Bài tập Chuỗi phản ứng hóa học vô cơ lớp 9 có lời giải với lý thuyết hướng dẫn cách làm và một số bài tập về chuỗi phản ứng hóa học vô cơ cho các bạn học sinh lớp 9 luyện tập và thành thạo hơn về bài học này.
Mục lục bài viết
1. Phương pháp giải bài tập chuỗi phản ứng hóa học vô cơ lớp 9:
Để có thể giải được các bài tập chuỗi phản ứng hóa học vô cơ lớp 9, các bạn học sinh cần:
– Nắm chắc các kiến thức về tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất vô cơ như: oxit, axit, bazơ, muối, kim loại và phi kim.
– Nắm vững phương pháp điều chế các loại hợp chất vô cơ.
– Nắm vững mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ:
Axit, bazo, oxit có thể tạo ra muối
Bazo có thể tạo ra oxit bazo và ngược lại
Oxit axit có thể điều chế được axit
Axit cũng có một số trường hợp điều chế được oxit axit
Muối có thể điều chế ra Axit và bazo
Khi nắm chắc được các kiến thức trên, các em học sinh có thể giải bài tập chuỗi phản ứng hóa học vô cơ với các bước như sau:
– Bước 1: Xác định các chất trong phương trình
– Bước 2: Viết đầy đủ các phương trình hóa học khi đã tìm ra các chất.
– Bước 3: Cân bằng phương trình hóa học để hoàn thiện bài tập.
2. Ví dụ minh họa về bài tập chuỗi phản ứng hóa học vô cơ:
Ví dụ 1: Viết phương trình hóa học cho các chuỗi phản ứng hóa học vô cơ dưới đây:
a, S –(1)–> SO2 –(2)–> CaSO3/ (3) Na2SO3/ (4) H2SO3 –(5)–> Na2SO3 –(6)–> SO2.
b, Cu –(1)–> CuO –(2)–> CuSO4 –(3)–> CuCl2 –(4)–> Cu(OH)2 –(5)–> Cu(NO3)2 –(6)–> Cu
Đáp án:
a, Đối với chuỗi phản ứng S –(1)–> SO2 –(2)–> CaSO3/ (3) Na2SO3/ (4) H2SO3 –(5)–> Na2SO3 –(6)–> SO2, các phương trình hóa học như sau:
(1) S + O2 → SO2 (có xúc tác nhiệt độ)
(2) SO2 + CaO → CaSO3 (có xúc tác nhiệt độ)
(3) SO2 + 2 NaOH → Na2SO3 + H2O
(4) SO2 + H2O ↔ H2SO3
(5) H2SO3 + 2 NaOH → Na2SO3 + 2 H2O
(6) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
b, Chuỗi phản ứng Cu –(1)–> CuO –(2)–> CuSO4 –(3)–> CuCl2 –(4)–> Cu(OH)2 –(5)–> Cu(NO3)2 –(6)–> Cu, các phương trình hóa học như sau:
(1) 2 Cu + O2 → 2 CuO (có xúc tác nhiệt độ)
(2) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
(3) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + CuCl2
(4) CuCl2 + 2 NaOH → Cu(OH)2 + 2 NaCl
(5) Cu(OH)2 + 2 HNO3 → Cu(NO3)2 + 2 H2O
(6) Cu(NO3)2 + Fe → Fe(NO3)2 + Cu
Ví dụ 2: Cho sơ đồ phản ứng dưới đây, hãy xác định các chất bị ẩn và viết phương trình hóa học cho chuỗi phản ứng đó:
A + M → Fe (có xúc tác nhiệt độ) + H2SO4 (loãng) → B + NaOH → C → Fe(OH)3 → G
Biết: A + H2SO4 (loãng) → B + G + H2O
Đáp án:
Xác định các chất bị ẩn:
Ta có :
A + M → Fe (có xúc tác nhiệt độ)
A + H2SO4 (loãng) → B + G + H2O
Do đó => chất A là Fe3O4, B là FeSO4, C là Fe(OH)2 và G là Fe2(SO4)3.
