Câu ca dao tục ngữ anh em như thể tay chân nói lên phạm trù đạo đức nào? "Anh em như thể tay chân" là một vế trong câu ca dao tục ngữ " Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần" thuộc phạm trù đạo đức: Lương tâm.
Mục lục bài viết
1. Anh em như thể tay chân có nghĩa là gì?
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng nghe qua câu ca dao tục ngữ:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”
Qua câu ca dao tục ngữ trên, ta thấy được tình cảm anh em, ruột thịt thân thiết được cha ông ta đúc kết rất hay qua câu ca dao tục ngữ.
Sự so sánh tình nghĩa anh em như thể tay với chân, cả hai đều là bộ phận quan trọng gắn liền trên cơ thể của con người. Tay với chân đều là bộ phận quan trọng như nhau và luôn hỗ trợ cho nhau giúp con người vận động, thực hiện công việc một cách tốt nhất. “Anh em như thể tay chân” chính là muốn nói lên tình cảm anh em gắn bó, quan trọng như tay và chân của một cơ thể người.
Rách lành đùm bọc ở đây có nghĩa là anh em phải đỡ đần, đúm bọc lẫn nhau. Rách là sự nghèo khó, thiếu thốn, lành là chỉ sự đầy đủ sung sướng. “Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” ý chỉ anh em ruột thịt với nhau dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù có nghèo khó, khổ cực, thiếu thốn hay có giàu sang, phú quý, sung sướng, dù là dở hay thì anh em cũng phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau.
Có thể khẳng định rằng, cha ông ta có sự so sánh giữa anh em và chân tay là một sự so sánh chính xác, làm toát lên được ý nghĩa của cả câu ca dao tục ngữ “Anh em như thể tay chân”. Qua câu ca dao tục ngữ, cha ông ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng, đã là anh em ruột thịt, anh em một nhà, chảy chung một dòng máu, có chung một cội nguồn thì phải biết gắn bó keo sơn, yêu thương, quan tâm, đùm bọc lẫn nhau. Cũng giống như tay với chân kia, gắn liền với thân người, là bộ phận quan trọng cùng có giá trị như nhau, anh em trong nhà phải biết quý trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau cho dù nghèo khó hay giàu sang, dù dở hay thế nào thì cũng phải biết “Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
Anh em cũng như chân và tay, tuy hai mà một, phải biết san sẻ, đỡ đần cho nhau trong mọi lúc kể cả ốm đau, bệnh tật, hoạn nạn, khó khăn hay dù giàu sang, phú quý, sung sướng, đủ đầy thì cũng không bao giờ được bỏ rơi nhau.
Tóm lại câu ca dao tục ngữ trên đã khẳng định tình nghĩa anh em khăng khít, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ “anh em như thể tay chân” dù có đói khổ hay sang giàu thì vẫn phải luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết “Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
2. Câu ca dao tục ngữ anh em như thể tay chân nói lên phạm trù đạo đức nào?
Trước khi phân biệt câu ca dao tục ngữ “Anh em như thể tay chân” nói lên phạm trù đạo đức nào, chúng ta cần phải hiểu đạo đức là gì, phạm trù đạo đức là gì?
Đạo đức được hiểu là hệ thống các quy tắc chuẩn mực của xã hội để con người tự giác điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
Còn phạm trù đạo đức theo triết học Mác – Lênin là những khái niệm đạo đức cơ bản phản ánh những đặc tính căn bản. Phạm trù đạo đức là những phương diện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, con người đã nghiên cứu và cải tiến không ngừng các phạm trù đạo đức một cách hệ thống, cơ bản nhất để khai thác chúng sao cho phù hợp với xã hội hiện đại. Qua nhiều năm tháng, phạm trù đạo đức đã được bổ sung và phát triển nội dung của chúng. Qua đó cũng có thể thấy được nội dung phạm trù đạo đức được hình thành và phát triển qua từng thời đại khác nhau.
