Việc học đối phó đã trở thành một hiện tượng vô cùng phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Dưới đây là một số bài văn về: "Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay", mời các bạn đón đọc.
Mục lục bài viết
1. Bài văn nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay có chọn lọc:
Hiện nay, học đối phó đã trở thành một hiện tượng phổ biến và đáng chú ý trong thế hệ học sinh. Học đối phó ở đây được hiểu là học chỉ để vượt qua kỳ thi kiến thức thực sự không còn lưu lại trong đầu sau khi thi, nước đến chân mới lao đầu ôn thi khiến bị quá tải về kiến thức gây ra nhiều áp lực mà thực tế lại không đem đến lợi ích gì cho người đọc.
Một vấn đề nổi lên là việc nhiều học sinh hiện nay chọn hình thức học đối phó học chỉ học cho xong mà không hề có hứng thú say mê với việc học. Thay vì nỗ lực học để nắm bắt kiến thức hay xây dựng kỹ năng quản lý thời gian, nhiều học sinh chỉ chờ đợi cuối giờ, ôn bài cuồn cuộn một cách cận kề thời gian kiểm tra. Điều này dẫn đến việc học sinh không chỉ làm việc trong môi trường căng thẳng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vì thiếu giấc ngủ đầy đủ, lo âu về kết quả học tập, và phụ thuộc vào những biện pháp đối phó ngắn hạn. Ngoài ra vì học đối phó nên hầu như bản thân người học sẽ không thể tiếp thu bất kỳ kiến thức nào sẽ có khả năng gây ra những tiêu cực như quay cóp, chạy điểm. Việc học đối phó lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các em học sinh do việc học ngày càng trở nên nhàm chán nặng nề và vô vị khiến các em lười học ngồi vào bàn học mắt díu lại tinh thần học đi xuống.
Hơn nữa, một số học sinh hiện nay không có kế hoạch học tập cụ thể và định hướng rõ ràng cho bản thân. Họ chỉ tìm cách vượt qua những thách thức ngắn hạn mà không đặt ra mục tiêu dài hạn. Khi không được hỗ trợ đầy đủ và nguồn động viên từ giáo viên và gia đình, học sinh có thể trở nên mất động lực và không nhìn thấy giá trị của việc học tập.
Để khắc phục những vấn đề này, cần thiết phải tăng cường vai trò của giáo viên và gia đình trong việc giúp học sinh hình thành phương pháp học mới hiệu quả. Giáo viên cần sử dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo, khuyến khích học sinh xây dựng kỹ năng quản lý thời gian và thúc đẩy lòng tự tin và sự độc lập sự yêu thích thúc đẩy sự hiếu kỳ lòng khám phá cái mới cái hay trong từng môn học. Gia đình cũng cần tham gia vào việc định hình mục tiêu học tập cho học sinh và định rõ trách nhiệm cá nhân.
Cuối cùng, học sinh cũng cần có lòng kiên trì và sự tận tụy chăm chỉ trong việc học tập. Học đối phó được hình thành trong một khoảng thời gian do sự chểnh mảng ham chơi và lười biếng khiến cho học sinh sinh viên sẽ phải vắt chân lên cổ chạy nước rút khi mà kỳ thi ngay gần kề. Học sinh cần nhận ra rằng, việc học là không chỉ là việc đạt được kết quả cao, mà còn là việc hoàn thiện bản thân và phát triển các kỹ năng sống cần thiết cho tương lai.
Tóm lại, hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay cần phải được loại bỏ và thay thế bằng phương pháp học tập mới. Mong rằng sự hỗ trợ và sự tập trung từ giáo viên, gia đình và bản thân học sinh sẽ tìm ra phương hướng cách học tập hiệu quả để giúp học sinh vượt qua những khó khăn và phát triển bản thân một cách toàn diện giúp loại bỏ cách học đối phó.
2. Bài văn nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay điểm cao:
Trong thời đại hiện đại và công nghiệp như ngày nay, Việt Nam đã có những cải cách tích cực trong giáo dục. Tuy nhiên, ngoài những điều tích cực đó, còn tồn tại những vấn đề tiêu cực, ví dụ như học đối phó của hầu hết học sinh sinh viên hiện nay. Vậy học đối phó là gì và gốc rễ của nó từ đâu mà ra? Chúng ta dám thừa nhận rằng bản thân chưa bao giờ gặp phải tình trạng học đối phó này?
