Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta vẫn thường nghe hoặc nhắc đến khái niệm kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhiều thuật ngữ khác. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kinh tế tự nhiên là gì? Kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa?
Mục lục bài viết
1. Kinh tế tự nhiên là gì?
1.1. Tìm hiểu về kinh tế:
Kinh tế được hiểu cơ bản chính là tổng thể những mối quan hệ trong xã hội và các mối quan hệ này có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, nó có mối liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích để có thể tạo ra sản phẩm, hàng hóa để con người thực hiện việc buôn bán, trao đổi trên thị trường.
Mục đích chính của kinh tế cũng nhằm để các chủ thể có thể thu được những lợi ích nhất định về lợi nhuận, phục vụ cho nhu cầu của các cá nhân.
Bên cạnh đó thì ta thấy được rằng, kinh tế với nghĩa rộng bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh trong nhiều những lĩnh vực khác nhau và được nhà nước thừa nhận cụ thể chúng ta có thể kể đến như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, logistic và rất nhiều những lĩnh vực khác.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số 4.0, mọi thứ đều diễn ra dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, chính vì vậy mà khái niệm cụ thể được đưa ra về kinh tế số cũng xuất hiện và đang dần trở nên ngày càng lớn mạnh. Chúng ta cũng thấy được rằng, thực tế cũng đã có nhiều quan điểm cho rằng kinh tế số chính là một nền kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ số.
Về bản chất thì kinh tế số thực chất chính là một mô hình tổ chức và thực hiện hoạt động dựa trên nền tảng và các ứng dụng công nghệ điện tử. Chính vì thế mà chúng ta cũng sẽ có thể dễ dàng bắt gặp kinh tế số thường xuyên trong đời sống hàng ngày của chính chúng ta.
Điển hình như chúng ta thường hay ở các trang mạng điện tử, các video quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, vận chuyển hàng hóa và nhiều những nơi khác thì việc này đã góp phần đem lại nhiều tiện ích cho các đối tượng là những người sử dụng dịch vụ, đồng thời mở rộng được phạm vi kinh doanh.
1.2. Đặc điểm nền kinh tế:
Kinh tế có những đặc điểm cụ thể như sau:
– Đặc điểm đầu tiên đó là nền kinh tế của một quốc gia sẽ được áp dụng cho tất cả mọi người trong quốc gia đó:
Một nền kinh tế trong một quốc gia trên thực tế sẽ bao gồm tất cả các hoạt động tiến hành xoay quanh hàng hóa, dịch vụ. Nền kinh tế trong một quốc gia là hoạt động sản xuất, tiêu thụ và thương mại hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực.
– Đặc điểm thứ hai, nền kinh tế của một quốc gia, khu vực thì đặc trưng cho quốc gia, khu vực đó:
Việc các chủ thể học hỏi các nền kinh tế phát triển thực chất là học hỏi kinh nghiệm, cách thức thức tiếp cận thị trường với các quốc gia đó. Tuy nhiên cách thức áp dụng đối với những kinh nghiệm đó thì lại phải dựa trên tình hình thực tế và cụ thể của từng quốc gia, khu vực trên thế giới hiện đại.
1.3. Kinh tế tự nhiên là gì?
Ta hiểu về kinh tế tự nhiên như sau:
Theo những nghiên cứu và tìm hiểu thì ta có thể thấy khái niệm kinh tế tự nhiên được hiểu cơ bản chính là kiểu sản xuất tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra nhằm mục đích để có thể thoả mãn nhu cầu của người trực tiếp sản xuất ra nó. Kiểu sản xuất này trên thực tế gắn liền với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động phát triển thấp, phân công lao động kém phát triển. Nền kinh tế tự nhiên do nhiều đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành và mỗi đơn vị kinh tế ấy làm đủ việc để tạo ra những sản phẩm cuối cùng.
Trong các nền kinh tế tự nhiên trên thế giới, ruộng đất được biết đến là tư liệu sản xuất chủ yếu, nông nghiệp chính là ngành sản xuất cơ bản, công cụ và kỹ thuật canh tác vẫn có phần lạc hậu, dựa vào lao động chân tay của con người là chủ yếu, chỉ có trong một số trang trại của địa chủ hoặc phường hội thì mới có hiệp tác lao động giản đơn. Trong nền kinh tế dưới chế độ phong kiến, phân công lao động cũng khá kém phát triển, cơ cấu ngành vẫn còn đơn điệu, hiện nay mới chỉ có một số ngành nghề thủ công được tách khỏi nông nghiệp, sản xuất chủ yếu đều hướng vào giá trị sử dụng và chỉ có tính chất tự cung, tự cấp.
