Đề luyện thi học sinh giỏi lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án bao gồm 3 đề luyện thi với đúng chuẩn form đề thi thật cho các em dễ dàng hình dung và chuẩn bị tốt nhất để tham gia cuộc thi học sinh giỏi lớp 3 môn tiếng Việt thành công.
Mục lục bài viết
1. Đề số 01:
Phần 1. Trắc nghiệm (4,0 điểm) (Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu dưới đây, chỉ ghi kết quả lựa chọn phương án A, B, C, D vào câu tương ứng)
Câu 1:(0,5đ) Trong câu: ”Anh Đom Đóm lại đi gác” bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi nào?
A. Ở đâu B. Khi nào C. Vì sao D. Làm gì
Câu 2:(0,5đ) Thành ngữ nào không cùng nhóm nghĩa với các thành ngữ còn lại.
A. Đồng tâm hiệp lực
B. Một lòng một dạ
C. Đồng sức đồng lòng
D. Đồng cam cộng kh
Câu 3: (0,5đ) Tìm từ có âm đầu n hay l điền vào chỗ chấm cho thích hợp: Nước chảy …. Chữ viết …….. Câu 4: (0,5đ) Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào”?
A. Bãi biển trải dài tới tận chân trời xa.
B. Các loài côn trùng không ngớt bay đi, bay lại
C. Người ta có thể ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ ngủ.
D. Em là học sinh lớp 3.
Câu 5: (0,5đ) Tìm những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau:
Chú Trường vừa chồng trọt giỏi vừa chăn nuôi giỏi. Vườn nhà chú cây lào cây ấy sai chĩu quả. Dưới ao cá chôi, cá chắm, cá chép từng đàn. Cạnh ao, truồng lợn, chuồng gà trông rất ngăn nắp
A. Chồng, trọt, lào, chĩu, chắm.
B. Chồng, lào, chôi, chĩu, chuồn
C. Lào, chĩu, chôi, truồng.
D. Chồng, lào, chĩu, chôi, chắm, truồng
Câu 6: (0,5đ) Cho một số từ ngữ:
Ăn uống, xe lửa, cửa sổ, mùa xuân, lao động, mặt trời, nhảy nhót, lợn gà, múa hát.
Tìm những từ chỉ hoạt động:
Tìm những từ chỉ sự vật
Câu 7 : (0,5đ) Từ so sánh trong câu “Cháu khỏe hơn ông nhiều” là từ nào?
A. Cháu B. Hơn C. Ông D. Nhiều
Câu 8: (0,5đ) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh:
Tiếng ve đồng loạt cất lên………..
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (1đ) Đặt dấu câu thích hợp trong đoạn văn sau:
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh mai to hơn cánh đào một chút những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích sắp nở nụ mai mới phô vàng khi nở cánh mai xoè ra mịn màng như lụa.
Câu 2: (1đ) Tìm 1 hình ảnh so sánh con người với sự vật và đặt câu với hình ảnh đó
Câu 3:(2đ) Cho đoạn thơ
Nhảy ra ngoài bao vỏ
Que diêm trốn đi chơ
Huênh hoang khoe đầu đỏ
Đắc chí nghênh ngang cười
Chúng bạn không một lời
(Chấp gì anh kiêu ngạo)
Càng được thể ra oai
Diêm cất lời khệnh khạng
“ Ta đây làm ánh sán
Soi cho cả muôn loài”.
a/ Từ ngữ nào cho biết que diêm được nhân hóa
b/ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa giúp ta thấy que diêm có tính nết như thế nào
Câu 4: (2đ) Dựa vào nội dung bài thơ : “Gọi bạn” của nhà thơ Định Hải .Hãy kể lại câu chuyện cảm động về tình bạn của Bê Vàng và Dê Trắng.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: D
Câu 2:
Câu 3
Nước chảy lênh láng
Chữ viết nắn nót
Câu 4:
Câu 5: D
Câu 6.
– Từ chỉ hoạt động: ăn uống, lao động, nhảy nhót, múa hát
– Từ chỉ sự vật: xe lửa, cửa sổ, mùa xuân, mặt trời, lợn gà
Câu 7: B
Câu 8
b/ Tiếng ve đồng loạt cất lên như dàn đồng ca đang ngân nga khúc hát
II. Phần tự luận
Câu 1.
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh mai to hơn cánh đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh mai xoè ra mịn màng như lụa
Câu 2.
Hình ảnh: Trẻ em – búp trên càn
Câu: Trẻ em như búp trên càn
Câu 3.
a) Những từ ngữ cho biết que diêm được nhân hoá: nhảy, trốn đi chơi, huênh hoang, khoe, đắc chí, ngênh ngang, cười, ra oai, cất lời khệnh khạng.
b) Biện pháp nghệ thuật nhân hoá giúp ta thấy que diêm có tính kiêu ngạo, tinh nghịch, vui tươi như một đứa trẻ con.
Câu 4.
