Chúng ta chắc hẳn đều thường nghe nói tổng doanh thu ở những bài báo tài chính hay của các doanh nghiệp. Tổng doanh thu được biết đến là một con số rất quan trọng và nó cũng cho thấy mức hiệu quả sau khi bán sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ. Vậy, tổng doanh thu là gì? Công thức, cách tính tổng doanh thu?
Mục lục bài viết
1. Tổng doanh thu là gì?
Ta hiểu về tổng doanh thu như sau:
Tổng doanh thu được hiểu cơ bản chính là số tiền mà một công ty kiếm được bằng cách bán hàng hóa hoặc dịch vụ của mình trong một khoảng thời gian (một ngày, một tuần, một tháng hay một năm).
Có nhiều loại doanh thu, bao gồm cả doanh thu thuần và tổng, và cả thu nhập từ các dòng doanh thu khác nhau. Để nhằm mục đích tính toán doanh thu, các chủ thể có thể cần kết hợp các luồng doanh thu để tìm ra tổng doanh thu.
Trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo, doanh nghiệp trên thực tế cũng sẽ phải đối mặt với đường cầu dốc xuống, từ đó sẽ giảm giá bán và tổng doanh thu sẽ càng nhỏ hơn các đơn vị trước đó. Tổng doanh thu sẽ tác động qua lại với tổng chi phí để nhằm mục đích có thể từ đó xác định mức sản lượng mà doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa sản lượng.
Tầm quan trọng của Tổng doanh thu
Việc tính tổng doanh thu giúp chủ doanh nghiệp biết được họ đang lãi hay lỗ.
Tổng doanh thu có ý nghĩa quan trọng bởi vì một doanh nghiệp phải kiếm tiền để chuyển thành lợi nhuận. Nếu một công ty có doanh thu thấp hơn, trong khi tất cả những thứ khác đều bằng nhau, thì công ty đó sẽ kiếm được ít tiền hơn. Đối với các công ty mới thành lập chưa tạo ra lợi nhuận, doanh thu đôi khi có thể được coi là thước đo khả năng sinh lời trong tương lai.
Bằng cách đó, họ biết liệu công việc kinh doanh của mình có đang phát triển hay không, hay họ cần thay đổi điều gì đó để đạt được kết quả tốt hơn.
Tổng doanh thu trong tiếng Anh là: Total Revenue.
2. Cách tính Tổng doanh thu:
Chúng ta sẽ có thể tính tổng doanh thu bằng cách nhân giá mỗi sản phẩm với tổng số đơn vị của sản phẩm đó đã được bán.
2.1. Công thức Tổng doanh thu:
Tổng Doanh thu = Giá cả x Số lượng hàng hóa bán ra.
Khi các chủ thể có tổng doanh thu, miễn là các chủ thể đó biết tổng chi phí của mình, bạn có thể tìm thấy lợi nhuận.
Công thức tính lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.
Mối quan hệ giữa giữa giá cả và số lượng sản phẩm:
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả là hằng số và số lượng sản phẩm không ảnh hưởng đến nó. Tuy nhiên, hầu hết các thị trường đều cạnh tranh không hoàn hảo. Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, giá cả có mối quan hệ nghịch biến với số lượng sản phẩm bán ra.
Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, công ty kiểm soát giá cả; để bán sản phẩm nhiều hơn, giá của nó phải giảm. Ngoài ra, bất kỳ loại thị trường nào bạn đang xem xét, tổng doanh thu là một hàm của Q.
Các bước tiếp theo sau khi xác định tổng doanh thu:
Sau khi các chủ thể đã có tổng doanh thu, các chủ thể sẽ có thể so sánh với tổng chi phí và xác định xem công ty của các chủ thể có tạo ra lợi nhuận đủ lớn để các chủ thể sẽ có thể tiếp tục hoạt động hay không. Nếu chi phí của các chủ thể đó vượt xa tổng doanh thu, công ty của các chủ thể cũng đang phải đối mặt với thâm hụt.
Các chủ thể sẽ cần điều chỉnh ngân sách và tài chính của công ty mình cho phù hợp. Điều chỉnh giá hàng hóa và dịch vụ của bạn là một cách để tăng doanh thu. Tuy nhiên, nếu các chủ thể tăng giá, một số người tiêu dùng có thể không muốn mua bất kỳ hàng hóa và dịch vụ nào của bạn nữa. Do đó, hãy đảm bảo rằng cuối cùng các điều chỉnh giá của bạn là phù hợp.
Bằng cách tính toán tổng doanh thu, bạn cũng sẽ có thể so sánh với doanh thu của năm trước để xác định bất kỳ mức tăng trưởng doanh thu nào qua các năm. Để có thể làm điều này, hãy trừ tổng doanh thu của một năm cho năm kia.
