Đề thi Khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt lớp 3 là bài kiểm tra quan trọng nhằm đánh giá năng lực và hiệu quả học tập của học sinh. Nội dung bài thi tập trung vào các kiến thức và kỹ năng tiếng Việt cơ bản như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và đọc hiểu.
Mục lục bài viết
1. Đề thi Khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt lớp 3 mới nhất:
Trường __________________________ Họ và tên ________________________ Lớp ____________________________ | Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Năm học 202… – 202… Môn: Tiếng Việt |
ĐỀ BÀI
I. ĐỌC HIỂU – ĐỌC TIẾNG:
1/ Đọc hiểu (4 điểm) Em hãy đọc thầm đoạn văn sau và khoanh tròn vào ô trước câu trả lời đúng.
CHÚ MÈO CON
Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động: nó rình một con bướm đang chợp chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, mèo con chồm ra. Thôi hụt rồi!…
Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lốc giữa sân, cho đến lúc chạm bịch vào gốc cau.
Câu 1. Mèo con chạy giỡn trước sân khi thời tiết như thế nào?
a. Nắng ấm
b. Mưa rét
c. Cả a và b đều đúng
Câu 2. Hai tai và đuôi mèo con như thế nào?
a. Dựng đứng
b. Ngoe nguẩy
c. Cả a và b đều đúng
Câu 3. Mèo con nép mình vào gốc cây để làm gi?
a. Tránh nắng
b. Rình một con bướm
c. Rình bắt chuột
Câu 4. Câu: “Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai là gì?
c. Ai thế nào?
2/ Đọc thành tiếng (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 2 Tiếng Việt 3 tập 1, và yêu cầu HS trả lời từ 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: (3 điểm) Thời gian: 15 phút
………
2. Bài tập (2 điểm):
a. Điền vào chỗ trống (1đ)
tr hay ch: ………ăm sóc, một …..…ăm, va ……..ạm, …..…ạm y tế.
b. Ghi lời giải câu đố sau (1đ):
Tiếng có vần uôc hoặc uôt:
Có sắc – để uống hoặc tiêm
Thay sắc bằng nặng – là em nhớ bài
Là tiếng:……
3/ Tập làm văn(5đ):
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 ,5 câu) nói về một loài cây mà em thích theo gợi ý sau:
- Đó là cây gì, trồng ở đâu?
- Hình dáng cây như thế nào?
- Cây có lợi ích gì?
Đáp án:
1/ Đọc hiểu: (4 điểm) Mỗi câu đúng 1 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
a | c | b | a |
2/ Đọc thành tiếng: (6 điểm)
– Học sinh đọc trôi chảy đoạn văn, đảm bảo thời gian quy định (5 điểm). Các mức khác tùy theo mức độ đọc của học sinh để đánh giá.
– Trả lời đúng câu hỏi (1 điểm)
3/ Chính tả: (3 điểm)
– Sai 1 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh) trừ 0,25 điểm
– Bài tập: (2 điểm)
a/ Đúng mỗi từ 0,25 điểm
b/ Đúng mỗi tiếng 0,5 điểm
4/ Tập làm văn:
Học sinh viết được 4 – 5 câu nói về một loài cây mà em thích theo gợi ý của đề bài, thành một đoạn văn hoàn chỉnh , viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, trình bày rõ ràng sạch sẽ (5 điểm).
Tùy mức độ thể hiện về nội dung, hình thức bài làm của học sinh mà giáo viên chấm điểm.
2. Đề thi Khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt lớp 3 chọn lọc:
Trường __________________________ Họ và tên ________________________ Lớp ____________________________ | Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Năm học 202… – 202… Môn: Tiếng Việt |
ĐỀ BÀI
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Ngày xưa có một con sáo nói được tiếng người và hiểu được ý người. Từ lâu, sáo làm bạn với một bác nông dân rất nghèo. Hôm ấy, bác đi cày bắt được sáo ta bị thương nằm nép trong bụi lúa, bèn đưa về chăm sóc, dần dần dạy sáo học, sáo biết đủ mọi thứ. Bác rất yêu thương sáo, chăm sóc sáo tận tình. Mỗi khi có miếng ăn đều dành phần cho sáo. Bác bảo sáo:
– Ta già rồi mà không có con nên ta nhận sáo làm con!
Từ ngày trở thành con của bác nông dân, sáo được tự do muốn đi đâu cũng được, không bị nhốt trong lồng. Nhưng sáo rất quyến luyến bác, không muốn rời.
(trích truyện cổ tích Con sáo và phú trưởng giả)
Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. (0,5 điểm) Con sáo trong câu chuyện trên có tài năng gì đặc biệt?
A. Con sáo biết bay lượn như chim
B. Con sáo biết hát hay như ca sĩ
C. Con sáo nói được tiếng người và hiểu được ý người
D. Con sáo biết nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa
2. (0,5 điểm) Chú sáo đã làm bạn với ai?
A. Phú trưởng giả
B. Chim đại bàng
C. Chú gà con
D. Bác nông dân
3. (0,5 điểm) Khi thấy sáo bị thương, nằm nép trong bụi lúa, bác nông dân đã làm gì?
