Hiệu ứng bắt kịp là gì? Tổng quan hiệu ứng bắt kịp kèm ví dụ minh họa cụ thể? Một số ví dụ về Catch-up Effect?
Catch-up Effect là một thuật ngữ không quá xa lạ đối với những người nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế học kinh tế vĩ mô, nhưng đối với những cá nhân chưa tìm hiểu qua về lĩnh vực này thì chắc hẳn thuật ngữ này còn khá là mới lạ đối với họ.
Mục lục bài viết
1. Catch-Up Effect là gì?
Catch-up Effect là thuật ngữ tiếng anh trong lĩnh vực kinh tế học và có tên tiếng Việt là Hiệu ứng bắt kịp hay còn được gọi là lý thuyết hội tụ.
Hiệu ứng bắt kịp là một lý thuyết suy đoán các nền kinh tế nghèo hơn sẽ có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế giàu có,vì thế tất cả các nền kinh tế cuối cùng sẽ hội tụ về thu nhập bình quân đầu người. Nói cách khác, các nền kinh tế nghèo hơn sẽ “bắt kịp” các nền kinh tế mạnh hơn theo đúng nghĩa đen của nó.
Hiệu ứng bắt kịp được xác định dựa trên một vài ý tưởng như:
– Ý tưởng thứ nhất: Có một lý thuyết cho rằng một tụ xảy ra giữa các nền kinh tế nghèo hơn và nền kinh tế giàu có về mặt thu nhập quốc dân do tốc độ tăng trưởng. Nền kinh tế với mức độ thành lập hơn về năng suất có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với các nền kinh tế nhỏ hơn đòi hỏi ít vốn để làm cho lợi nhuận đáng kể.
– Ý tưởng thứ hai: Dựa trên quy luật lợi nhuận cận biên giảm dần – khi một quốc gia đầu tư và thu lợi nhuận từ khoản đầu tư đó, số tiền thu được từ khoản đầu tư cuối cùng sẽ có giá trị thấp hơn chính khoản đầu tư ban đầu. Mỗi khi một quốc gia đầu tư, họ được hưởng lợi ít hơn một chút từ khoản đầu tư đó. Chính vì thế, lợi tức thu được từ đầu tư vốn vào các nước giàu thì không mạnh bằng ở các nước đang phát triển. Các nước nghèo cũng có lợi thế hơn vì những nước này cũng có thể sao chép phương thức sản xuất, công nghệ và thể chế của các nước phát triển, bởi vì các thị trường đang phát triển có khả năng tiếp cận vào bí quyết công nghệ của các quốc gia tiên tiến hơn, vì vậy những nước này thường có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.
Hiệu ứng bắt kịp có tên tiếng Anh là: Catch-Up Effect
2. Tổng quan về hiệu ứng bắt kịp:
Mặc dù, các nước đang phát triển có thể có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước phát triển nhưng nó còn tồn tại những hạn chế nhất định, mà những hạn chế đó phần lớn là do thiếu vốn, chính vì thế nó có thể làm giảm đáng kể khả năng bắt kịp của chúng.
Có một số nghiên cứu về những hạn chế về hiệu ứng bắt kịp của các nhà kinh tế học, điển hình như:
– Nhà kinh tế Moses Abramowitz đã nghiên cứu về những hạn chế của hiệu ứng bắt kịp. Ông nói rằng để các quốc gia được hưởng lợi từ hiệu ứng bắt kịp, các quốc gia này sẽ cần phải phát triển và tận dụng cái mà ông gọi là “khả năng xã hội”, bao gồm khả năng hấp thụ công nghệ mới, thu hút vốn và tham gia vào thị trường toàn cầu. Điều này có nghĩa là nếu công nghệ không được giao dịch tự do hoặc quá đắt đỏ, thì hiệu ứng bắt kịp sẽ không xảy ra.
– Hai nhà kinh tế Jeffrey Sachs và Andrew Warner khi nghiên cứu 111 quốc gia từ năm 1970 đến năm 1989, họ phát hiện ra rằng các quốc gia công nghiệp hóa có tốc độ tăng trưởng 2,3% một năm trên một đầu người tại quốc gia đó, trong khi các nước đang phát triển có chính sách thương mại mở có tốc độ 4,5% và các nước đang phát triển có nền kinh tế bảo hộ và khép kín hơn thì tốc độ tăng trưởng chỉ là 2%. Chính vì thế hai nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng các chính sách kinh tế quốc gia về thương mại tự do và cởi mở đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu ứng bắt kịp.
