Tỉnh Quảng Nam có một địa điểm du lịch rất nổi tiếng, khu phố cổ này đã có từ thế kỉ 19 và vượt qua thời gian đến nay trở thành một di sản văn hóa, kiến trúc đẹp đẽ đầy phong vị cổ kính. Hội An cái tên nổi tiếng cả trong và ngoài nước với vẻ đẹp và sự trường tồn theo năm tháng.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về phố cổ Hội An ở Quảng Nam hay:
Trong những di sản văn hóa lâu đời của Việt Nam ta hiện nay, phố cổ Hội An là một quần thể di tích lớn mà vẫn còn nguyên vẹn và vẫn còn được sử dụng như một dãy phố bình thường với các hoạt động buôn bán. Phố cổ Hội An đang là một địa điểm du lịch nổi tiếng gần xa cả trong và ngoài nước.
Hội An là một khu phố cổ, đơn sơ, mộc mạc, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng ba mươi ki-lô-mét và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999. Bước chân vào dãy phố này ta như trở về lại khoảng thời gian ngày xưa yên bình với không khí trong lành không có bóng xe cộ qua lại. Không gian và thời gian dường như lắng đọng trên mái ngói rêu phong cũ kĩ của phố cổ trên những căn nhà gỗ từ xa xưa, chùa Cầu, quán hội Phúc Kiến, Quảng Đông, đang âm thầm, lặng lẽ tồn tại như chưa từng trải qua bão táp của thời gian, khung cảnh vẫn mãi không thay đổi. Ở đây, khách du lịch sau khi tham quan những kiến trúc xưa của người Hoa và người Nhật Bản xưa, mọi người có thể đi thăm các làng nghề truyền thống. Không những thế, du khách còn có thể tự tay làm thử nghề gốm thủ công xưa để làm ra những món quà kỉ niệm mang về cho người thân. Hội An rực rỡ nhất là vào những buổi đêm với những chiếc đèn neon được thay bằng những chiếc đèn tròn, lục lăng theo kiểu Trung Hoa treo ở cửa ra vào. Ngoài ra, những loại đèn quả trám hay ống dài của Nhật Bản phất giấy trắng cũng thường được treo lơ lửng ở mái hiên. Vào đêm hội hoa đăng, tất cả mọi người phải tắt hết tất cả các thiết bị điện. Mọi người đều vui vẻ làm những việc này mà không hề cảm thấy bất tiện. Nếu đã đến Hội An không thể bỏ qua mà hãy nếm thử một vài món ăn phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình ảnh phong cách kiến trúc cổ của người Hoa và Nhật Bản xưa.
Theo sự phát triển hiện nay, phố cổ Hội An vẫn được giữ gìn nét đẹp cổ xưa trên từng góc mái nhà, khung cửa. Người dân ấm áp niềm nở và vẻ đẹp rực rỡ về đêm luôn níu chân du khách quay trở lại. Nếu có dịp hãy ghé thăm dãy phố cổ kính đầy phong vị ngày xưa này để hiểu biết hơn về con người Việt Nam.
2. Thuyết minh về phố cổ Hội An ở Quảng Nam ngắn gọn:
Tỉnh Quảng Nam có một địa điểm du lịch rất nổi tiếng, khu phố cổ này đã có từ thế kỉ 19 và vượt qua thời gian đến nay trở thành một di sản văn hóa, kiến trúc đẹp đẽ đầy phong vị cổ kính. Hội An cái tên nổi tiếng cả trong và ngoài nước với vẻ đẹp và sự trường tồn theo năm tháng.
