Hoạt động tư vấn được thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, người tư vấn đóng góp ý kiến, nêu quan điểm dựa trên kinh nghiệm hay chuyên môn của họ. Cùng bài viết hiểu rõ hơn tư vấn là gì? Làm thế nào để trở thành nhân viên tư vấn giỏi?
Mục lục bài viết
1. Tư vấn là gì?
Tư vấn chính là góp ý kiến cho ai đó về vấn đề được hỏi. Người tư vấn thực hiện phân tích vấn đề, đóng góp ý kiến cho, cách thức giải quyết có thể thực hiện. Ở đây, các nội dung tư vấn chỉ mang đến gợi ý, gợi mở. Chỉ đưa ra ý kiến đóng góp của mình nhưng không được quyền quyết định thay họ.
Các nội dung tư vấn phải đảm bảo đúng nguyên tắc đạo đức, xã hội, pháp luật. Bằng chuyên môn của mình để lên phương án tư vấn hiệu quả. Sau khi nghe tư vấn, người hỏi sẽ tự suy nghĩ rồi đưa ra lựa chọn. Các quyết định thuộc quyền và lợi ích, cũng như nhu cầu của họ.
Tư vấn là hoạt động đóng góp ý kiến, đánh giá và gợi ý cách tiếp cận cho vấn đề đặt ra. Người tư vấn nhận được sự tin tưởng trong năng lực, chuyên môn hay kinh nghiệm của họ. Người được tư vấn lắng nghe các ý kiến, gợi ý đóng góp để có thể tìm ra phương pháp giải quyến vấn đề. Tư vấn có thể được thực hiện trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp hoặc qua hội thoại thông thường.
Ý nghĩa của tư vấn:
Tư vấn là một nghề nghiệp thực hiện trong các hoạt động kinh doanh. Mặc dù chỉ đơn giản là tư vấn, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng tiếp nhận các thông tin cung cấp, tư vấn từ đơn vị kinh doanh và đánh giá sự hài lòng. Họ có thể ra các quyết định mua hoặc không đối với sản phẩm, dịch vụ được nhận tư vấn.
Bởi lẽ tư vấn chính là hình thức tương tác giữa người mua và người bán. Là kênh thông tin trực tiếp để trình bày và thuyết phục khách hàng. Chỉ khi quá trình này diễn ra thuận lợi mới dẫn đến quyết định mua hàng. Đây là một khâu nghiệp vụ đang được đào tạo chuyên nghiệp trong thời điểm thị trường hiện nay. Bởi vậy mà hiện nay các công ty, cửa hàng đầu tư và nâng cấp dịch vụ ở khâu tư vấn và hỗ trợ khách hàng.
Tư vấn theo quy định pháp luật:
Tư vấn được hiểu theo quy định pháp luật là quá trình trao đổi qua lại. Thực hiện tiến trình tương tác qua lại của tư vấn viên và khách hàng. Người chuyên viên thực hiện tư vấn trong hiểu biết và chuyên môn của mình. Thông qua thực hiện các quan điểm, đóng góp, giúp cho khách hàng có cái nhìn đúng đắn, tích cực nhất.
Đối với các tư vấn thuyết phục, phải mang đến hiệu quả thuyết trình và tương tác với khách hàng. Trong nhu cầu cung cấp thông tin lại cần tính toàn diện, bao quát, đúng trọng tâm.
Đặc biệt người thực hiện tư vấn thuyết phục được khách hàng thực hiện biện pháp hiệu quả. Trong đạo đức và mục tiêu nghề nghiệp, phải mang đến cái nhìn và hiểu biết đúng đắn nhất trong hoạt động tiếp cận, giải quyết vấn đề của khách hàng.
Trong tiếng Anh tư vấn còn được biết đến là “Consulting” và được hiểu là việc đưa ra lời khuyên, lời lẽ có tính chất một chiều.
2. Các kỹ năng cần có của người tư vấn:
2.1. Kỹ năng:
– Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin, tương tác.
