Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình GDPT 2018. Đây là một biểu mẫu báo cáo tổng kết về việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Biểu mẫu này trình bày về những lợi ích và khó khăn trong quá trình triển khai chương trình và đưa ra các đề xuất để khắc phục. Mời bạn tham khảo và tải file.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6:
PHÒNG GDĐT ABC TRƯỜNG THCS X Số: ab/BC-THCSX | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc yyy, ngày……….. tháng…… năm ………….. |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ĐỐI VỚI LỚP 6
I. Đặc điểm tình hình chung
1. Thuận lợi
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ Phòng giáo dục và Đào tạo huyện cùng chính quyền địa phương.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, và có trình độ chuyên môn vững vàng. Họ luôn nỗ lực học hỏi để từng ngày hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ việc thực hiện chương trình giáo dục 2018.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để phục vụ cơ bản cho việc dạy học lớp 6 theo chương trình giáo dục 2018.
2. Khó khăn
Học sinh có trình độ nhận thức khác nhau do gia đình có hoàn cảnh khác nhau, dẫn đến việc trình độ nhận thức không đồng đều. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho giáo viên khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các em.
II. Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện
1. Công tác tuyên truyền, tham mưu, huy động các nguồn lực
Thành lập Ban chỉ đạo và ban hành kế hoạch, xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, huy động các nguồn lực hợp tác để thực hiện Chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho lớp 6.
Thành lập hội đồng đề xuất và lựa chọn sách giáo khoa cấp trường.
Ban hành văn bản chỉ đạo và hướng dẫn: Từ đầu năm, nhà trường đã thông báo đến CNHS về việc góp ý và lựa chọn sách giáo khoa, giá ách để tạo điều kiện cho CNHS chuẩn bị mua sách cho các em trong kỳ nghỉ hè.
2. Cở sở vật chất
Trường đã nâng cấp và đầu tư vào cơ sở vật chất của phòng học, mua sắm trang thiết bị cần thiết để đáp ứng tốt việc giảng dạy lớp 6. Hiện tại, trường có:
12 phòng học được trang bị đầy đủ, sạch sẽ và thoáng mát để đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
Mỗi phòng học có 1 tivi để giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy theo sách giáo trình mới.
Giáo viên được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ dạy học để phục vụ tốt công việc giảng dạy lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
3. Giáo viên
3.1. Tổ chức tập huấn (Nêu cụ thể triển khai tập huấn, thuận lợi, khó khăn)
Nhằm tuân thủ chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và trường học đã tuyển chọn giáo viên dạy lớp 6 có trình độ đào tạo chuẩn, chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm dạy lớp 6 lâu năm. Đặc biệt, đã có đủ số lượng giáo viên các môn tham gia tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 6 theo yêu cầu. Các giáo viên đã được cử đi tập huấn sẽ được phân công dạy học lớp 6 theo chuyên môn. Họ đã được tập huấn đầy đủ nội dung, chương trình sách giáo khoa, kỹ thuật và phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Tất cả các giáo viên đáp ứng đủ điều kiện dạy lớp 6 theo quy định của Thông tư 32 của Bộ Giáo dục.
Hiện tại, trường đã có…. giáo viên chủ nhiệm lớp 6 và đã bố trí đủ giáo viên dạy các môn lớp 6 theo quy định. Trường cũng đã triển khai và tổ chức cho tất cả giáo viên lớp 6 thực hiện tốt các quy định của Thông tư 22/2021/TT-BGD ĐT về việc đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
3.2. Cơ cấu giáo viên
a. Cơ cấu GV dạy lớp 6
Ngữ văn:…GV, Toán:… GV, Tiếng Anh… GV, GDCD… GV, Lịch sử – Địa lí:…. GV, KHTN….. GV, Công nghệ……… GV, Tin học….. GV, GDTC…..GV, Nghệ thuât:…… GV,..
b, Thuận lợi, khó khăn
– Thuận lợi: Có đủ GV giảng dạy các bộ môn lớp 6
– Khó khăn: Môn KHTN, KHTN HN chưa có GV chuyên trách.
III. Tổ chức thực hiện
1. Xây dựng kế hoạch
Lớp 6 cần có kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học môn học, và hoạt động giáo dục phù hợp với thực tế của trường. Kế hoạch này phải đảm bảo đạt được mục tiêu và nội dung theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa. Ngoài ra, kế hoạch cần linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, và có thời khóa biểu sắp xếp khoa học theo hướng dẫn của cấp trên.
