Lợi nhuận là thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động tìm kiếm lợi ích kinh doanh nói chung. Với lợi nhuận gắn với chủ nghĩa tư bản thể hiện tính toán của giới tư bản, mang đến các biến tướng của thặng dư được thể hiện dưới tên gọi lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì? Phân biệt giữa lợi nhuận với giá trị thặng dư?
Mục lục bài viết
1. Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là giá trị thặng dư tìm kiếm được trong kinh doanh, xét về bản chất. Khi lợi nhuận được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra. Khi các giá trị ban đầu tham gia vào sản xuất có chủ đích. Nhà kinh doanh tìm cách để bán ra sản phẩm với giá cao hơn giá trị thực tế của sản xuất. Từ đó, phần chênh lệnh được xác định là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp tìm kiếm được. Cũng như chính là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Khi các chủ thể này gọi tên nó là các lợi ích mà họ tìm kiếm được. Để các giá trị ấy trở thành lợi ích riêng. Nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Khi giá trị thặng dư được sinh ra từ sản xuất nhờ vào sức lao động của công nhân. Thuật ngữ này phủ nhận các giá trị đóng góp trong sức lao động. Để từ đó tôn vinh các giá trị của chủ nghĩa tư bản do nhà tư bản cầm quyền.
Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư. Bởi bản chất của phần chênh lệnh đó vẫn được tìm thấy trên sản phẩm khi bán ra thị trường. Từ đó giúp nhà tư bản thu vào các lợi ích thông qua các thâu tóm hoạt động kinh doanh. Họ làm chủ và có được các giá trị tìm kiếm được với sản phẩm của họ.
Hay lợi nhuận sẽ được hiểu là số tiền lời mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hoá. Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí tư bản. Chênh lệch được xác định giữa giá trị bán ra trên thực tế. So với phần chi phí thực tế gắn trên sản phẩm tính đến thời điểm bán. Đó được gọi là chi phí thực tế để đưa sản phẩm vào tiêu thụ.
Bản chất tìm kiếm đối với lợi nhuận.
Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự chênh lệch. Nhà tư bản thực hiện các hoạt động phải đảm bảo cho lợi ích của họ tìm kiếm được. Cho nên sau khi bán hàng hoá (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra. Mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu: p.
Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước. Được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Trong khi bản chất phải được xác định thông qua giá trị của sức lao động. Biến các vật liệu ban đầu thành sản phẩm được định giá cao hơn. Và lợi ích chênh lệnh được nhà tư bản thu về dưới tên gọi là lợi nhuận.
Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:
W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành: W = k + p
Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ, khi nói m là hàm ý so sánh nó với v. Còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v). Trên thực tế thì p và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m. Phụ thuộc vào giá cả bán hàng hóa do quan hệ cung – cầu quy định. Với các tính chất của nhu cầu cao sẽ mang đến giá trị hàng hóa thể hiện cao hơn và ngược lại.
Lợi nhuận tiếng Anh là Profit.
2. Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất. Nó là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân tạo ra. Nhìn dưới bản chất thông qua quá trình sử dụng sức lao động của người công nhân. Và giá trị mới dôi ra này bị chiếm không trong phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa. Xác định trở thành lợi ích tìm kiếm của nhà tư bản khi bán đi các sản phẩm thuộc sở hữu của họ. Người công nhân chỉ được trả tiền cho hàng hóa sức lao động với một công việc trước đó. Đây cũng chính là ý nghĩa giá trị thặng dư.
Bản chất của thặng dư đó là chủ nghĩa tư bản bóc lột công sức của người lao động. Hình thành nên sản phẩm của lao động có giá trị cao hơn các chất liệu ban đầu mà nhà tư bản bỏ ra. Để tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn thông qua quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhà tư bản bóc lột công nhân càng nhiều thì giá trị thặng dư tạo ra càng cao. Bởi họ thực hiện tìm kiếm giá trị tốt hơn cho đầu vào. Nhưng họ chỉ được trả các lợi ích từ sức lao động bỏ ra theo thời gian làm việc. Chính vì điều này, mà người giàu thì cứ giàu mãi, còn người nghèo thì cứ nghèo mãi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư là:
– Năng suất lao động.
– Thời gian lao động.
– Cường độ lao động.
– Công nghệ sản xuất.