– Kỹ năng thuyết phục, tạo dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, với công ty.
– Kỹ năng phản ứng nhanh, giải quyết các vấn đề phát sinh. Cũng như định hướng khách hàng trong tiếp cận và tìm hiểu nhóm thông tin cụ thể.
– Kỹ năng làm việc độc lập đi đôi với làm việc nhóm.
– Kỹ năng làm việc dưới môi trường chịu nhiều áp lực. Các áp lực có thể đến từ doanh số, cách tư vấn, khách hàng khó tính,…
2.2. Kiến thức:
– Cần có đầy đủ kiến thức chuyên môn đối với sản phẩm và dịch vụ. Định hướng cần tiếp cận và truyền tải các thông tin gì về sản phẩm. Thông tin nào được khách hàng quan tâm nhất.
– Luôn trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội và cập nhập xu hướng. Hiểu biết thêm các kiến thức xã hội, các lĩnh vực liên quan. Đôi khi việc giao tiếp trân thành, cởi mở tạo điểm cộng rất lớn trong hoạt động tư vấn.
– Phân tích, trả lời câu hỏi một cách kỹ lưỡng và dễ hiểu. Là chuyên viên thực hiện tư vấn, cần có cách thức tốt nhất truyền đạt thông tin. Cần truyền tải thông tin dễ hiểu để khách hàng có thể tiếp nhận hiệu quả. Thay vì tư vấn máy móc không động lại các thông tin cần cung cấp đến khách hàng.
– Ngoại ngữ cũng kỹ năng rất cần thiết cho nhân viên Sale chuyên nghiệp.
2.4. Ngoại hình:
Ngoại hình cần thiết đối với hoạt động tư vấn trực tiếp. Thực hiện trong các công ty bán mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp. Mang đến hình ảnh, thương hiệu cũng niềm tin được xây dựng trên sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Khách hàng sẽ tin tưởng hơn và tiến hành điều trị tại cơ sở của bạn.
2.5. Nguyên tắc đạo đức của nhân viên tư vấn:
– Nguyên tắc giữ bí mật với các thông tin được chia sẻ từ khách hàng. Trừ khi được khách hàng cho phép chia sẻ cho người khác.
– Nguyên tắc tôn trọng khách hàng, đồng nghiệp, đúng với chuẩn mực đạo đức và xã hội.
– Nguyên tắc trung thực, khách quan. Tiếp cận công việc bằng sự nhiệt huyết, yêu nghề. Khi đó, thông qua chuyên môn và kinh nghiệm, tư vấn viên có thể giải quyết nhiều vấn đề cho khách hàng. Đây là địa chỉ tin cậy để tìm kiếm các khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ cho doanh nghiệp.
Khách hàng thường nhìn vào người tiếp xúc trực tiếp với họ để đánh giá hệ thống vận hành đằng sau. Do đó mà tư vấn viên mang đến bộ mặt của doanh nghiệp.
3. Làm thế nào để trở thành nhân viên tư vấn giỏi?
3.1. Chọn công việc tư vấn phù hợp:
Tư vấn phải được thực hiện trên nền tảng kiến thưc,s, kinh nghiệm, năng lực và trình độ chuyên môn. Do đó mà người tư vấn chỉ có thể đảm nhận tốt nhất một vai trò, một lĩnh vực tư vấn cụ thể. Có rất nhiều loại tư vấn khác nhau ở mọi ngành nghề, lĩnh vực như: Tư vấn chiến lược, tư vấn công nghệ, tư vấn nhân sự,… Các hoạt động nghề nghiệp này cần được trang bị kiến thức, đào tạo tư vấn viên chuyên nghiệp.
Trước tiên bạn cần phải xác định công việc mình theo đuổi, gắn với thế mạnh cũng như đam mê. Xem đó có phải công việc yêu thích, đúng chuyên môn của mình hay không. Như vậy vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian lại vừa đem lại hứng thú khi làm việc. Quá trình theo đuổi ước mơ, thực hiện hoạt động nghề nghiệp sẽ mang đến hiệu quả.