Có thể khẳng định được rằng, phạm trù đạo đức là sự khái quát dưới hình thức lý luận các hiện tượng đạo đức trong đời sống xã hội thực tại và những quan niệm của con người về những hiện tượng đó. Do đó, phạm trù đạo đức không chỉ có ý nghĩa thông tin các nội dung cơ bản mà nó còn bao hàm cả sự đánh giá và nhận định các giá trị của đạo đức.
Trên thực tại, phạm trù đạo đức phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay bao gồm: Lương tâm, Hạnh phúc, Nghĩa vụ, Nhân phẩm, Danh dự.
Như vậy, từ sự phân tích trên về đạo đức và phạm trù đạo đức cũng như ý nghĩa của câu ca dao tục ngữ “Anh em như thể tay chân” cho thấy, câu ca dao tục ngữ này thuộc phạm trù đạo đức là: lương tâm.
Có thể khẳng định rằng “Anh em như thể tay chân” thuộc phạm trù đạo đức lương tâm, bởi:
– Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong một mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.
– Lương tâm tồn tại ở hai dạng là lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt. Do đó, dù ở trạng thái nào, lương tâm cũng đều có ý nghĩa với mọi cá nhân.
– Để trở thành người có lương tâm và sống một cuộc sống thanh thản, chúng ta cần phải luôn rèn luyện đạo đức theo quan điểm tiến bộ, bồi đắp tình cảm, đấu tranh cho những khuyết điểm, cho những mặt xấu trong tính cách mỗi người. Qua đó tự biết bồi dưỡng tình cảm bản thân, tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bản thân mang đến tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người. Đặc biệt là anh em ruột thịt, mối quan hệ giữa anh và em còn cần sự bồi đắp, yêu thương giúp đỡ nhiều hơn nữa.
Từ những giải thích trên, có thể khẳng định về câu ca dao tục ngữ:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”
Câu ca dao tục ngữ này nói lên phạm trù lương tâm. Câu ca dao tục ngữ này chính là lời răn dạy của cha ông ta về mối quan hệ anh em trong gia đình phải có sự gắn bó thân thiết, tương hỗ lẫn nhau. Qua câu ca dao tục ngữ trên cũng là lời nhắc nhở của cha ông ta phải biết tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với những người anh, người em của mình.
Đặc biệt, mối quan hệ giữa anh và em là mối quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không chỉ dừng lại ở phạm trù đạo đức là lương tâm mà nó còn là trách nhiệm, là nghĩa vụ đạo đức cần thực hiện giữa mối quan hệ anh em ruột thịt trong gia đình. Đây chính là trách nhiệm giữa những người thân trong gia đình mà mỗi người dân Việt Nam đã được nuôi dưỡng, dạy bảo từ thuở thơ bé.
Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, là anh em phải luôn biết giúp đỡ, đùm bọc, bảo ban lẫn nhau, là một mối quan hệ gắn bó khăng khít không thể nào tách rời. “Anh em như thể tay chân” có sự gắn kết chặt chẽ nên phải biết “Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
3. Dàn ý bài viết nghị luận về phạm trù đạo đức liên quan đến câu ca dao tục ngữ anh em như thể tay chân:
Mở bài: Nêu khái quát ý nghĩa câu ca dao tục ngữ “Anh em như thể tay chân” thuộc phạm trù đạo đức lương tâm.
Thân bài:
– Giải thích nghĩa của câu ca dao tục ngữ “Anh em như thể tay chân” là gì?
– Phạm trù đạo đức là gì? Câu ca dao tục ngữ này thuộc phạm trù đạo đức nào?
– Đưa các dẫn chứng chứng minh cho sự gắn kết keo sơn giữa anh và em.
– Phản biện: Nếu anh em không gắn bó keo sơn như chân với tay thì sẽ xảy ra hậu quả nào.
– Chúng ta nên điều chỉnh đạo đức như thế nào để hoàn thiện và gìn giữ được mối quan hệ gắn bó, đoàn kết giữa anh và em để đảm bảo “Anh em như thể tay chân” và luôn giữ được mối quan hệ “Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.
Kết bài: Nhận định lại một lần nữa phạm trù lương tâm trong “Anh em như thể tay chân”.