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, ông giữ chức Chủ tịch của Hội Nhà văn tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiều nhiệm kỳ.
Những sáng tác của Nguyễn Quang Sáng mang đậm phong cách của vùng quê hương Nam Bộ, với những ngôn ngữ vừa gần gũi, mộc mạc vừa lại rất thấm đượm tình người cùng màu sắc và nhịp sống nơi đây.
Trong các sáng tác của mình, chủ đề mà tác giả Nguyễn Quang Sáng hướng ngòi bút của mình đến đều về con người và thiên nhiên cảnh vật. Bằng các màu sắc mạnh mẽ, câu chuyện kịch tính, ngôn ngữ giàu chất thơ giúp các tác phẩm văn xuôi của ông tạo nên ấn tượng đặc biệt trong lòng người đọc. Những câu chuyện của nhà văn Nguyễn Quang Sáng vừa là những vấn đề gắn liền với thực tại cuộc sống của con người và dân tộc lại vừa mang những giá trị nhân văn sâu sắc.
Kho tàng văn học của nhà văn Nguyễn Quang Sáng vô cùng phong phú với những tác phẩm tiêu biểu như: Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Người quê hương (tập truyện ngắn, 1968), Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966), Đất lửa (tiểu thuyết, 1963), Bông cẩm thạch (tập truyện ngắn, 1969), Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966), Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975), 25 truyện ngắn (1990), Người con đi xa (tập truyện ngắn, 1977), Tôi thích làm vua (tập truyện ngắn, 1988), Nhà văn về làng (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2008)…
2. Giới thiệu về tác phẩm Chiếc lược ngà:
Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác vào năm 1966 (khi tác giả Nguyễn Quang Sáng đang hoạt động cách mạng tại chiến trường Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt của dân tộc ta) và sau được đưa vào tập truyện mang cùng tên. Đoạn trích trong sách giáo khoa ngữ văn hiện nay là thuộc phần giữa của truyện ngắn.
Đoạn trích gồm 3 phần:
– Phần 1 (từ mở đầu đến câu văn “chị cũng không muốn bắt nó về”): Nội dung: Ông Sáu lâu ngày xa cách trở về thăm gia đình trong ba ngày được nghỉ phép nhưng đứa con gái thân yêu là bé Thu không nhận ra ba của mình khiến ông Sáu rất đau đớn.
– Phần 2 (đoạn tiếp theo đến câu văn “vừa nói vừa từ từ tuột xuống”): Bé Thu nhận ra ông Sáu là ba trong giây phút chia tay đầy cảm xúc của hai cha con.
– Phần 3 (đoạn còn lại): Ông Sáu làm chiếc lược ngà cho con và trong giây phút sắp hi sinh ông đưa chiếc lược ngà nhờ đồng đội gửi con gái giúp mình.
3. Nội dung tác phẩm Chiếc lược ngà:
Ông Sáu là cán bộ cách mạng xa nhà đã lâu để đi làm nhiệm vụ, ngay cả khi con gái chào đời ông cũng không được gặp. Mãi đến khi con gái mình được tám tuổi, ông Sáu mới có điều kiện về thăm gia đình, thăm đứa con gái yêu dấu của mình. Nhưng buồn thay bé Thu lại không thể nhận ra cha của mình vì vết sẹo do chiến trang trên mặt làm cha không còn giống như bức ảnh chụp chung với má em. Vì thế nên bé Thu tỏ ra lạnh nhạt với cha như người xa lạ. Và đến khi bé Thu nhận ra cha mình, thì là lúc ông Sáu phải tiếp tục ra đi thực hiện nhiệm vụ. Tại căn cứ chiến đấu, ông Sáu dồn hết tình cảm, sự thương nhớ con gái bé bỏng vào chiếc lược được làm bằng ngà voi để tặng cho con. Đó là món quà cuối cùng như lần gặp cuối với gia đình bởi sau một trận chiến đấu ông Sáu đã hy sinh. Trước lúc ra đi ông đã trao gửi cây lược ngà cho người đồng đội để gửi cho con.
4. Dàn ý Đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà:
Giới thiệu hoàn cảnh và xuất nhân:
+ Tôi tên là Thu, từ nhỏ đã không được biết mặt ba do ba phải đi làm nhiệm vụ trên chiến trường.
+ Tôi được má nuôi dưỡng và chỉ biết đến ba khi xem ảnh chụp và với má.
Khi ba được về nghỉ phép ba ngày:
+ Tôi mong ngóng và chờ đợi được ba nhưng khi thấy một người đàn ông xa lạ với vết sẹo dài trên khuôn mặt, không giống như hình ba trong những bức ảnh chụp với mẹ thì tôi đã đẩy ra.
+ Tôi nhất quyết không chịu gọi tiếng ba và hành động lạnh nhạt với ông
+ Ngược lại Ba tôi thì đối xử rất tốt với tôi và rất ân cần, trìu mến với tôi dù tôi không thể nhận ông ấy
+ Tôi hất miếng trứng cá được gắp cho vào mặt ba, và rồi khi bị ba mắng, tôi hờn dỗi chạy về khóc với bà ngoại.