2. Triển khai thực hiện
Thực hiện sự đổi mới phương pháp, cách tổ chức giảng dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
IV. Kết quả
1. Kết quả rèn luyện cả năm của học sinh
Lớp | Sĩ số | Tốt | Khá | Đạt | |||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||
110 | 100 | 90,9% | 5 | 4,54% | 5 | 4,56% | |
6A | 35 | 31 | 88.57% | 3 | 8,57% | 1 | 2,86% |
6B | 35 | 32 | 91,42% | 1 | 2,85% | 2 | 5,73% |
6C | 40 | 37 | 92,5% | 1 | 2,5% | 2 | 5% |
2. Kết quả học tập cả năm của học sinh
Lớp | Sĩ số | Tốt | Khá | Đạt | |||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||
110 | 40 | 36,36% | 40 | 36,36% | 30 | 27,28% | |
6A | 35 | 20 | 57,14% | 10 | 28,57% | 5 | 14,29% |
6B | 35 | 10 | 28,57% | 20 | 57,14% | 5 | 14,29% |
6C | 40 | 10 | 25% | 10 | 25% | 20 | 50% |
3. Đánh giá chung
3.1. Ưu điểm
Nhà trường thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo dạy học CT GDPT mới 2018 cho lớp 6 trong năm học 2021-2022.
Triển khai và tổ chức thực hiện tốt các quy định về đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGD ĐT về việc đánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Bố trí đủ số lượng giáo viên để dạy đủ các môn của lớp 6 theo quy định.
Có đủ cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy cho tất cả các môn của lớp 6.
Giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng tiếp cận chương trình, phương pháp dạy học tốt theo sách giáo khoa mới của lớp 6 trong năm học 2021-2022.
3.2. Hạn chế
Một số môn như KHTN, HĐTN gặp khó khăn trong việc phân công và giảng dạy do thiếu giáo viên chuyên trách.
Có quá nhiều đồ dùng dạy học lớp 6 nhưng khả năng sử dụng của giáo viên còn hạn chế do nhiều đồ dùng mới và không quen thuộc.
3.3. Giải pháp khắc phục
Tiếp tục thực hiện tốt công tác dạy học CT GDPT mới đối với lớp 6 và lớp 7 trong năm học 2022-2023 để đảm bảo chất lượng giáo dục.
Đồng thời, phát huy tối đa khả năng sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên dạy lớp 6 và 7 để tạo sự đa dạng và sinh động trong quá trình giảng dạy.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý, theo dõi và giáo sát dạy học chương trình SGK lớp 6 và lớp 7 trong năm học 2022-2023 để đảm bảo việc thực hiện đúng và hiệu quả.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là Thông tư 22/2021/TT-BGD ĐT về việc đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, nhằm đảm bảo đúng quy trình và công bằng trong việc đánh giá.
Để đáp ứng được các yêu cầu và nhu cầu thực tế của nhà trường, cần tranh thủ sự hỗ trợ của lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương, CMHS và các mạnh thương quân để nhà trường tiếp tục nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học mới và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của CT GDPT mới năm 2018 với lớp 6 và 7 trong năm học 2022-2023. Đồng thời, cần động viên và khích lệ giáo viên thực hiện tốt công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
V. ĐỀ XUẤT: không
yyy, ngày…… tháng…. năm
Hiệu trưởng
Nguyễn Văn A
2. Báo cáo thực hiện chương trình GDPT 2018 trường tiểu học:
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………… Tổ chuyên môn khối 1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
………, ngày ….tháng ….năm 20… |
BÁO CÁO TỔNG KẾT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 – KHỐI LỚP 1
1. Những khó khăn, thuận lợi khi triển khai thực hiện chương trình:
Khối 1 nhận sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ BGH Nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, chính quyền địa phương.
Giáo viên trong khối nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng.
Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ chương trình giáo dục 2018.
Cơ sở vật chất đầy đủ (2 ti vi, 2 máy chiếu), phục vụ tốt cho dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục 2018.
Bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với học sinh lớp 1.
Mỗi tuần có 1 chủ đề giáo dục học sinh về tình yêu thương bạn bè, gia đình, ông bà, cha mẹ, thầy cô, quê hương đất nước.
Môn toán thiết kế chương trình dạy học phù hợp với học sinh lớp 1, có nhiều hình ảnh đẹp, gần gũi với thực tế.
– Khó khăn:
Tỉ lệ gia đình học sinh thuộc diện hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn chiếm nhiều, gây khó khăn trong công tác xã hội hóa giáo dục.
Học sinh có trình độ nhận thức và hoàn cảnh gia đình khác nhau, dẫn đến trình độ nhận thức không đồng đều. Giáo viên gặp khó khăn khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho học sinh.
Chương trình có ngày dạy 3, 4 vần gây khó khăn trong việc ghi nhớ.
Bài tập đọc dài hơn khả năng của học sinh lớp 1. Trong học kỳ II, việc viết chữ hoa đặt ra khó khăn cho học sinh vì ở độ tuổi này, viết chữ thường vẫn còn khó khăn.
