Tiền tệ được biết đến chính là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền tệ được đánh giá chính là một phát minh vĩ đại của loài người, tiền tệ xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế - xã hội các quốc gia. Vậy thao túng tiền tệ là gì? Tác hại của thao túng tiền tệ?
Thao túng tiền tệ chắc hẳn chính là cụm từ được quan tâm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Theo nhiều nguồn thông tin cho rằng hiện nay Mỹ đã cho Việt Nam, Thụy Sĩ cùng ba nước khác vào danh sách các nước đang có hoạt động thao túng tiền tệ gây lạm phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chung.
Thao túng tiền tệ được biết đến và cũng được đánh giá chính là vấn đề chính thức được luật pháp Mỹ đưa thành đạo luật vào năm 1988, qua đó yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ (United States Department of the Treasury) theo dõi và báo cáo hàng năm về tình hình tỷ giá hối đoái giữa Mỹ và những đối tác thương mại lớn của Mỹ.
Nếu các chủ thể phát hiện ra quốc gia nào đang thao túng tiền tệ, đạo luật yêu cầu đại diện Bộ Tài chính sẽ thương lượng loại bỏ việc thao túng để tạo nên lợi thế cạnh tranh, dẫn đến trao đổi thương mại không công bằng đối với Mỹ.
Năm 2015, Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 được ban hành cho thấy một mức độ quan tâm cao hơn đối với vấn đề thương mại không công bằng của Mỹ.
Bộ Tài chính Mỹ cũng đã được yêu cầu chi tiết hơn trong công tác báo cáo cũng như trong hành động để nhằm mục đích có thể giải quyết vấn đề thao túng tiền tệ gây ra tổn thương cho doanh nghiệp nội địa Mỹ. Một trong những nhiệm vụ của Bộ Tài chính Mỹ đó chính là cần phải phát hiện và công bố danh sách giám sát những quốc gia tiềm tàng khả năng thao túng tiền tệ.
Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ sẽ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.
Các tiêu chí này được lượng hóa cụ thể, bao gồm các tiêu chí như:
– Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD.
– Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP.
– Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Trước đây, Mỹ đã nhiều lần có ý định muốn đưa vấn đề về thao túng tiền tệ vào luật pháp để nhằm thông qua đó sẽ có thể loại trừ việc cạnh tranh không công bằng, tuy nhiên quan ngại chủ yếu nằm ở sự tương thích giữa luật pháp Mỹ và các nghĩa vụ với WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới).
Nhưng dưới thời của Tổng thống Trump, những vấn đề này lại nhanh chóng được dẹp bỏ bằng cách Tổng thống Trump và nhà nước Hoa Kỳ đã ban hành một quy định mới, theo đó các quốc gia có đồng tiền bị định giá thấp sẽ được coi là một khoản trợ cấp có lợi cho các doanh nghiệp nước đó.
Cũng chính thức kể từ ngày 6/4/2020, luật mới của Mỹ đã cho phép các công ty Mỹ được phép nộp đơn khiếu nại lên Chính phủ Mỹ nhằm mục đích để có thể đạt được một biện pháp khắc chế thương mại không công bằng, như là một kiểu thuế đối kháng với sự trợ cấp.
Ta nhận thấy, về bản chất thì thao túng tiền tệ như đã phân tích cụ thể bên trên chính là hoạt động ngân hàng can thiệp vào thị trường tiền tệ để đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế. Điều này đã được quy định trong đạo luật 1988 để nhằm mục đích có thể đảm bảo sự công bằng trong giao thương buôn bán giữa các nước trên thị trường chung.
Chúng ta cũng có thể hiểu thao túng tiền tệ chính là hoạt động điều chỉnh tỉ giá tiền hay mệnh giá tiền của nước mình thấp hơn so với mệnh giá tiền của nước ngoài. Hoạt động này sẽ giúp các hoạt động nhập khẩu sản phẩm về nước rẻ hơn, kích thích người dân mua hàng nhập.
Thao túng tiền tệ trong tiếng Anh là: currency manipulation.
2. Ảnh hưởng và tác hại của thao túng tiền tệ:
Hoạt động thao túng tiền tệ thực chất cũng chính là một hoạt động chơi xấu và nó cũng rất đáng bị lên án và chỉ trích. Bởi trong công cuộc chạy đua trở thành một nước công nghiệp tiên tiến và hiện đại, việc đầu tiên đó là giữ được sự công bằng trong cạnh tranh sản xuất. Một đất nước có các hành động chơi xấu sẽ bị các nước bạn đánh giá thấp và áp đặt các điều lệ khắt khe lên chính sản phẩm của nước ấy. Một số ảnh hưởng của việc thao túng tiền tệ mà chúng ta có thể kể đến đó chính là:
– Thao túng tiền tệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chung của đất nước. Trong đó, nghiêm trọng nhất là cán cân xuất nhập khẩu của tất cả các mặt hàng.