A. Đuổi sáo ra khỏi ruộng lúa của mình
B. Đưa sáo về chăm sóc và dạy dỗ
C. Đưa sáo đến bệnh viện để cứu chữa
D. Nhốt sáo vào trong lồng rồi đem cho cậu bé hàng xóm
4. (0,5 điểm) Vì sao bác nông dân lại nhận sáo làm con?
A. Vì sáo rất thông minh
B. Vì sáo rất xinh đẹp
C. Vì bác nông dân già rồi mà không có con
D. Vì sáo nằng nặc xin được làm con của bác
Câu 2.
Cho câu: “Bác rất yêu thương sáo, chăm sóc sáo tận tình.”
a. (0,5 điểm) Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm có trong câu trên.
b. (0,5 điểm) Em hãy tìm 2 từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu trên.
– 2 từ trái nghĩa với từ in đậm là: _________________________________________
Câu 3.
Cho câu: “Sáo rất quyến luyến bác, không muốn rời.”
a. (0,5 điểm) Câu trên thuộc kiểu câu gì?
– Câu trên thuộc kiểu câu: _______________________________________________
b. (0,5 điểm) Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của câu trên.
– Câu hỏi: ___________________________________________________________
Câu 4 (1 điểm). Theo em, vì sao chim sáo lại luôn quyến luyến, không muốn rời xa bác nông dân?
Phần 2. Kiểm tra viết
Câu 1 (2 điểm). Chính tả: Nghe – viết
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồn, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay.
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Mã Mây, Bát Đàn.
Câu 2 (3 điểm). Tập làm văn
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 câu) kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và mẹ của mình.
Đáp án:
STT | Nội dung cần đạt | Điểm | |||||
Phần 1 | Câu 1 |
| Mỗi câu 0,5 điểm | ||||
Câu 2 | a. Gạch chân như sau Bác rất yêu thương sáo, chăm sóc sáo tận tình. | 0.5 điểm | |||||
b. Từ trái nghĩa với từ in đậm là: chán ghét, căm chét, thù ghét, ghét bỏ… | 0,5 điểm | ||||||
Câu 3 | a. Thuộc kiểu câu Ai thế nào? | 0,5 điểm | |||||
b. Đặt câu hỏi: Ai rất quyến luyến bác, không muốn rời? | 0,5 điểm | ||||||
Câu 4 | – Bởi vì bác nông dân đã cứu giúp, chăm sóc, cưu mang sáo khi sáo bị thương. Lại yêu thương, dạy dỗ tận tình và nhận sáo làm con. Những tình cảm, hành động tràn đầy yêu thương ấy đã làm cho sáo cảm động nên sáo luôn quyến luyến, không muốn rời xa bác. | 1 điểm | |||||
Phần 2
| Câu 1 | – Trình bày sạch đẹp, đúng quy định | 0,5 điểm | ||||
– Viết đúng từ ngữ, dấu câu, đủ nội dung bài | 0,5 điểm | ||||||
– Chữ viết rõ ràng, đủ nét, đúng chính tả, kiểu chữ nhỏ | 1 điểm | ||||||
Câu 2 | Gợi ý dàn bài: – Kể tên kỉ niệm khiến em nhớ nhất giữa em và mẹ. – Kỉ niệm ấy diễn ra cách đây đã lâu chưa? Vào khoảng thời gian nào? Bối cảnh diễn ra kỉ niệm đó là gì? – Kể diễn biến của kỉ niệm đó – nêu những cảm xúc, suy nghĩ của cả em và mẹ – Sau khi sự kiện đó diễn ra thì tình cảm giữa em và mẹ có gì thay đổi. | 3 điểm |
3. Đề thi Khảo sát chất lượng đầu năm môn tiếng Việt lớp 3 hay nhất:
Trường __________________________ Họ và tên ________________________ Lớp ____________________________ | Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Năm học 202… – 202… Môn: Tiếng Việt |
ĐỀ BÀI
Phần 1: Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm)
Vào một ngày đẹp trời, các bộ phận của cơ thể bỗng nghĩ rằng chúng phải làm tất cả mọi việc trong khi cái bụng chẳng làm gì mà lại được ăn hết mọi thứ. Vì vậy, chúng tổ chức một buổi họp, và sau một hồi bàn luận, liền quyết định đình công cho đến khi nào bụng cũng phải chịu gánh một phần công việc.
Thế là tay từ chối không lấy thức ăn nữa, miệng không chịu mở ra cho thức ăn vào, và răng chẳng có gì để nhai. Thế nhưng vài ngày sau nữa, các bộ phận cơ thể bỗng thấy mình không còn mạnh khỏe: tay không cử động nổi, miệng khô ran, chân không đứng được. Vì thế chúng mới nhận ra rằng: cái bụng tuy âm thầm nhưng lại giúp cho cả cơ thể được khỏe mạnh. Cần có cái bụng thì các bộ phận khác của cơ thể mới hoạt động bình thường được.
Từ đó, các bộ phận lại làm việc như bình thường, không ai tị nạnh nhau nữa.