Chính tả nghe viết trong chương trình cao hơn trình độ của học sinh lớp 1 vì học sinh chưa nhớ hết âm vần và chữ hoa đã học.
Lượng bài tập Tiếng Việt nhiều và nặng.
Thời gian thực hành toán ít nhưng lượng bài tập và hình ảnh nhiều. Hình ảnh khó đếm trong bài tập gây khó hiểu cho học sinh lớp 1.
2. Về cơ sở vật chất:
Nhà trường đã nâng cấp cơ sở vật chất phòng học, đầu tư trang bị cơ bản để đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy lớp 1. Mỗi lớp 1 được trang bị một ti vi hoặc máy chiếu để giáo viên có thể dạy dỗ bằng giáo án điện tử và sử dụng các chương trình Công nghệ thông tin khác trong quá trình giảng dạy. Phòng học của 4 lớp 1 được thiết kế sang trọng, sạch sẽ và thoáng mát.
3. Về đội ngũ giáo viên:
100% giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn đầy đủ nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Đủ điều kiện dạy lớp 1 theo Thông tư 32 của Bộ Giáo dục.
Hiện có 4 giáo viên chủ nhiệm lớp 1 đã hoàn thành chương trình tập huấn MĐ 1, MĐ2, MĐ3.
Bồi dưỡng chuyên môn qua tham dự các chuyên đề và áp dụng vào tiết dạy.
Sinh hoạt tổ chuyên môn mỗi tháng 2 lần.
4. Phương án thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 năm học 20…-20…
Nhà trường tổ chức dạy học theo phương án 32 tiết/tuần.
Thời lượng: 2 buổi/ngày, mỗi buổi không quá 7 tiết, mỗi tiết 35 phút.
Kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch mở, linh hoạt, đảm bảo phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục và thời khóa biểu sắp xếp khoa học.
Thời khóa biểu: Xếp thời khóa biểu căn cứ vào văn bản cấp trên, thời lượng các môn học, số tiết ngoại khóa, tiết tăng thêm, KNS,….
Nội dung dạy học: Dạy môn học bắt buộc, hoạt động giáo dục bắt buộc và môn Tiếng Anh.
Dạy các tiết bổ sung, lồng ghép: Tổ chức buổi hoạt động trải nghiệm tập thể để củng cố kiến thức và kĩ năng thực hành cho học sinh, ngoài việc thực hiện dạy chương trình chính khóa lớp 1.
5. Công tác tập huấn, bồi dưỡng về Chương trình GDPT 2018.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên khối lớp 1 để giới thiệu tổng quan về chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 và giới thiệu chương trình lớp 1 năm học 20…-20… theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
Tổ chức cho tổ chuyên môn tìm hiểu 5 bộ sách giáo khoa lớp 1.
Tổ chức tập huấn Thông Tư 27/2020/ của Bộ Giáo dục Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, theo chuyên đề, thường xuyên,…cho đội ngũ giáo viên;
Tổ chức nghiên cứu sách giáo khoa, phân tích những điểm phù hợp và chưa phù hợp với đặc điểm học sinh của nhà trường…
6. Đề xuất hướng khắc phục
Giáo viên tự linh hoạt và tìm phương pháp phù hợp nhất để đào tạo học sinh, phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp chủ nhiệm của mình.
Giáo viên hợp tác với phụ huynh và học sinh để trao đổi kiến thức, phương pháp giảng dạy nhằm rèn luyện cho học sinh tốt hơn khi thực hiện chương trình mới.
Trên đây là Báo cáo kết quả việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của khối 1- trường Tiểu học ………… trong năm học 20…-20….
3. So sánh chương trình GDPT 2006 và GDPT 2018:
So sánh chương trình GDPT 2006 và GDPT 2018 có điểm mới như sau:
Quan điểm và mục tiêu của chương trình: định hướng phát triển năng lực và phẩm chất, yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học. Đổi mới toàn diện và đồng bộ từ sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra. Tăng quyền tự chủ cho địa phương, cơ sở giáo dục và giáo viên. Mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông và vận dụng hiệu quả.
Nội dung và thời lượng giáo dục có 14 nội dung giáo dục, bao gồm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, và giáo dục địa phương.
Phương pháp dạy học: học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực và phẩm chất, tích cực hoá hoạt động giáo dục, chú trọng hoạt động học tập để hình thành và phát triển năng lực tự học; áp dụng phương châm “Học qua làm”.
Vai trò sách giáo khoa: sách giáo khoa là học liệu để tổ chức hoạt động dạy học, đổi từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực.
Vai trò của giáo viên: đòi hỏi giáo viên tham gia xây dựng phân phối chương trình, cùng nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục v.v…