Trong quá trình học, việc quan trọng nhất là có lòng yêu thích, sự sẵn lòng tìm kiếm và sự tò mò để tiếp thu và tích lũy kiến thức. Từ đó, chúng ta sẽ có thêm niềm tin và hứng thú để tiếp tục hành trình học tập. Hãy ngắm nhìn các em nhỏ, học là sự tự do của chúng, là những bí ẩn chúng ao ước giải mã. Tuy nhiên, học sinh ngày nay lại khác. Học hành trở thành nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và gánh nặng. Giảng dạy của thầy cô không được chú trọng tiết học những môn nhiều chữ hay dài dòng thường khiến các em chán nản nếu không được kích thích não bộ bằng những phương pháp học mới mẻ. Học sinh học đối phó thường nói rằng “Viết bài làm tay mỏi chết, học này học nọ!”. Có thể nói việc học đã trở nên nhàm chán và một điều đau khổ nặng nề lên không chỉ tinh thần mà còn là thể xác các em. Các em dần dần nghĩ ra những “chiêu trò” để đối phó với việc học và “qua mặt” giáo viên như copy, chép sách giải, chép bài bạn, tham gia vào những lò luyện để kiếm viết vài từ,… Họ học mà không biết mình học vì lý do gì hoặc cho mục đích nào, để đạt được thành công ra sao trong cuộc sống thực tế. Họ học như một con vẹt, đọc bài theo lối tự đọc lướt qua, không chuyên sâu vào bài tập. Không chỉ học sinh yếu kém, các bạn học sinh có năng lực tốt cũng đối phó theo cách đó.
Học đối phó là một vấn đề lớn, nó làm mất tính tự chủ trong từng cá nhân, gặm nhấm những phẩm chất đẹp trong mỗi học sinh của chúng ta. Chúng ta cần có những biện pháp cần thiết, điều này không thể chỉ có nói mà không có hành động. Mỗi lần học, các em hãy nhớ tìm hiểu những câu hỏi, đi sâu vào kiến thức và hiểu rõ mục tiêu cần đạt. Và hãy nhớ rằng, chúng ta là tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, chúng ta không thể tiến lên mà thiếu kiến thức, trí tuệ và lòng đam mê.
3. Bài văn nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay hay nhất:
Việc học đối phó là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Hiện tượng này vẫn đang tồn tại và len lỏi trong mỗi bạn học sinh. Học đối phó được hiểu là cách học mà học sinh chỉ hướng tới qua kỳ thi hoặc môn học cụ thể không hứng thú học cho xong. Vì vậy, kiến thức học sinh hấp thụ ít, hoặc thậm chí không có. Mặc dù có những lợi ích ngắn hạn đối với học sinh, như đạt được điểm đủ để không bị rớt môn chỉ trong thời gian ngắn, nhưng lâu dài, đây là một phương pháp học tiêu cực. Lượng kiến thức mà học sinh thu thập được trong quá trình học tập sẽ bị giới hạn và hạn chế hoặc ở mức rất thấp. Khi đây trở thành một thói quen, đặc biệt là từ những kiến thức cơ bản, thì khi học chuyên sâu sau này, học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu triệt để. Kết quả là, với nền tảng yếu kém và kiến thức hạn chế, học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bước vào cuộc sống.
Có một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, có thể là do tình trạng quá tải của việc học. Sau một ngày học căng thẳng tại trường, phụ huynh còn cho con em tham gia các lớp học phụ đạo, học thêm hoặc có gia sư. Việc học được chia làm nhiều phần, học nhiều khiến học sinh không có đủ thời gian để hoàn thành bài tập và tiếp thu kiến thức. Ngoài ra, ý thức của từng học sinh cũng đóng vai trò quan trọng. Việc lướt các trang mạng xa hội vui nhộn, thích gặp gỡ bạn bè… dẫn đến việc học sinh không muốn dành nhiều thời gian cho việc học. Hơn nữa, không tự xác định được mục tiêu và phương pháp học khiến học sinh cảm thấy chán nản và không có mục đích trong quá trình học.
Để giải quyết triệt để những vấn này, phụ huynh cần tăng cường sự quan tâm và định hướng đúng đắn về học hành cho con em. Ngoài ra, cần cung cấp cho con em khung thời gian riêng để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hữu ích nhằm bổ trợ kiến thức, ví dụ đi thăm bảo tàng để học về môn lịch sử. Nhà trường cũng cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm áp lực thi cử đối với học sinh. Học sinh là mầm non tương lai của đất nước, ngăn chặn và loại bỏ việc học đối phó là một phần đóng góp vào sự phát triển giàu mạnh của đất nước.