(Truyện ngụ ngôn của Aesop)
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Vì sao các bộ phận của cơ thể lại tổ chức cuộc họp? (0,5 điểm)
A. Vì các bộ phận muốn phân chia lại thời gian làm việc của mình
B. Vì các bộ phận muốn phân chia lại vị trí làm việc của mình
C. Vì các bộ phận cho rằng cái bụng không phải làm gì mà được ăn tất cả mọi thứ
D. Vì các bộ phận muốn trao đổi kinh nghiệm làm việc với nhau
2. Sau khi họp thì các bộ phận đã có quyết định gì? (0,5 điểm)
A. Đến nhà cái bụng và yêu cầu cái bụng cũng phải làm việc như mọi người
B. Đình công cho đến khi nào bụng cũng phải chịu gánh một phần công việc
C. Chấp nhận việc cái bụng không làm việc
D. Tìm đến nhà cái bụng và mắng cái bụng vì tội lười biếng không chịu làm việc
3. Sau khi quyết định đình công thì miệng đã làm điều gì? (0,5 điểm)
A. Từ chối không lấy thức ăn nữa
B. Chạy nhảy tung tăng khắp nơi
C. Không chịu mở ra cho thức ăn vào
D. Không nhai thức ăn nữa
4. Sau nhiều ngày đình công thì các bộ phận nhận ra điều gì? (0,5 điểm)
A. Cần có cái bụng thì các bộ phận khác của cơ thể mới hoạt động bình thường được
B. Không cần làm việc thì cơ thể thấy khỏe mạnh hơn
C. Nếu không cho cái bụng ăn thì sẽ có nhiều thời gian để đi chơi
D. Cái bụng cuối cùng cũng phải tự mình đi tìm thức ăn khi đói
Câu 2:
Thế nhưng vài ngày sau nữa, các bộ phận cơ thể bỗng thấy mình không còn mạnh khỏe: tay không cử động nổi, miệng khô ran, chân không đứng được.
a. Em hãy cho biết câu văn trên thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)
– Câu văn thuộc kiểu câu ________________________________________________
b. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng của câu. (0,5 điểm)
– Câu hỏi: ____________________________________________________________
Câu 3: Em hãy tìm 1 từ đồng nghĩa và 1 từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau (1 điểm):
Vì thế chúng mới nhận ra rằng: cái bụng tuy âm thầm nhưng lại giúp cho cả cơ thể được khỏe mạnh.
– Từ đồng nghĩa với từ in đậm: ____________________________________________
– Từ trái nghĩa với từ in đậm: _____________________________________________
Câu 4: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình? (1 điểm)
Phần 2: Kiểm tra viết (5 điểm)
Câu 1: Chính tả: Nghe – viết (2 điểm)
Cùng với ánh nắng mặt trời vàng dịu, hiu hiu buông mình trêu đùa với những bông hoa li ti, đung đưa trong gió, loài hoa tam giác mạch như một tấm áo khoác khổng lồ trải dài lên những sườn đồi xa của cao nguyên đá, khiến cho vùng đất nơi đây đột nhiên trở nên dịu dàng và đầy quyến rũ.
Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một dụng cụ học tập mà em yêu thích.
Đáp án:
STT | Nội dung cần đạt | Điểm | |||||
Phần 1 | Câu 1 |
| Mỗi câu 0,5 điểm | ||||
Câu 2.a | – Câu văn thuộc kiểu câu: Ai thế nào? | 0.5 điểm | |||||
Câu 2.b | – Câu hỏi: Thế nhưng vài ngày sau nữa, các bộ phận cơ thể bỗng thấy như thế nào? | 0,5 điểm | |||||
Câu 3 | – Gợi ý:
| 1 điểm | |||||
Câu 4 | – Bài học rút ra: chúng ta cần luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được kết quả tốt, chứ không nên so bì, tị nạnh với nhau. | 1 điểm | |||||
Phần 2
| Câu 1 | – Trình bày sạch đẹp, đúng quy định | 0,5 điểm | ||||
– Viết đúng từ ngữ, dấu câu, đủ nội dung bài | 0,5 điểm | ||||||
– Chữ viết rõ ràng, đủ nét, đúng chính tả, kiểu chữ nhỏ | 1 điểm | ||||||
Câu 2 | Bài tham khảo: Trong các dụng cụ học tập của mình em thích nhất là cuốn sổ ghi chép. Cuốn sổ này là món quà mà mẹ tặng em lúc vào năm học mới. Nó có hình chữ nhật, chỉ to bằng bàn tay nên rất tiện lợi để mang theo. Bìa của cuốn sổ có màu hồng. Có in hình một cây hoa đào đang nở rộ, và một cô bé ngồi trên chiếc xích đu, đung đưa trong gió. Nhìn vô cùng đáng yêu. Bên trong là rất nhiều các trang giấy trắng để ghi chép. Em thường dùng sổ để ghi lại những lời dặn dò của thầy cô, các công thức quan trọng và rất nhiều điều nữa. Nhờ có cuốn sổ mà em luôn nhớ được những điều cần lưu ý ở trên lớp. Em yêu quý cuốn sổ ghi chép của mình rất nhiều. | 3 điểm |