Phố cổ Hội An là một quần thể di tích kiến trúc gồm nhà cửa, hội quán, đình miếu, giếng cổ… với số lượng lên đến hơn một ngàn cá thể. Trải qua sự tàn phá của thời gian những những công trình xây dựng ở Hội An với giữ lại gần như nguyên vẹn từng cây cột, viên gạch, mái ngói phủ kín rêu phong quá khứ. Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở phố cổ Hội An chính chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu rắn chắc và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều được thiết kế hòa hợp với thiên nhiên khi lấy ánh sáng từ giếng trời và trang trí tiểu cảnh hòn non bộ và cây cối để tạo bầu không khí trong lành không quá ngột ngạt do chiều ngang hẹp. Những ngôi nhà ở phố cổ Hội An có lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, và tràn ngập ánh sáng mặt trời. Có thể thấy, con người và thiên nhiên như hòa làm một. Đường phố được bố trí ngắn, và uốn lượn quanh các ngôi nhà nếu nhìn từ trên cao xuống sẽ cảm tưởng như một bàn cờ xinh đẹp. Vào mỗi buổi đêm người dân nơi đây sẽ thắp lên những chiếc đèn lồng theo kiểu Trung Hoa hay hình ống giấy của Nhật Bản lung linh, rực rỡ để du khách đi dạo trên các con phố và thưởng thức những món ăn độc đáo của Hội An điển hình là món Cao lầu nổi tiếng. Chùa Cầu cũng là một biểu tượng của Hội An được các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào giữa thế kỉ 16 theo lối kiến trúc độc đáo với một niềm tin tín ngưỡng. Đây là địa điểm vẫn luôn thu hút khách du lịch gần xa, ghi dấu văn hóa xưa và sự giao thoa thông thương của người Việt với các nước.
Hội An vẫn luôn đứng đó như một chứng nhân theo dõi sự thay đổi xoay vần theo dòng lịch sử cả chặng đường dài. Nơi đây vẫn gần như nguyên vẹn với nét đẹp cổ kính với sự hiền hòa ấm áp luôn vươn tay đón chào những con người viễn xứ tìm kiếm một vùng đất bình yên hòa mình cùng tự nhiên.
3. Thuyết minh về phố cổ Hội An ở Quảng Nam chi tiết:
Phố cổ Hội An nơi giao thương và giao lưu văn hóa của Việt, Nhật, Hoa. Nơi này đã từng là thương cảng quan trọng nắm mạch máu kinh tế của cả vùng Đông Nam Á. Đến nay nơi này vẫn giữ được khá nguyên vẹn dù đã trải qua thời gian khá lâu vẻ đẹp cổ kính của những công trình xây dựng độc đáo.
Hội An là một quần thể các kiến trúc xưa được giữ gìn gần như nguyên vẹn với hơn một ngàn cá thể. Các loại hình công trình xây dựng bao gồm nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, có thể nói đây là một trong những mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại. Cùng với các tập quán và lối sống vẫn còn được giữ lại và duy trì của người dân tạo nên một bảo tàng sống rộng lớn, sinh động. Cảng Hội An là một trong những thương cảng có quy mô tương đối lớn, được hình thành từ thế kỷ 15, đây là nơi các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại văn hóa của mình qua các ngôi chùa. Đến nửa sau thế kỷ 17, nơi này thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù của Đại Việt. Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất, là thương cảng quan trọng cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn. Vào những năm 80, phố cổ Hội An đã trở thành địa điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng thu hút du khách khắp thế giới. Lễ hội đèn hoa vào mỗi tối với những kiểu đèn lồng đặc sắc khác nhau. Ở đây du khách cũng có thể thưởng thức những món đặc sản chỉ có ở Hội An như Cao lầu, bánh Bo, bánh Vạc… trong không gian các ngôi nhà với lối kiến trúc cổ kính như quay ngược thời gian trải qua thăng trầm và lắng đọng. Chùa Cầu cũng là một địa điểm nổi tiếng với văn hóa tín ngưỡng và lối
kiến trúc của người Nhật Bản đã có rất nhiều lượt khách đến chiêm ngưỡng tham quan. Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo từ những chiếc đèn lồng trong khu phố cổ quyện với những sinh hoạt văn hóa đặc trưng của miền Trung như giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo… là một trong những nét văn hóa cực kỳ nổi tiếng, tiếng hò vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố… tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ mà bất kì người du khách ngào cũng phải nao lòng. Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế cũng là quần thể kiến trúc cổ lớn của người Việt, không quá sôi động như Chợ Lớn khu giao thương đặc biệt của người Hoa giữa lòng Sài Gòn xưa, nét cổ truyền nơi phố cổ Hội An mang một vẻ đẹp thuần khiết, đây cũng là một trong những nơi thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.
Hội An đến nay vẫn đang được nỗ lực giữ gìn những công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng theo kiến nghị của tổ chức UNESCO. Vẫn vẻ đẹp cổ kính đầy rêu phong, vẫn ấm áp niềm nở chào đón du khách đến chiêm ngưỡng dấu ấn được lắng đọng của thời gian.