Chuỗi các phản ứng hóa học xảy ra là:
Fe3O4 + 4 CO → 3 Fe + 4 CO2 (có xúc tác nhiệt độ)
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2
FeSO4 + 2 NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
4 Fe(OH)2 + O2 + 2 H2O → 4 Fe(OH)3
2 Fe(OH)3 + 3 H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6 H2O
3. Các bài tập tự luyện:
Bài tập 1: Tìm các công thức hóa học bị ẩn và hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
a, A + H2SO4 (đặc) → B + SO2 + H2O (có xúc tác nhiệt độ)
b, B + NaOH → C + Na2SO4
c, C → D + H2O (xúc tác nhiệt độ)
d, D + H2 → A + H2O (xúc tác nhiệt độ)
e, A + E → Cu(NO3)2 + Ag
Đáp án:
Các công thức hóa học bị ẩn là:
A: Cu | B: CuSO4 | C: Cu(OH)2 | D: CuO | E: AgNO3 |
Hoàn thiện các chuỗi phản ứng, ta có:
a, Cu + 2 H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + H2O (có xúc tác nhiệt độ)
b, CuSO4 + 2 NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
c, Cu(OH)2 → CuO + H2O (xúc tác nhiệt độ)
d, CuO + H2 → Cu + H2O (xúc tác nhiệt độ)
e, Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2 Ag
Bài tập 2: Viết phương trình hóa học từ chuỗi chuyển đổi hóa học sau:
Al –(1)–> Al2O3 –(2)–> NaAlO2 –(3)–> Al(OH)3 –(4)–> Al2(SO4)3 –(5)–> AlCl3 –(6)–> Al(NO3)3
Đáp án:
(1) 4 Al + 3 O2 → 2Al2O3 (có xúc tác nhiệt độ)
(2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
(3) 2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → Na2CO3 + 2Al(OH)3↓
(4) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O
(5) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4↓
(6) AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl↓
Bài tập 3: Tìm các công thức hóa học bị ẩn và hoàn thành các phản ứng hóa học sau:
a, A → B + CO2 (có xúc tác nhiệt độ)
b, B + H2O → C
c, C + CO2 → A + H2O
d, A+ H2O → CO2 + D
e, D → A + H2O + CO2
Đáp án:
Các công thức hóa học bị ẩn là:
A: CaCO3 | B: CaO | C: Ca(OH)2 | D: Ca(HCO3)2 |
Hoàn thiện các chuỗi phản ứng, ta có:
a, CaCO3 → CaO + CO2 (có xúc tác nhiệt độ)
b, CaO + H2O → Ca(OH)2
c, Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
d, CaCO3 + H2O → CO2 + Ca(HCO3)2
e, Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
Bài tập 4: Xác định công thức hóa học và hoàn thành các phương trình phản ứng dưới đây:
a, A + B → CaCO3 + C
b, Al2O3 + H2SO4 → X + Y
c, NaCl + Y → Cl2 + D + C
d, KHCO3 + Ca(OH)2 → K + Z + Y
e, Fe2(SO4)3 + E 3FeSO4
f, FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2 ↓ + G
g, Fe2(SO4)3 + 6NaOH H + 3Na2SO4
Đáp án:
Các chất bị ẩn trong các phương trình hóa học là:
A: Na2CO3 | B: Ca(OH)2 | C: NaOH | D: H2 |
G: Na2SO4 | H: Fe(OH)3 | K: CaCO3 | Z: K2CO3 |
X: Al2(SO4)3 | Y: H2O | E: Fe |
|
Đáp án:
a, Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2 NaOH
b, Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3 H2O
c, 2 NaCl + 2 H2O → Cl2 + H2 + 2 NaOH
d, 2 KHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + K2CO3 + 2 H2O
e, Fe2(SO4)3 + Fe 3FeSO4
f, FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2 ↓ + Na2SO4
g, Fe2(SO4)3 + 6NaOH 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
Bài tập 5: Viết các phương trình hóa học để hoàn thiện sơ đồ dưới đây:
a, Fe –(1)–> Fe3O4 –(2)–> CO2 –(3)–> NaHO3 –(4)–> NaCl –(5)–> Cl2 –(6)–> FeCl3
b, S –(1)–> SO2 –(2)–> SO3 –(3)–> H2SO4 –(4)–> Na2SO4 –(5)–> BaSO4
c, SO2 –(2)–> H2SO3 –(3)–> Na2SO3 –(4)–> SO2
d, CaCO3 –(1)–> CaO –(2)–> CaCl2/ (3) Ca(OH)2 –(4)–> CaCO3/ (5) Ca(NO3)2
Đáp án:
a, Chuỗi Fe –(1)–> Fe3O4 –(2)–> CO2 –(3)–> NaHO3 –(4)–> NaCl –(5)–> Cl2 –(6)–> FeCl3 có các phương trình hóa học là:
(1) 3 Fe + 2 O2 → Fe3O4 (có xúc tác nhiệt độ)
(2) Fe3O4 + 4 CO → 3 Fe + 4 CO2 (Có xúc tác nhiệt độ)
(3) CO2 (dư) + NaOH → NaHCO3
(4) NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
(5) 2 NaCl + 2 H2O → 2 NaOH + Cl2 + H2 (có xúc tác điện phân dung dịch)
(6) 3 Cl + 2 Fe → 2 FeCl3 (có xúc tác nhiệt độ)
b, Chuỗi S –(1)–> SO2 –(2)–> SO3 –(3)–> H2SO4 –(4)–> Na2SO4 –(5)–> BaSO4 có phương trình hóa học lần lượt là:
(1) S + O2 → SO2 (có xúc tác nhiệt độ)
(2) 2 SO2 + O2 ↔ 2 SO3
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) H2SO4 + 2 NaOH → Na2SO4 + 2H2O
(5) Na2SO4 + BaCl2 →BaSO4 + 2 NaCl
c, Chuỗi SO2 –(1)–> H2SO3 –(2)–> Na2SO3 –(3)–> SO2 có các phương trình hóa học như sau:
(1) SO2 + H2O → H2SO3
(2) H2SO3 + 2 NaOH → Na2SO3 + 2 H2O
(3) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2
d, Chuỗi CaCO3 –(1)–> CaO –(2)–> CaCl2/ (3) Ca(OH)2 –(4)–> CaCO3/ (5) Ca(NO3)2 có phương trình hóa học như sau:
(1) CaCO3 → CO2 + CaO (có xúc tác nhiệt độ)
(2) CaO + 2 HCl → CaCl2 + H2O
(3) CaO + H2O → Ca(OH)2
(4) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(5) CaCO3 + 2 HNO3 → Ca(NO3)2 + 2 H2O