– Thiết bị, máy móc.
– Vốn.
– Trình độ quản lý.
Hiện nay, thay vì tăng cường độ lao động chân tay, các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu đầu tư vào các loại thiết bị máy móc hiện đại. Giúp cho năng suất lao động cao hơn. Từ đó giá trị sản phẩm tạo nên cũng cao hơn. Không phải tri trả các chi phí quá cao thường xuyên cho lao động. Họ chỉ cần cải thiện và tập chung với bộ phận kỹ thuật với tay nghề cao.
3. Phân biệt giữa lợi nhuận với giá trị thặng dư:
3.1. Phạm trù giá trị thặng dư:
Phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất theo triết học. Với tính chất chủ nghĩa tư bản là thực hiện các bóc lột. Khi nhắc đến giá trị thặng dư, là nhìn thấy giá trị bóc lột của tư bản đối với giai cấp công nhân. Các chủ thể thực tế tạo ra sản phẩm chất lượng cao là công nhân. Nhưng họ chịu sự quản lý trong công việc bởi giai cấp tư bản. Làm việc với các tư liệu sản xuất của giai cấp tư bản. Cũng như các khả năng họ có chỉ là bán hàng hóa sức lao động của mình.
Khi đó, giá trị thặng dư mang bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân. Cũng giúp ta nhìn nhận hiệu quả hơn với các lợi ích nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà tư bản. Chủ nghĩa Mac khi phân tích với phần chênh lệnh, có thể giải thích bằng giá trị thặng dư. Cũng như đưa đến các bản chất của phần giá trị này.
3.2. Phạm trù lợi nhuận:
Chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. Mang đến tên gọi và cách thức giải thích khác được đưa ra bởi nhà tư bản. Khi họ xác định các lợi ích chênh lệnh đó phải được thực hiện bởi chính họ. Với các công việc trong tính toán giá trị đối với tư liệu đầu vào hợp lý. Dựa trên đó để xác định giá trị bán ra phù hợp nhu cầu của người dùng. Nhờ vào đầu óc tính toán cùng với bỏ ra các tư liệu sản xuất. Họ không tự thực hiện một số công đoạn nên thuê sức lao động của các chủ thể khác. Và thuận mua vừa bán, họ đã thanh toán các lợi ích hợp lý cho hàng hóa sức lao động đó.
Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê. Vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Các nhà tư bản phải đóng góp các giá trị nhất định để tìm ra phần thặng dư đó. Cũng như mang đến giải thích hợp lý, tránh các biểu tình đòi quyền lợi của tầng lớp lao động. Từ đó mang đến quyền lực và lợi ích càng tập chung vào tay họ. Tầng lớp công nhân ngày càng phụ thuộc vào việc làm mà họ tạo ra.
3.3. Nguyên nhân của hiện tượng:
+ Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhoà sự khác nhau giữa c và v. Mang đến biểu diễn đối với tư liệu sản xuất đầu vào thuộc sở hữu của nhà tư bản. Và họ xứng đáng có được các quyền lợi với các giá trị thuộc sở hữu.
+ Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế. Cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phi sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thế thấp hơn giá trị hàng hoá là đã có lợi nhuận rồi. Không cần thực hiện đúng với giá bán cao nhất. Họ có thể thực hiện quy định giá ở một mức hợp lý. Mang đến cạnh tranh hiệu quả với các chủ thể cung cấp khác. Giúp các sản phẩm được bán ra hiệu quả, nhanh chóng hơn. Vẫn đảm bảo với các nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận trên một đơn vị hàng hóa.
Nhìn vào hình thức, lý luận giai cấp tư sản cho rằng, lợi nhuận là do lưu thông sinh ra. Giải thích cho tính hợp lý với các khả năng và tính toán kinh doanh của giai cấp tư bản. Vì nếu:
Giá cả = giá trị thì p = m
Giá cả > giá trị thì p > m
Giá cả < giá trị thì p < m
Nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả luôn băng tổng giá trị. Do đó tổng p luôn luôn bằng tổng m. Nói cách khác là các giá trị tìm được nhiều hay ít là do nhà tư bản. Nhưng cơ sở của các lợi ích đó xuất phát từ hàng hóa sức lao động của người công nhân. Cũng tức là các lợi ích không được nhận về với các giá trị xứng đáng mà họ khai thác được.