Trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy rằng, giá cả là yếu tố ra đời ở trong quan hệ trao đổi giữa các chủ thể khi tiền tệ đã phát sinh. Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ và giá và còn có những vấn đề thắc mắc. Chính vì thế, bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu giá, giá cả và các đặc trưng cũng như những vai trò của giá cả?
Mục lục bài viết
1. Giá là gì?
Các giá được hiểu cơ bản chính là giá trị số tiền đó chi phí ước tính của một cái gì hoặc một vật cụ thể nào đó trên thị trường, cho dù đó là một sản phẩm, hay nó là một dịch vụ cụ thể.
Các giá thì thông thường sẽ được đo cụ thể bằng đơn vị tiền tệ, các giá mà đã được gán một giá trị cụ thể khác nhau giữa các quốc gia và giá được sử dụng cho việc mua và bán các loại hàng hóa.
Theo nghĩa cụ thể được nêu này, ta nhận thấy rằng, giá sẽ giúp phản ánh mối quan hệ trao đổi giữa hàng hóa và dịch vụ có thể thực hiện truy cập trên thị trường, và chính bởi vì thế mà nó sẽ cần phải tuân theo luật cung cầu và ở trong một số trường hợp nó sẽ cần tuân theo quy định của các cơ quan chính thức.
Căn cứ cụ thể vào nhu cầu về một sản phẩm, giá của các sản phẩm đó sẽ được gán cho bản thân nó có thể giảm hoặc tăng. Chính vì thế, giá nói đến chức năng như một chỉ số kinh tế dựa trên việc thực hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó giúp làm đảm bảo doanh thu của các cá nhân hay tổ chức. Đây được hiểu là sự cân bằng giữa cung và cầu.
Mặt khác, giá cũng là một từ được dùng khá thông thường ở trong ngôn ngữ hàng ngày, để nhằm mục đích chỉ ước tính hoặc nói lên tầm quan trọng được quy cho ai đó hoặc một cái gì đó.
Giá cũng có thể đề cập đến nỗ lực hoặc đau khổ mà các chủ thể đã phải chịu để có thể đạt được một cái gì đó: Ví dụ như: “Cái giá của sự nổi tiếng”.
2. Giá cả là gì?
Ta hiểu về giá cả như sau:
Theo học thuyết giá trị, ta nhận thấy, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời thì giá cả sẽ biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.
Trong điều kiện nền sản xuất giản đơn, giá cả thực chất sẽ chỉ phản ánh giá trị của sản xuất hàng hoá và giá cả cũng sẽ được các chủ thể là những nhà kinh tế học cổ điển ví dụ như A. Smith va D. Ricardo và các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Mác- Lênin đưa ra những khái niệm cụ thể: Giá cả chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị tự nhiên tức giá trị hàng hoá.
Khi nền kinh tế sản xuất có sự phát triển, phạm vi giá cả cũng sẽ được mở rộng, giá cả đã được thừa nhận không chỉ đơn thuần là giá trị hàng hoá mà giá cả được hình thành dựa trên cơ sở tổng hoà các mối liên hệ kinh tế xã hội cụ thể như: cung, cầu hàng hố; tích luỹ và tiêu dùng trong ngoài nước. Giá cả trên thị trường cũng từ đó mà được xác định cụ thể dựa trên cơ sở thoả thuận về lợi ích giữa các chủ thể là những người mua và người bán, giá cả trên thị trường cũng là cơ sở trao đổi hàng hố. Chính vì thế mà giá cả vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội.
Giá cả của sản phẩm, đặc biệt giá dịch vụ trên thực tế cũng sẽ được gọi bằng rất nhiều cái tên khác nhau căn cứ cụ thể vào loại sản phẩm và dịch vụ. Tuy chúng có cách gọi khác nhau đối với các sản phẩm hay các loại dịch vụ khác nhau, nhưng bản chất của giá là thống nhất. Tùy vào đối tượng mà giá cả sẽ có những ý nghĩa khác nhau.
Giá cả cũng được hiểu là sự thể hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, là số lượng tiền mà các chủ thể sẽ cần phải trả cho hàng hóa, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hóa nói chung chính là đại lượng có sự thay đổi xoay quanh giá trị.
Các yếu tố tác động đến giá cả bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:
– Quan hệ cung và cầu về hàng hóa là yếu tố tác động đến giá cả.
– Giá trị của đồng tiền là yếu tố tác động đến giá cả.
– Giá trị của bản thân hàng hoá là yếu tố tác động đến giá cả.
Ảnh hưởng của mối quan hệ cung – cầu lên việc phản ánh giá cả hàng hoá cụ thể như sau:
– Trong trường hợp khi cung và cầu của một loại hàng hóa là ngang bằng nhau (cung = cầu) thì trên thực tế giá cả phản ánh phù hợp với giá trị của hàng hóa đó. Tuy nhiên trường hợp khi cung và cầu của một loại hàng hóa là ngang bằng nhau là trường hợp ít xảy ra trên thực tế.
