Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 loãng? là một trong những câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất của các bạn học sinh trong quá trình theo học chương trình hóa học lớp 10. Dưới đây là bài viết trả lời và các dạng bài tập có liên quan đến chủ đề trên, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
Ẩn1. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu.
B. Al.
C. Mg.
D. Fe.
Đáp án và hướng dẫn lời giải chi tiết: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Fe + H2SO4→ FeSO4 + H2
Do đó, kim loại Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.
Đáp án A
2. Tính chất hóa học của kim loại:
1. Tác dụng với phi kim
a. Với oxi Nhiều kim loại phản ứng được với oxi tạo thành oxit. 3Fe + 2O2 Fe3O4 Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxi b. Với lưu huỳnh – Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua (=S) 2Al + 2S Al2S3 c. Phản ứng với clo Nhiều kim loại phản ứng được với clo tạo thành muối clorua (-Cl) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
2. Tác dụng với axit
– Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng (chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 – Tác dụng với HNO3, H2SO4trong điều kiện đặc, nóng. Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau M + HNO3 → M(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí M + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muối
Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng. 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
4. Tác dụng với nước
Những kim loại mạnh gồm: R = {K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…} trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ. R + nH2O → H2 + R(OH)n
3. Câu hỏi vận dụng liên quan:
Câu 1. Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch HCl, Ba(NO3)2 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên là chất nào?
A. dung dịch NaCl
B. dung dịch AgNO3
C. dung dịch NaOH
D. quỳ tím
Câu 2. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.
B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.
D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3
Câu 3. Dãy chất nào dưới đây tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng mà không tác dụng với dung dịch axit H2SO4loãng?
A. BaCl2, KOH, Zn.
B. NH3, MgO, Ba(OH)2.
C. Fe, Al, Ni.
D. Cu, S, C12H22O11
Câu 4. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là
A. Na2SO3, CaCO3, Zn.
B. Al, MgO, KOH.
C. BaO, Fe, CaCO3.
D. Zn, Fe2O3, Na2SO3.
Câu 5. Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg, Zn, Ag, Cu.
B. Mg, Zn, Fe, Cu.
C. Zn, Fe, Al, Mg.
D. Al, Cu, Fe, Ag.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. H2SO4đặc là chất hút nước mạnh.
B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.
C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.
D. Khi pha loãng axit sunfuric chỉ được cho từ từ nước vào axit.
Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của H2SO4 đặc?
A. tính háo nước
B. Tính axit
C. Tính oxi hóa
D. Tính khử
Câu 8. Người ta sử dụng Axit sunfuric đặc làm khô các chất khí ẩm. Loại khí nào sau đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc?
A. Khí SO2.
B. Khí H2S.
C. Khí NH3.
D. cả A và B đúng.
Câu 9. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Fe, Cu, Mg
B. Zn, Fe, Cu
C. Zn, Fe, Al.
D. Fe, Zn, Ag
Câu 10. Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Zn, Fe2O3, Ba(OH)2.
B. Ag, CuO, Cu(OH)2.
C. K2O, Fe(OH)2, K2CO3.
D. MgO, MgCO3, Mg(OH)2
Câu 11. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là
A. Na2SO3, CaCO3, Zn.
B. Al, MgO, KOH.
C. BaO, Fe, CaCO3.
D. Zn, Fe2O3, Na2SO3.
Câu 12. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể hoà tan hoàn toàn chất rắn?
A. Cho hỗn hợp Cu, CuO vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Cho hỗn hợp Cu, Fe, Sn vào dung dịch FeCl3.
C. Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
D. Cho hỗn hợp Na, Mg vào H2O.
Câu 13. Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất H2SO4, Na2SO4, NaOH
A. Dung dịch BaCl2
B. Quỳ tím
C. Dung dịch Ba(OH)2
D. Zn
Câu 14. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?
A. H2SO4 tan tốt trong nước
B. Ở điều kiện thường H2SO4 đặc nguội phản ứng được với Al, Fe
C. H2SO4có tính axit mạnh.
D. H2SO4 đặc có tính háo nước.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. H2SO4 loãng phản ứng với nhiều kim loại (trừ Cu, Ag, Au…) giải phóng khí H2.
B. H2SO4 đặc, nóng phản ứng với nhiều kim loại (trừ Cu, Ag, Au…) giải phóng khí H2.
C. HCl phản ứng với tất cả kim loại giải phóng khí H2.
D. HCl và HNO3 phản ứng với nhiều kim loại (trừ Cu, Ag, Au…) giải phóng khí H2.
Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?
A. H2SO4 tan tốt trong nước
B. Ở điều kiện thường H2SO4 là chất rắn.
C. H2SO4 có tính axit mạnh.
D. H2SO4 đặc có tính háo nước.
Câu 17. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.
A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.
B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.
C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.
D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.
Câu 18. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch bazơ NaOH tạo 2 muối nào?
A. Na2S2 và NaHS
B. Na2S2 và Na2S
C. Na2S và NaHS
D. NaS và NaHS
Câu 19: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M loãng. Giá trị của V là:
A. 0,23.
B. 0,18.
C. 0,08.
D. 0,16.
Câu 20: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là:
A. Cu
B. Zn
C. Fe
D. Mg
Câu 20: Cho 10g hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 6,4.
B. 3,4.
C. 4,4.
D. 5,6.
Câu 21: Hòa tan 2,7 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại A là
A. Fe
B. Sn
C. Zn
D. Al
Câu 22: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg
B. Al
C. Fe
D. Cu
Câu 23: Hoà tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A và 8,96 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 59,1 gam
B. 35,1 gam
C. 49,5 gam
D. 30,3 gam.
Câu 24: Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là
A. 5,21 gam.
B. 4,81 gam.
C. 4,8 gam.
D. 3,81gam.
Câu 25: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit H2SO4 dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là
A. 20,7 gam.
B. 13,6 gam.
C. 16,1 gam.
D. 27,2 gam.
Câu 26: Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được m gam muối trung hòa và 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 51,1
B. 42,6
C. 50,3
D. 70,8