Hiện nay hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam là một tổ chức đóng góp vào việc tập hợp các doanh nghiệp và các thành phần khác tham gia khá đông đảo để phát triển tốt hơn kệnh huy động vốn này. Vậy hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam là gì? Tổ chức và hoạt động của hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam là gì?
Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện không vụ lợi, tập hợp các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động về lĩnh vực thị trường trái phiếu và các lĩnh vực khác có liên quan đến trái phiếu trên địa bàn cả nước.
Mục đích của Hiệp hội là tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên; thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam; Tăng cường quảng bá uy tín và danh tiếng của thị trường trái phiếu Việt Nam với đối tác các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam có tên giao dịch tiếng Anh là The Vietnam Bond Market Association. Tên viết tắt là VBMA.
2. Tổ chức và hoạt động của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam:
Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, tập trung, quyết định theo đa số và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính, bình đẳng giữa các hội viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phạm vi hoạt động và địa vị pháp lí cụ thể:
1. Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam hoạt động trên cả nước theo qui định của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ này.
Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động theo qui định của pháp luật.
2. Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam có tư cách pháp nhân và có con dấu, biểu tượng và tài khoản riêng tại Ngân hàng.
3. Trụ sở chính của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam đặt tại Hà Nội và có Văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo qui định của pháp luật.
Như vậy thống qua đây chúng ta có thể thấy, hiệp hội thị trường trái phiếu của Việt Nam hoạt động theo quy định mà pháp luật đề ra, theo đó hiệ hội này phải tuân thủ các quy định về tổ chức để thuận tiện cho việc quản lý thị trường trái phiếu tại nước ta tốt nhất.
3. Nhiệm vụ của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt nam:
1. Hoạt động theo đúng Điều lệ Hiệp hội và tuân thủ pháp luật về hội.
2. Tập hợp, đoàn kết các hội viên vì mục đích thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.
3. Phổ biến, cung cấp thông tin về hoạt động của Hiệp hội cho các hội viên và giúp đỡ, hỗ trợ hội viên trong các hoạt động liên quan đến thị trường trái phiếu theo qui định của Hiệp hội và phù hợp với các quy định của pháp luật.
4. Chịu sự quản lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí ngành, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Thông qua các hoạt động của Hiệp hội về tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng hội viên và những đối tượng có tham gia đầu tư, giao dịch, mua, bán trái phiếu trên thị trường để góp phần thu hút sự tham gia, thúc đẩy và nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường trái phiếu Việt Nam.
6. Cập nhật và cung cấp các thông tin, diễn biến và xu hướng phát triển cần thiết của thực tiễn, kinh nghiệm, chuẩn mực hoạt động của thị trường trái phiếu trong nước, khu vực và quốc tế cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu phù hợp với các qui định của pháp luật.
7. Nâng cao khả năng hội nhập khu vực và quốc tế bằng các hình thức tăng cường quảng bá uy tín và danh tiếng của thị trường trái phiếu Việt Nam nói chung và các hội viên nói riêng thông qua việc khuyến khích các đối tác tham gia thị trường trái phiếu Việt Nam.
8. Góp phần hỗ trợ và khuyến nghị các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lí để điều chỉnh thị trường trái phiếu tại Việt Nam nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung.
9. Hằng năm Hiệp hội phải báo cáo Bộ Nội Vụ và Bộ Tài Chính về tình hình tổ chức, hoạt động của Hiệp Hội theo quy định của pháp luật.
Căn cứ dựa trên quy đinh này và tình hình thực tế cũng có thể thấy được vai trò quan trọng của kênh huy động vốn qua hình thức trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện đã trở thành một huy động vốn tương đối lớn trong mối tương quan với kênh vay vốn tín dụng từ ngân hàng cũng như kênh huy động vốn cổ phần qua thị trường chứng khoán… Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Chúng tôi căn cứ dựa trên số liệu thực tế có thể thấy được sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Trong giai đoạn 2016-2020, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là cấu phần có sự tăng trưởng mạnh nhất của thị trường tài chính, trở thành kênh huy động vốn ngày càng quan trọng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt thấp.
Không những vậy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã giúp mọi loại hình doanh nghiệp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh; định hướng nhà đầu tư tập trung vào các khoản đầu tư trung, dài hạn thay vì gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn và để có thể giảm bớt rủi ro cho các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu. Hơn nữa trong các thời điểm dịch bệnh được kiểm soát, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng tăng nhanh cho thấy các doanh nghiệp đang đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn phục hồi sản xuất kinh doanh.
4. Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp:
Để đạt được mục tiêu nói trên, các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Như vậy để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để thị trường phát triển bền vững, và thưc hiện một cách minh bạch và hiệu quả, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chào bán riêng lẻ để nâng cao chất lượng trái phiếu phát hành, bổ sung quy định đẩy nhanh việc thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp và chuẩn hóa quy định về chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành. Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện cơ sở pháp lý để tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
Bên cạnh đó để có thể phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp chúng ta cần khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa các loại hình trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn; thúc đẩy việc chào bán trái phiếu ra công chúng và để xây dựng quy chuẩn phát hành trái phiếu xanh để vừa tạo kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa thu hút thêm các nhà đầu tư; Phát triển các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp dự án PPP, trái phiếu dự án để thúc đẩy thị trường vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Không những vậy việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, phân biệt các chính sách, tiêu chí, tiêu chuẩn của các loại hình nhà đầu tư và tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực phân tích, tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư cá nhân cũng là mọt giải pháp phát triển tốt.
Cuối cùng chúng ta cần chú trọng tới việc khuyến khích và tạo động lực cho các công ty chứng khoán mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, đa dạng và tăng cường hiệu quả dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, xây dựng thói quen sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm khi phát hành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất khả năng triển khai hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ định giá trái phiếu để tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp để có hướng phát triển trái phiếu doanh nghiệp tốt hơn, tạo ra giá trị kinh tế lớn.