– Trong trường hợp khi số lượng cung nỏi hơn cầu thì giá cả của hàng hóa sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa.
– Trong trường hợp khi số lượng cung lớn hơn cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hóa đó.
Giá cả trong tiếng Anh có tên gọi là Price.
3. Đặc trưng của giá cả:
Trong một số thị trường, giá cả của các sản phẩm sẽ hoàn toàn do thị trường hay lực lượng cung và cầu quyết định. Ví dụ như là ở trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Trong một số thị trường các chủ thể là những nhà cung cấp lớn có tác động đáng kể tới giá cả thị trường. Ví dụ như là ở trong thị trường độc quyền bán.
Trong một số trường hợp cụ thể khác thì giá cả có thể bị chính phủ quy định hay điều tiết bằng các công cụ của chính sách giá cả và thu nhập.
4. Vai trò của giá cả:
Giá cả có những vai trò cụ thể như sau:
– Vai trò thứ nhất là sự thay đổi của giá cả luôn luôn tác động đến hành vi của các chủ thể là những người tiêu dùng:
Khi mức giá của các sản phảm tăng lên, các chủ thể là những người tiêu dùng sẽ có xu hướng cắt giảm nhu cầu tiêu dùng của chính mình. Và, trong trường hợp khi mức giá hạ xuống, các chủ thể là những người tiêu dùng được khuyến khích gia tăng mức sử dụng hàng hoá.
Giá hàng hoá cao thì nó sẽ khiến cho các chủ thể là những người tiêu dùng phải cân nhắc nhiều hơn mỗi khi ra quyết định mua sắm thưc gì, bên cạnh đó thì người tiêu dùng cũng sẽ vì vậy mà có ý thức tiết kiệm hơn trong việc tiêu dùng hàng hoá. Ngược lại, trong trường hợp khi giá một loại hàng hoá được xem là quá thấp, các chủ thể là những người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng sử dụng hàng hoá một cách hào phóng hơn.
– Vai trò thứ hai là sự biến động của giá cả cũng luôn ảnh hưởng đến hành vi của những người sản xuất:
Giá hàng hoá khi tăng cao thì cũng sẽ khuyến khích các chủ thể là những người sản xuất gia tăng sản lượng hàng hoá. Giá hàng hoá hạ xuống thấp lại tạo ra áp lực buộc những người người sản xuất này phải cắt giảm sản lượng.
– Vai trò thứ ba là hệ thống giá cả được coi như một kênh thông tin hữu ích trong việc ra quyết định:
Trong nền kinh tế thị trường như giai đoạn hiện nay, sự lên xuống linh hoạt của hệ thống giá cả cũng chính là một kênh thông tin hữu ích về tình hình thị trường để nhằm mục đích giúp các chủ thể là những người sản xuất và tiêu dùng ra quyết định.
Khi giá của một loại hàng hoá đang tăng, điều này cũng có thể là một tín hiệu cho thấy sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường (bởi vì những nhu cầu về hàng hoá gia tăng hay do nguồn cung hàng hoá thiếu hụt). Trong trường hợp giá của một loại hàng hoá đang tăng này, việc mở rộng sản xuất hay hạn chế tiêu dùng là thích hợp không chỉ đối với cá nhân những người sản xuất, tiêu dùng mà cả với xã hội nói chung.
Còn trong trường hợp khi giá của một loại hàng hoá đang đi xuống, đó sẽ là thông điệp của thị trường về sự dư thừa tương đối của hàng hoá. Dựa trên thông điệp của thị trường về sự dư thừa tương đối của hàng hoá này, phản ứng cắt giảm lượng hàng hoá cung ứng của các chủ thể là những người sản xuất hay mở rộng tiêu dùng của người tiêu thụ được thực hiện.
– Vai trò thứ tư là trong quan hệ giữa các thị trường với nhau, sự vận động của hệ thống giá cả còn tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực hữu hiệu:
Căn cứ cụ thể vào sự lên xuống của các mức giá, nguồn lực được phân bổ cho các ngành kinh tế cũng sẽ có sự khác nhau theo hướng cụ thể ở ngành nào mà giá tương đối của hàng hoá (so với giá của các hàng hoá khác) sẽ càng cao (điều này cũng chứng tỏ nhu cầu tương đối của xã hội về hàng hoá này càng lớn), thì ở đó sẽ càng thu hút được nhiều nguồn lực của xã hội và ngược lại.
– Vai trò thứ năm đó là vai trò cung cấp thông tin nhằm tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực của giá cả là yếu tố cực kì quan trọng đối với nền kinh tế đất nước:
Vai trò cung cấp thông tin làm cho giá cả trở thành tín hiệu có khả năng kết nối đối với các quyết định riêng rẽ của hàng nghìn, hàng triệu cá nhân khác nhau trong nền kinh tế với nhau nhằm mục đích để có thể thông qua đó tạo ra sự cân đối hay ăn khớp với nhau giữa cung và cầu, giữa quá trình thực hiện sản xuất và tiêu dùng.