3.2. Trau dồi kiến thức cần thiết:
Bao gồm các kiến thức về sản phẩm
Các kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực tư vấn đã chọn cần được trang bị. Mang đến nền tảng tiếp xúc và thực hiện chuyên môn tue vấn. Chỉ khi có kiến thức, có hiểu biết bạn mới đưa ra được nhận xét, lời khuyên và giải pháp cho người được tư vấn. Giúp cho các ý kiến của bạn có ý nghĩa, hữu ích cho giải quyết vấn đề. Đặc biệt đây còn là yếu tố giúp bạn thuận lợi ứng tuyển và thăng tiến trong công việc.
Rất nhiều khách hàng khó tính yêu cầu bạn phải đưa ra các thông tin chi tiết về sản phẩm trước khi mua hàng. Khi đó, các kiến thức chuyên sâu cũng cần được nghiên cứu. Như với giá cả, nguồn gốc, ưu điểm, tác dụng, thành phần,… là những điểm về sản phẩm bạn cần nắm rõ. Tùy theo nắm bắt tâm lý khách hàng để trình bày các thông tin trong nhu cầu nhận biết của họ.
Ngoài ra, khi bạn hiểu chắc về sản phẩm của mình thì độ tự tin cũng được nâng cao. Bạn có thể linh hoạt xử lý các tình huống, mang đến nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm, các thông tin liên quan khác.
Các kiến thức, hiểu biết sâu rộng ở các lĩnh vực liên quan:
Cần có vốn hiểu biết nhất định đối với lĩnh vực liên quan, hay sự duyên dáng trong cách trao đổi. Vốn hiểu biết đó sẽ được sử dụng khi bạn giao tiếp với khách hàng. Trong quá trình tư vấn, không chỉ thực hiện phân tích, đánh giá hay gợi ý. Bạn phải chủ động khai thác thông tin hữu ích trong vấn đề để có thể giải quyết nó.
Đây cũng chính là cách tạo nên ấn tượng và sự khác biệt của bạn so với những người khác. Mang đến các đánh giá năng lực tốt hơn trong khả năng tư vấn, giao tiếp của bạn. Công việc tư vấn được tiến hành trực tiếp, nên các xử lý phải nhanh nhạy, thông minh. Đôi khi các ứng biến của bạn sẽ mang đến đánh giá cao từ phía khách hàng.
Đặc biệt, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi có thể chia sẻ với những người có hiểu biết. Giải đáp tốt hơn cho những nhu cầu tiếp cận thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ. Sẽ cảm thấy thích thú khi nói chuyện với một người có thể tương tác tốt với họ.
3.3. Nắm bắt tâm lý khách hàng, kiên trì:
Nhiệm vụ của bạn là phải tư vấn và thuyết phục khách, phần lớn được thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Khách hàng cần gì, khách hàng muốn gì và sẽ làm gì,… đều phải được xây dựng trên lộ trình giải đáp. Tất cả điều này bạn phải phán đoán và đưa ra giải pháp để thuyết phục và giải quyết vấn đề cho họ. Cần đáp ứng cho nhu cầu, thắc mắc của khách hàng ở mức độ mong muốn của họ. Đây cũng là ý nghĩa đánh giá đối với một chuyên viên tư vấn, trong sự chuyên nghiệp mang đến.
Ban cần luôn kiên trì và nở nụ cười trên môi. Kiên trì giải thích, kiên trì thuyết phục họ. Thực hiện tư vấn các sản phẩm, dịch vụ trong khoảng nhu cầu về giá cả, chất lượng hay khả năng tiếp cận được của khách hàng. Để có thể tư vấn thành công, vừa làm hài lòng khách hàng vừa hoàn thành được nhiệm vụ công việc đặt ra.