Khoảnh khắc ba phải ra đi tiếp tục ra chiến trường thực hiện nhiệm vụ kháng chiến sau kỳ nghỉ phép ba ngày
+ Tôi được bà ngoại kể cho về lí do có vết sẹo trên khuôn mặt của ba
+ Tôi đã cảm thấy vô cùng hối hận và thương cho ba mình
+ Trong thời khắc phải chia tay ba tôi lưu luyến, không muốn để cho ba đi
– Nghe tin ba hy sinh
+ Tôi cảm thấy vô cùng đau lòng. Nhớ ba rất nhiều
+ Tôi trân trọng nâng niu kỷ vật của ba là chiếc lược ngà.
5. Bài văn mẫu đóng vai bé Thu kể lại chuyện Chiếc lược ngà:
Tôi tên là Thu, người con của miền quê sông nước tại vùng đất Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện tôi đang làm công tác và làm việc giao liên tại vùng Đồng Tháp Mười. Ba tôi là một anh hùng cách mạng đã hi sinh anh dũng trên chiến tranh trong giai đoạn các nước đang đồng lòng kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Dưới đây là câu chuyện của tôi về người ba yêu dấu gắn liền với kỉ vật tôi vô cùng trân trọng là chiếc lược Ngà.
Cũng như những gia đình khác trên đất nước Việt Nam này trong thời kỳ chiến tranh ác liệt gia đình tôi đã chia cắt bởi ba tôi phải lên đường nhập ngũ cùng các đồng đội chiến đấu vì tổ quốc và đồng bào. Hai cha con tôi đã không được gặp mặt ngót nghét gần tám năm trời. Tôi biết hình ảnh ba mình qua tấm hình nhỏ bé mà ba chụp với má. Còn ba thì nhìn thấy tôi qua tấm ảnh mà má gửi đến ba trong vài lần má lên chiến khu thăm ba.
Một hôm, khi tôi đang vui chơi bên ngoài nhà thì có một người đàn ông xa lạ mặt chạy đến và tự nhận là ba và còn gọi cả tên tôi. Điều này khiến tôi vô cùng hoang mang và lo sợ khi thấy trên mặt người đàn ông này có vết sẹo dài trông rất đáng sợ. Tôi kinh hãi và chạy thẳng vào nhà gọi má.
Khi được má giới thiệu đây là ba mình nhưng tôi lại không thể tin được. Đối với suy nghĩ non nớt của tôi, ông ấy là một người đàn ông xa lạ và có phần đang sợ. Trong ba ngày ba ở nhà tôi đã hành động thậm tệ với ông, nhất định không cho ông được ngủ cùng với má con tôi. Tôi còn không làm theo lệnh khi ông bắt trông nồi cơm hay gọi trống không khi mời ba vào ăn cơm và không chịu gọi ông một tiếng ba. Thậm chí ngay cả khi ông ân cần gắp thức ăn cho tôi nhưng tôi lại láo xược hất đi làm tan tành mâm cơm và trong cơn nóng giận ông đã đánh tôi. Tôi ấm ức và thấy ông vô cùng đáng ghét nên đã chạy sang nhà bà ngoại ở gần, vừa khóc thảm thương vừa kể lại chuyện và còn trách ông đánh tôi.
Và bà ngoại đã giải thích cho tôi biết về khoảng thời gian chiến tranh lịch sử khốc liệt, và chính cái tàn nhẫn ấy của chiến tranh đã để lại trên khuôn mặt của ba tôi vết sẹo đáng sợ như vậy. Và vào khoảng khắc ấy tôi đã hiểu tất cả vì sao tôi không thể ở cạnh ba nhiều năm nay và vì sao ba lại không giống như trong hình chụp với má. Sự hối hận ngập tràn trong lòng tôi dâng lên, tôi tự trách bản thân vì đã đối xử tệ với người cha mình ngày đêm mong nhớ.
Hôm sau tôi quay trở về nhà với bà ngoại. Đến khi nhận ra rằng người ba mà tôi chưa kịp ấy sắp phải quay trở lại chiến khu, tôi đã òa khóc và cất tiếng gọi ba. Tôi khóc và nũng nịu với ba, tôi không cho ba nữa nhưng chiến trường còn phải tiếp tục nên ba không thể ở lại. Ba cũng rất buồn và hứa sẽ tặng tôi một chiếc lược ngà. Đến lúc này tôi mới quệt nước mắt và đồng ý chào tạm biệt ba.
Tuy nhiên cuộc chiến tranh đầy bất chắc ấy đã khiến đó là lần cuối tôi gặp ba của mình bởi ba đã hi sinh trong một lần chiến đấu. Bác Ba người đồng đội của ba đã trao lại cho tôi chiếc lược ngà kỉ vật duy nhất ba để lại cho tôi được khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Và bây giờ mỗi khi nhìn thấy chiếc lược ngà ấy tôi vô cùng đau lòng và nhớ ba rất nhiều.