Ví dụ về tính Tổng doanh thu:
Giả sử một cửa hàng bán được 10 chiếc túi xách trong một tuần. Mỗi chiếc túi xách có giá 2 triệu. Nhân số túi xách với 2 triệu để tìm tổng doanh thu:
10 túi xách x 2 triệu mỗi túi xách = 20 triệu
Điều này cho thấy tổng doanh thu của túi xách trong tuần đó là 20 triệu. Con số đó không tính đến các loại thuế như thuế bán hàng.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp không chỉ bán một mặt hàng như túi xách. Khi đó tổng doanh thu sẽ là thu nhập từ việc bán nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Để có thể tìm tổng doanh thu với nhiều sản phẩm được bán, bạn nên tính tổng doanh thu cho từng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định rồi cộng số đó lên. Ví dụ: nếu tổng doanh thu của bạn cho mỗi sản phẩm là 20 triệu từ túi xách, 30 triệu từ giày và 10 triệu từ mũ, thì tổng doanh thu của các chủ thể cho tất cả các sản phẩm trong tuần đó sẽ là 60 triệu.
2.2. Tổng doanh thu và doanh thu cận biên:
Tổng doanh thu như đã phân tích ở trên là toàn bộ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu sẽ được tính bằng cách nhân tổng lượng hàng hóa và dịch vụ đã bán với giá hàng hóa và dịch vụ. Doanh thu cận biên có liên quan trực tiếp đến tổng doanh thu bởi vì nó đo lường sự gia tăng của tổng doanh thu từ việc bán thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tổng doanh thu rất quan trọng bởi vì, trong nỗ lực tăng trưởng lợi nhuận, các doanh nghiệp cố gắng tối đa hóa khoảng cách giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Hiểu được mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí giúp phân biệt những nhà quản lý kinh doanh giỏi nhất với những nhà quản lý kém hơn bởi vì trong khi tăng sản lượng dẫn đến tăng doanh thu và tổng doanh thu, thì cũng có những chi phí liên quan đến việc tăng sản xuất.
Doanh thu cận biên có vai trò rất quan trọng vì doanh thu cận biên đo lường mức tăng doanh thu từ việc bán nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn. Doanh thu cận biên tuân cũng tuân theo quy luật lợi nhuận giảm dần, quy luật này xảy ra cũng đã cho thấy rằng bất kỳ sự gia tăng nào trong sản xuất sẽ dẫn đến mức tăng sản lượng nhỏ hơn. Có nghĩa là đã vượt qua mức tối ưu. Bởi vì tốn tiền để sản xuất và bán thêm một đơn vị, miễn là doanh thu cận biên cao hơn chi phí cận biên, thì một công ty đang có lãi. Một khi doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên, thì việc một công ty sản xuất hoặc bán nhiều đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sẽ không có nghĩa lý gì.
3. Ý nghĩa khi phân tích tổng doanh thu bán hàng:
Quá trình thực hiện việc phân tích các hoạt động kinh tế sẽ là công cụ để giúp quản lý kinh tế hiệu quả hơn. Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp đó chính là hiệu quả kinh tế làm thế nào để tổng doanh thu bán hàng ngày càng tăng lên.
Chỉ có doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì các doanh nghiệp mới có thể đứng vững được trên thị trường, đủ sức mạnh để có thể cùng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện để nhằm từ đó sẽ tích lũy và mở rộng sản xuất, kinh doanh, từ đó đảm bảo đời sống cho người lao động và có thể làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Để có thể làm được điều đó, các doanh nghiệp sẽ cần phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thật đầy đủ và chính xác mọi diễn biến về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích những mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh để tìm ra những biện pháp để không ngừng tăng doanh thu của doanh nghiệp lên.
Phân tích tổng doanh thu bán hàng nhằm mục đích để có thể giúp doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác và toàn diện khách quan tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trên các mặt tổng trị giá hay kết cấu thời gian, không gian, đơn vị trực thuộc. Từ đó đánh giá được việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một doanh nghiệp.
Phân tích doanh thu còn nhằm mục đích xem xét mục tiêu doanh nghiệp đặt ra có đạt được hay không, đạt được đến đâu và cũng từ đó các doanh nghiệp cũng sẽ rút ra những tồn tại xác định những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến mức doanh thu đó và từ đó có thể đề ra những biện pháp khắc phục, tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp.
Việc các chủ thể thực hiện phân tích cũng sẽ cung cấp các tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích và các chỉ tiêu tài chính kinh tế làm cơ sở cho việc đề ra các quyết định trong quản lý và chỉ đạo kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Như vậy, từ phân tích trên, ta nhận thấy, phân tích tổng doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả thể hiện qua việc con số doanh thu của doanh nghiệp không ngừng tăng lên và đem đến cho chủ doanh nghiệp nhiều lợi ích nhất định.