Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân? Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù”? Nội dung tác phẩm Chữ người tử tù? Dàn ý nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù? Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù?
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một áng văn sâu sắc về người nghệ sĩ chân chính yêu cái đẹp nhất quyết không chịu khuất phục cường quyền sẵn sàng chết mà không lo sợ. Bài viết dưới đây là bài Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân:
Nguyễn Tuân (sinh năm 1910 và mất năm1987) được sinh ra và trưởng thành tại thành phố Hà Nội. Sở trường của Nguyễn Tuân là thể loại tùy bút và ký, với tài năng điêu luyện trong sử dụng và sáng tạo ngôn từ tiếng Việt.
Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng rất lớn từ Cha mình- một nhà nho lỗi lạc và yêu nước trong thời kì chế độ thực dân phong kiến. Sinh ra trong thời điểm nước mất nhà tan nên ông sớm ý thức về lòng yêu nước. Sau khi phải đi tù vì tham gia một phong trào phản đối giáo viên người Pháp nói xấu người Việt ông bén duyên với sự nghiệp văng chương và bắt đầu sáng tác.
Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân có thể kể đến như: Vang bóng một thời tiêu biểu với truyện ngắn Chữ người tử tù, Một chuyến đi, Tùy bút, Thiếu quê hương, Tàn đèn dầu lạc, Cảnh sắc và hương vị đất nước, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Tùy bút sông Đà, Chiếc lư đồng mắt cua,…
2. Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù:
Tác phẩm nằm trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân, lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”
Bố cục gồm 3 phần:
Phần 1 (từ đầu đến đoạn “rồi sẽ liệu“): Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục.
Phần 2 (tiếp theo đến đoạn“trong thiên hạ“): Viên quản ngục muốn xin chữ thư pháp từ Huấn Cao
Phần 3 (đoạn còn lại): Khung cảnh cho chữ chưa bào giờ có trong ngục.
3. Nội dung tác phẩm Chữ người tử tù:
Huấn Cao là một tử tù bị nhốt trong nhà lao do chống lại triều đình và là nhà nho tài hoa viết chữ thư pháp ngoài ra còn có tài “bẻ khóa và vượt ngục”. Trước khi bị xử tử, Huấn Cao vì cảm mến thái độ “biệt nhỡn nhân tài” và tấm lòng gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ người này. Vào tối trước ngày bị xử tử, Huấn Cao – một tử tù mình đầy xiềng xích trong chốn ngục tù bẩn thỉu tàn tạ đang tinh tế phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng, bên cạnh là viên quản ngục và thầy thơ đang sợ sệt. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên hai người này nên nên rời xa chốn xấu xa, hỗn loạn này để giữ tấm lòng yêu cái đẹp và thỏa chí với thú chơi thư pháp tinh hoa. Những lời khuyên chân thành đó đã lay động tấm lòng viên quản ngục có tấm hồn yêu cái đẹp.
4. Dàn ý nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù:
4.1 Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Nêu nội dung đề bài yêu cầu phân tích: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù siêu hay
4.2 Thân bài:
Nhân vật Huấn Cao mang nét đẹp của tư thế, khí phách.
– Một người tự trọng, sống hiên ngang không ham danh lợi: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
– tư thế hiên ngang mạnh mẽ: “… những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người tu, người ta cũng còn chẳng biết ai nữa…”
– Chống lại binh quyền, bị bắt giam tử ngục, coi thường gian khổ, kể cả cái chết “Đến cái cảnh chết chém, ông cũng chẳng sợ nữa …”
– Suy nghĩ, hành động phóng khoáng: thản nhiên nhận rượu thịt của quản ngục dù đang bị giam cầm.
– Khinh bỉ kẻ là tiểu nhân ra oai, bọn tàn nhẫn, dõng cặn bã.
– Thái độ và ngôn ngữ đầy khí phách, luôn hiên ngang giữa cái nền xám xịt của ngục tù. Viên quản ngục khép nép hỏi Huấn Cao cần gì nữa không, ông rất thản nhiên trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.
Nhân vật Huấn Cao mang nét đẹp của tâm hồn vồ cùng tài hoa
– Tâm hồn cao quý không bị vấy bẩn bởi thế cuộc:
Huấn Cao ngợi ca bản chất tốt đẹp của mỗi người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo đầy chân thành đối với quản ngục thể hiện cái tâm hồn cao quý của nhân vật Huấn Cao.
Yêu cái đẹp và chân thành với những người yêu quý cái đẹp.
Huấn Cao khi hiểu được tấm lòng thành thật của ngục quan, ông liền vui vẻ thỏa mái cho chữ, mà tự trách vì không tỏ tấm lòng của người khác: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
– Con người tài hoa:
– Thú vui thư pháp (nghệ thuật viết chữ Hán) là một hoạt động tao nhã của người thời xưa, bên cạnh các thú vui là cầm, kỳ, thi, họa. Ông Huấn Cao có tài viết chữ thư pháp đẹp nổi tiếng khắp vùng, “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”.
– Nhưng với nét tài hoa ấy chỉ dành cho những người biết quý trọng có tâm có tài là người tri kỷ của ông: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Và ông cho chữ quản ngục bởi thấu hiểu tấm long biết quý trọng thú thư pháp thực sự “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”.
– Cái cao đẹp của thư pháp đối lập với cái dơ bẩn của nhà ngục tối.