– Chữ viết rõ ràng sạch sẽ, đúng thể loại
– Bài viết không bị sai lỗi chính tả
– Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đún
– Kể lại được câu chuyện cảm động về tình bạn của Bê vàng và Dê trắng; quá trình Dê Trắng đi tìm Bê Vàng
– Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,… và biết liên hệ thực tế
2. Đề số 02:
I /PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 5điểm
Hãy khoanh vào ý em cho là đúng.
Câu 1: Những câu nào dưới đây được đặt theo mẫu câu : Ai thế nào ?
A. Em đang cặm cụi làm bài.
B. Bạn Lan là lớp trưởng lớp 3A.
C. Anh Kim Đồng thông minh và nhanh nhẹn.
Câu 2. Cho câu : “ Trên cành cây,chú chim sâu đang chăm chỉ bắt sâu.” Bộ phận gạch chân trả lời câu hỏi nào ?
A. Ở đâu ?
B. Khi nào ?
C. Vì sao ?
Câu 3. Dòng nào sau đây là những từ chỉ đặc điểm ?
A. xanh ngắt, đồng lúa, hiền lành, hung ác.
B. xanh ngắt, hiền lành, hung ác, ăn uống
C. xanh ngắt, hiền lành, chăm chỉ, thông minh.
Câu 4 . Cho câu : “ Bạn Lan lớp em là một học sinh giỏi.” Thuộc mẫu câu nào ?
A. Ai là gì ?
B. Ai thế nào
C. Ai làm gì ?
Câu 5. Dòng nào sau đây có từ viết sai chính tả ?
A. sản xuất, thủy triều, huýt sáo
B. bánh rán,triều chuộng,lấp lánh.
C. lạnh lùng, nặng nề, con gián.
II/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 ( 4 điểm ): Tìm các từ chỉ đặc điểm, sự vật trong khổ thơ:
Cây bầu hoa trắng
Cây mướp hoa vàn
Tim tím hoa xoan
Đỏ tươi râm bụt.
Các từ chỉ sự vật là : ..
Các từ chỉ đặc điểm là :..
Câu 2 (2 điểm) Trong bài thơ : “Tre Việt Nam” của nhà thơ
“Bão bùng thân bọc lấy thân
ay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Những từ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa?
Câu 3( 2 điểm ) Ghi dấu phẩy vào vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :
– “ Miền Nam là máu của máu Việt Nam thịt của thịt Việt Nam sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lí đó không bao giờ thay đổi ! ”. ( Hồ Chí Minh )
Câu 4 ( 7 điểm ) Tập làm vă
Có một lần em đã mắc khuyết điểm . Bố mẹ biết nhưng không trách mắng để em tự nhận lỗi và sửa chữa. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của mình.
ĐÁP ÁN:
I/ Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | A | C | A | B |
II/ Phần tự luận
Câu 1 ( 4 điểm ) Tìm đúng mỗi từ được 0,5 điểm
Các từ chỉ đặc điểm là : trắng, vàng, tim tím,đỏ tươi.
Các từ chỉ sự vật là : Cây bầu,cây mướp,hoa xoan,râm bụt.
Câu 2 ( 2 điểm ) Tìm đúng mỗi từ được 0,4 điể
Từ ngữ trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa là: thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu, thương nhau, không ở riêng
Câu 3( 2 điểm ) : Điền đúng mỗi dấu phẩy được 0,5 điể
– “ Miền Nam là máu của máu Việt Nam , thịt của thịt Việt Nam , sông có thể cạn , núi có thể mòn , song chân lí đó không bao giờ thay đổi ! ”. ( Hồ Chí Minh )
Câu 4 ( 7điểm ) Tập làm văn
Kể lại câu chuyện với đầy đủ các ý sau :
Em đã mắc khuyết điểm gì
Khi biết chuyện, thái độ của bố mẹ em ra sao ?
Em có suy nghĩ gì trước thái độ của bố mẹ và tự hứa với bố mẹ, bản thân ra sao ?
3. Đề số 03:
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) (chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu dưới đây Chỉ ghi kết quả lựa chọn cho phương án A, B, C, D vào câu tương ứng)
Câu 1. (M1 – 0,25 điểm) Câu “Mẹ em là quần áo.” Thuộc kiểu câu?
A. Ai là gì ?. B. Ai làm gì ?
C. Ai thế nào ? D. Cái gì, là gì ?
Câu 2.(M3-0,5điểm) Nghĩa của từ “ni” trong câu sau: “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát” là gì?
A. trước B. kia C. đó D. nà
Câu 3.(M3-0,5điểm) Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau: “Bò cày không được thịt” để tạo thành câu mang hai nghĩa khác nhau.
a) “Bò cày không được thịt”
b) “Bò cày không được thịt”
Câu 4. (M1-0.25đ) Từ nào là từ chỉ hoạt động?
A. Chuyện vui B. vui chơi C. tươi vui D. niềm vu
Câu 5.(M2-0,5 điểm) Điền thêm vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh theo kiểu câu: Ai làm gì ?
a. Anh ấy……
b..…sửa lại bồn hoa
Câu 6. (M2-0,5điểm) Khoanh vào chữ cái trước thành ngữ không cùng nhóm nghĩa với các thành ngữ còn lại
A. Đồng không mông quạnh B. Đồng tâm hiệp lực
C. Đồng sức đồng lòng D. Đồng cam cộng khổ
Câu 7. (M1-0,5điểm) Cho câu: “ Trên cành cây, chú chim sâu đang chăm chỉ bắt sâu.” Bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi nào?