Đặc trưng của kinh tế tự nhiên:
Kinh tế tự nhiên như chúng ta đã biết đó là nền kinh tế tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên.
Trong các nền kinh tế tự nhiên, ruộng đất được hiểu và biết đến chính là tư liệu sản xuất chủ yếu, nông nghiệp được biết là ngành sản xuất cơ bản, công cụ và kỹ thuật canh tác của nền nông nghiệp thực chất vẫn còn rất lạc hậu, dựa vào lao động chân tay là chủ yếu, chỉ có trong một số trang trại của địa chủ hoặc phường hội thì mới có hiệp tác lao động giản đơn. Ta nhận thấy rằng, hiện nay, trong nền kinh tế dưới chế độ phong kiến, phân công lao động kém phát triển, cơ cấu ngành đơn điệu, mới chỉ có một số ngành nghề thủ công trong giai đoạn hiện nay có sự tách khỏi nông nghiệp, sản xuất chủ yếu trên thực tế đều sẽ hướng vào giá trị sử dụng, sản xuất đều có tính chất tự cung và tính tự cấp.
Kinh tế tự nhiên cũng thường bị giới hạn bởi vì những nhu cầu và nguồn lực cá nhân, gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; nên kinh tế tự nhiên trên thực tế sẽ thường không có cạnh tranh cũng như nó không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa học cũng như công nghệ để nhằm mục đích có thể phát triển kinh tế có hiệu quả.
2. Tìm hiểu về kinh tế hàng hóa:
Kinh tế hàng hóa được hiểu cơ bản chính là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa những người này với người khác. Kinh tế hàng hóa có sự trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó thì người ta tự sản xuất sản phẩm và người ta cũng sẽ tự tiêu dùng.
Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể thông thường thì sẽ mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng. Người sản xuất gạo và cần thịt thì người đó sẽ có thể gặp người sản xuất thịt và cần gạo để nhằm mục đích có thể thông qua đó đổi trực tiếp gạo lấy thịt. Đây thực chất đã là kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, nếu như các chủ thể không gặp được người có thứ mình cần và cần thứ mình có, thì trao đổi giữa các chủ thể cũng sẽ không được thực hiện.
3. So sánh kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa:
Kinh tế hàng hóa như chúng ta đã biết chính là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể là những người này với người khác. Kinh tế hàng hóa trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó thì người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng. Kinh tế hàng hóa ra đời là bước ngoặt lớn và có tính cản bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Khi chúng ta thực hiện so sánh kinh tế hàng hóa với kinh tế tự nhiên thì ta nhận thấy rằng, kinh tế hàng hóa có những đặc trưng và ưu thế cơ bản.
Mục đích sản xuất của nền kinh tế tự nhiên trên thực tế thì chủ yếu nhằm để các chủ thể có thể tự cung tự cấp, phục vụ bản thân là chính trong khi đó kinh tế hàng hóa thì lại có mục đích nhằm để thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể này với các chủ thể khác.
Phương thức sản xuất của nền kinh tế tự nhiên có tính lạc hậu, chủ yếu đó là dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên. Kinh tế hàng hóa có phương thức sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó thì ta nhận thấy rằng, kinh tế hành hóa do sản xuất hàng hóa dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất nên kinh tế hành hóa khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như nó còn khai thác được những lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
Bên cạnh đó thì sản xuất hàng hóa cũng có sự tác động trở lại làm cho việc phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất cũng vì thế mà ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng cũng đã đang ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, làm cho năng suất lao động cũng đã có sự tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội cũng bởi vì thế mà cũng đã được đáp ứng đầy đủ hơn.
Quy mô sản xuất của kinh tế tự nhiên trên thực tế cũng sẽ nhỏ hơn khi so sánh với quy mô sản xuất kinh tế hàng hóa. Quy mô sản xuất kinh tế hàng hóa lớn hơn và phát triển hơn. Quy mô sản xuất của kinh tế hàng hóa trên thực tế cũng không còn bị giới hạn bởi nguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội. Từ đó, việc này cũng đã góp phần quan trọng giúp tạo điều kiện cho việc ứng dụng cụ thể những thành tựu khoa học kĩ thuật vào hoạt động sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển từ sản xuất nhỏ sang các hoạt động sản xuất lớn.