– Hình ảnh của người tù nhân cổ đeo gông, chân bị xiềng trói chặt mà bình thản viết chữ đối lập với hình ảnh lo sợ uy quyền của thầy thơ và viên quản ngục.
=> Biểu lộ ý nghĩa sâu sắc: giữa mảnh đất chết u ám của nhà ngục, cái đẹp vẫn có thể sản sinh bởi một con người tài hoa không run sợ uy quyền không bận tâm cái chết . Lời giáo khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục như bổ sung thêm triết lí: cái đẹp không thể dung hòa với tội ác.
Đánh giá về hình tượng Huấn Cao
– Tượng trưng cho cái đẹp của tài năng, của thiên lương.
– Nhân vật Huấn Cao, cũng như nhân vật khác trong Vang bóng một thời là một con người tài hoa với vẻ đẹp khí phách có trách nhiệm với thời cuộc và cái đẹp của tâm hồn.
4.3 Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tài hoa trong cách miêu tả kể chuyện của tác giả
– Nêu quan điểm cá nhân về nhân vật Huấn Cao
5. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù:
Tác phẩm “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn ca ngợi những con người tài hoa với phẩm chất cao đẹp, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả đó có là chốn ngục tù tối tăm bẩn thỉu thì nhân vật Huấn Cao vẫn rạng ngời những phẩm chất cao đẹp. Trên con đường đấu tranh và giữ gìn cái đẹp chân chính nhất người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao luôn bảo toàn trọn vẹn phẩm chất cao đẹp, không gục ngã trước uy quyền, không hạ mình trước cái xấu xa. Thông qua người nghệ sĩ đương thời là Huấn Cao, tác giả Nguyễn Tuân đã khiến cho người đọc có nhiều suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về con người về cái đẹp của nghệ thuật.
Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa khó tìm. Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân tô đậm cái biệt tài viết chữ thư pháp đẹp của ông Huấn. Đây là một bộ môn nghệ thuật đầy tinh hoa, bởi tài năng hội hoạ thì nhiều, nhưng người có tài thư pháp thì rất hiếm. Chữ trong tác phẩm thư pháp không phải là hội tụ của sự khéo léo, tinh tế, thạo nghề của một người viết mà còn là yêu cầu sáng tạo đối với nhà thư pháp. Mỗi nét bút là sự kết tụ tinh hoa và nhiệt huyết của người nghệ sĩ viết thư pháp trong đó chứa đựng những khát khao thẳm sâu trong tâm hồn nhân cách của người viết. Chữ của Huấn Cao là nhân cách cao đẹp và phi thường bởi không chỉ vì “đẹp lắm, vuông lắm” mà còn nói lên “những cái hoài bão tung hoành của một đời người”. Chính vì lẽ ấy “có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời” đối với viên quản ngục.
Huấn Cao còn là người kiên cường theo tiếng gọi của tự do cầm gươm chống lại binh quyền thống trị. Mặc dù chí lớn không thành và trở thành tử tù nhưng ông vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần, tư thế luôn đường hoàng, oai phong. Trước mặt ngục quan và đám lính tù ra oai, Huấn Cao lạnh lùng “khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” để khẳng định cái tư thế oai phong của mình. Khi quản ngục “khép nép hỏi ông Huấn: ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Ông khẳng khái trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Đây đúng là một khí thế thật ngang tàng và đầy kiêu hãnh. Rồi khi thấu hiểu tấm lòng của quản ngục “là một tấm lòng trong thiên hạ” ông đã bằng lòng cho chữ trong tư thế “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Hai hình ảnh đối lập được biểu lộ một là xiềng xích, cường quyền và không khí ngột ngạt của ngục tù và hai là người nghệ sĩ đang tích cực cống hiến cho cái đẹp, cho nghệ thuật. Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân, Huấn xứng đáng là một bậc đại trượng phu tuy không cầm binh đạo nhưng vẫn uy nghiêm với phương châm sống: “Bần cư bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”.
Huấn Cao là con người có thiên lương cao khiết luôn ý thức giữ gìn trọn vẹn cái tài của trời cho. Ông Huấn ngẩng cao đầu trước cường quyền, tiền tài “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ”. Ông cảm kích với những người “sống giữa một đống cặn bã” mà giữ vững “thiên lương”. Khi biết viên quản ngục là người “có sở thích cao quý” cùng với “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” ông tự trách “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Đây không phải là sự dâng nộp tài hoa của một tử tù cho viên quan, mà là trân trọng với kẻ liên tài, người tri kỉ, ông vẫn nâng niu trân trong chút “thiên lương” ở con người phải sống trong cái ác nhưng vẫn hướng thiện. Ông Huấn không chỉ cho chữ mà còn đĩnh đạc bảo thầy Quản nên thoát khỏi cái nghề này đi rồi hãy nghĩ đến chơi chữ. Đây là lời cuối của Huấn Cao trước về cõi vĩnh hằng, là cái đạo làm người ông muốn gửi gắm: hãy biết “giữ thiên lương cho lãnh vững”.
Đúng như lời nhận xét của Vũ Ngọc Phan: “ Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân đặc Việt Nam từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác”. Nhân vật Huân Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là biểu hiện rõ nhất của một tâm hồn hết mình bám trụ với cái đẹp, dù có thể cận kề cái chết nhưng quyết không để cái đẹp bị nhúng tràm bẩn.