A. Khi nào? B. Vì sao? C. Ở đâu? D. Thế nào
Câu 8.( M2 – 1điểm) Tìm những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau, rồi viết lại cho đúng các từ đó.
Đêm nay, sư đoàn vượt sông đà rằng để tiến về giải phóng vùng biển phú yên. Trăng đang lên. Mặt sông nấp loáng ánh vàng. Núi trùm cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy ngi trầm mặc
PHẦN I: Tự luận (6 điểm
Câu 1:(M3-1 điểm): Trong đoạn văn dưới đây, người viết quên không đặt dấu câu. Em viết lại đoạn văn cho đúng chính tả sau khi đặt dấu câu vào chỗ thích hợp:
Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn nhà cửa giặt quần áo khoảng gần 6 giờ mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học tôi rất yêu mẹ của tôi
Câu 2:(M 3-2 điểm): Cho đoạn văn ” Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khi mặt dịu mỗi buổi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sống trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố” a, Tìm trong đoạn văn: Những từ chỉ sự vậ Những từ chỉ hoạt động – trạng thái: Những từ chỉ đặc điểm: b) Tìm và viết lại hình ảnh so sánh ở đoạn văn trên
Câu 3: (M4- 1 điểm):
” Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Em đềm khua nước ven sông.”
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?.
Câu 4: (M4 2 điểm):
“Ngày đầu tiên đi học
Em nước mặt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi! Sao thiết tha
…Nguyễn Ngọc Thiện
Ngày đầu tiên đi học với mỗi người đều là một kỷ niệm khó quên. Em hãy kể lại ngày đầu tiên đến trường của em.
ĐÁP ÁN:
PHẦN I: Trắc nghiệm ( 4điểm
Câu 1 B Câu 2 D Câu 4 B Câu 6 A Câu 7 C
Câu 3. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau: “Bò cày không được thịt” để tạo thành câu mang hai nghĩa khác nhau
a) “Bò cày, không được thịt
b) “Bỏ cày không được, thị
Câu 5.(M2-0,5 điểm) -Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu 8.( M2 – Iđiểm) Những từ viết sai chính tả trong đoạn văn đà rằng; phú yên; nấp loáng; trùm cát; uy ng
Sửa lại Đà Rằng; Phú Yên; lấp loáng; Trùm Cát; uy nghi
PHẦN I: Tự luận (6 điểm)
Câu 1(1 điểm): Đặt đúng dấu câu được 0,5 điểm.
Viết lại đúng được 0,5 điểm
Sáng nào, mẹ tôi cũng dậy rất sớm. Đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm. Sau đó, mẹ quét dọn nhà cửa, giặt quần áo. Khoảng gần 6 giờ, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học. Tôi rất yêu mẹ của tôi.
Câu 2: (2 điểm)
a) Tìm trong đoạn văn (1,5 điểm):
Những từ chỉ sự vật: cơn gió; trời; dòng sông; ngọn cây; hè phố; luồng khí
Những từ chỉ hoạt động – trạng thái: nhường; trôi
Những từ chỉ đặc điểm: nóng; mát dịu; xanh ngắt; cao; trong, lặng l
b) hình ảnh so sánh :Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong(0,5 điểm
Câu 3: (1 điểm): Học sinh nêu được các ý sau:
+ Ý nghĩ của nhà thơ về quê hương: Tác giả đã nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương được so sánh như những đồ vật quen thuộc, thân thiết (cánh diều, con đò); Quê hương gắn bó với tuổi thơ qua những trò chơi thích thú (thả diều) ( 0,5 đ
+ Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương: những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó với tình cảm con người và đã trở thành những kỷ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy ta càng thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc…. Học sinh biết liên hệ đến tình cảm của mình đối với quê hương (0,5 đ
Câu 4.(2 điểm) Học sinh trình bày đoạn văn bố cục rõ ràng 3 phần. Yêu cầu bài viết của học sinh kể lại một cách hồn nhiên, chân thật kỉ niệm buổi đầu tiên đi học của mình, buổi đầu tiên đi học ở đây là buổi đầu tiền đi học lớp Một, biết dùng từ đặt câu hợp lý, kết hợp sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa…
Bài làm phải kể được những nội dung chính sau
Năm nào em đi học lớp Một?(0,25 điểm)
Em học cô giáo nào? trường nào?(0,25 điểm)
Hôm đầu tiên ai đưa em đến trường? Mang theo những gì? Cảnh vật xung quanh em lúc đó như thế nào? (Con người, cây cối, cổng trường, ngôi trường…)(0,5 điểm)
Ai dắt em vào lớp?(0,25 điểm)
Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên hôm ấy (0,25 điểm) Bài làm có sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa. Trình bày sạch, đẹp được cộng thêm 0,5 điểm.