3. Một số ví dụ về Catch-up Effect:
Ví dụ 1: Nói về vấn đề tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước Mặt trời mọc – Nhật Bản. Ở quốc gia này từ giai đoạn năm 1914 đến năm 1919, đất nước Nhật Bản có nền kinh tế tăng trưởng khá là nhanh. Công nghiệp nước này tăng gấp 5 lần, sản xuất phát triển, hàng hóa cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường châu Á. Nhật Bản thuộc địa hóa và đầu tư mạnh vào Hàn Quốc và Đài Loan, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của chính nước này. Nhưng đến năm 1927 Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nước này bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa và đặc biệt nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian này bị tàn phá nặng nề. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước thời điểm xảy ra chiến tranh, chính vì thế Nhật Bản phải dựa vào sự viện trợ của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế. Nhật Bản đã xây dựng lại một môi trường bền vững để tăng trưởng kinh tế trong những năm 1945 đến năm 1950. Do chính sách của nước này hướng tới việc phát triển kinh tế, xã hội với hàng trăm viện khoa học- kỹ thuật, phát triển các cơ sở nghiên cứu trong nước và mua các phát minh nước ngoài vì thế Nhật đạt tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trong giai đoạn từ những năm 70 trở đi. Những năm này, kinh tế Nhật Bản phát triển rất mạnh mẽ và nước này đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. Thông qua sự phát triển của Nhật Bản qua từng thời kỳ thì ta đã thấy rõ về sự ứng dụng của hiệu ứng bắt kịp.
– Ví dụ 2: Ta đi so sánh sự tốc độ phát triển kinh tế giữa ba nước Nhật Bản, Anh và Mỹ tại thời điểm những năm 1960 đến năm 1978. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản những năm này là 9,4%, trong khi đó Mỹ và Anh chỉ có tốc độ tăng trưởng kinh tế lần lượt là 3,1% và 2,4%. Vào cuối những năm 1970, khi nền kinh tế Nhật Bản được xếp hạng trong số 5 quốc gia hàng đầu thế giới, tốc độ tăng trưởng của nước này đã giảm xuống từ 2% đến 2,7%.Qua số liệu so sánh thì ta lại thấy rõ hơn về hiệu ứng bắt kịp trong nền kinh tế của một quốc gia.
– Ví dụ 3: Trung Quốc là nước có mức độ tăng trưởng liên tục trong một thời gian dài (hơn 4 thập kỷ) và với mức độ tăng trưởng này thì các nhà kinh tế học đều nhận định rằng “Trung Quốc là một trong những quốc gia học tập, bắt kịp công nghệ nhanh nhất trong số những quốc gia đi sau”. Khoảng thời gian từ năm 1978 đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng trung bình của Trung Quốc đạt 9,5%/năm. Năm 2010 là năm đánh dấu mức độ thành công trong lĩnh vực xuất khẩu của đất nước này vì đã vượt qua Đức để trở thành một nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với hơn 95% hàng xuất khẩu của Trung Quốc là sản phẩm được sản xuất nội địa, đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc sản xuất mới sau Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức kể từ cách mạng công nghiệp thế kỷ thứ XVIII. Năm 1978, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã khuyến khích các lãnh đạo nước này thực hiện các chuyến đi “du học” nước ngoài ở cả Châu á và Châu Âu. Bản thân Đặng Tiểu Bình cũng đã đến thăm Nhật Bản và Singapore vào năm 1978, và qua chuyến thăm hỏi này ông đã đặc biệt ấn tượng bởi sự tiến bộ về công nghệ và mức sống cao tại hai nước này. Sau khi vê nước, các nhà lãnh đạo đã học hỏi từ những đất nước này trong việc sử dụng vốn và công nghệ nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đến tháng 7/1979, Trung Quốc đã quyết định thành lập các khu kinh tế đặc biệt ở Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn. Các khu kinh tế đặc biệt được trao cho chính quyền tại các thành phố đó quyền tự chủ nhất định để thu hút FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) nhằm mục tiêu xuất khẩu. Những chính sách này đã làm cho Trung Quốc thành công trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nước này đã học cách “bắt kịp” các nước phát triển thông qua quá trình tích lũy kiến thức, vốn, nhân lực… Qua ví dụ về sự phát triển lĩnh vực xuất nhập khẩu của Trung Quốc ta thấy rõ về tính ứng dụng của hiệu ứng bắt kịp và đúng với những nhiên cứu của ba nhà kinh tế Moses Abramowitz, Jeffrey Sachs và Andrew Warner.
Như vậy, qua những ví dụ trên thì ta thấy rõ về hiệu ứng bắt kịp được ứng dụng vào kinh tế của các quốc gia khác nhau và rõ ràng, một quốc gia nếu không có công nghệ và chính sách kinh tế bảo hộ, khép kín thì hiệu ứng bắt kịp cũng sẽ rất khó xảy ra đối với các quốc gia này.