– Chúng cũng có thể gây nhũng loạn thị trường khiến kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
– Nhiều mặt hàng xuất khẩu bị đánh thuế cao hơn bình thường gây thiệt hại nặng nề cho chủ sản xuất.
– Các chủ thể là những nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp phải những trở ngại khi quyết định đầu tư hay không đầu tư vào Việt Nam. Cũng chính bởi vì thế, việc làm rõ và công khai sự thật là điều quan trọng để khẳng định lòng tin cho các đối tác đầu tư nước ngoài.
– Hạn chế khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn mạnh. Các mặt hàng được xuất khẩu cũng phải chịu mức thuế rất cao.
3. Một số các nước thao túng tiền tệ của Mỹ:
Theo Đạo luật Cạnh tranh và Ngoại thương Omnibus năm 1988, hàng năm Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ được yêu cầu thực hiện việc phân tích các chính sách tỷ giá hối đoái của các quốc gia nước ngoài và xem xét rằng liệu các quốc gia có thao túng tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của họ và USD hay không.
Kể từ khi Đạo luật năm 1988 được ban hành, Mỹ cũng đã chỉ định cụ thể đối với các quốc gia sau đây có hành động được xem là thao túng tiền tệ:
– Hàn Quốc vào năm 1988.
– Đài Loan vào năm 1988 và một lần nữa vào năm 1992.
– Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 1994.
– Ấn Độ được thêm vào danh sách năm 2017.
Mỹ cho rằng Ấn Độ đã tăng mua ngoại hối trong ba quý cuối năm 2017, mặc dù đồng rupee vẫn tăng giá trị. Tổng giá trị mua ròng ngoại hối của Ấn Độ trong năm 2017 là 56 tỷ USD (2,2% GDP). Vào tháng 5/2019, Bộ Tài chính Mỹ đã loại Ấn Độ và Thụy Sĩ khỏi danh sách giám sát tiền tệ của mình nhưng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam vẫn nằm trong danh sách này.
“Ấn Độ đã bị loại khỏi danh sách giám sát, do chỉ đáp ứng một trong ba tiêu chí – thặng dư song phương đáng kể với Hoa Kỳ – trong hai báo cáo liên tiếp”, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong báo cáo về các chính sách kinh tế vĩ mô. Ấn Độ cũng giảm mức dự trữ ngoại hối xuống 0,2% GDP. Một phân tích của The Economist vào năm 2017 cũng đã đưa ra lưu ý rằng Thụy Sĩ đã thao túng tiền tệ của mình nhiều hơn Trung Quốc kể từ năm 2009, trong khi Đài Loan và Hàn Quốc cũng đã làm như vậy kể từ năm 2014.
Vào tháng 8/2019, dưới áp lực cá nhân từ Tổng thống Donald Trump, trong khuôn khổ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, Bộ Tài chính lại chỉ định Trung Quốc chính là nước thao túng tiền tệ, một động thái không được IMF ủng hộ.
Chỉ định chống lại Trung Quốc đã được rút lại vào tháng 1/2020 sau khi Trung Quốc đồng ý không phá giá đồng tiền của mình để nhằm mục đích có thể làm cho hàng hóa của họ rẻ hơn cho những chủ thể là người mua nước ngoài. Hai nước sẽ sớm ký một hiệp định thương mại bao gồm một điều khoản ngăn cản Trung Quốc thao túng tiền tệ của họ để đạt được lợi thế thương mại.
Vào tháng 12/2020, chính quyền Trump đã dán nhãn Thụy Sĩ và Việt Nam là những nước thao túng tiền tệ và thêm Ấn Độ, Thái Lan và Đài Loan vào danh sách giám sát. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore và Malaysia cũng đã tiếp tục có tên trong danh sách này.
Ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Mỹ thông báo không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ như đã nêu trong báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” hồi tháng 12 – 2020.
Ngoài Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan (Trung Quốc) cũng được Mỹ đưa ra khỏi danh sách các quốc gia mà chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump cho là thao túng tỉ giá hối đoái.
Bộ Tài chính Mỹ dán nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam dựa theo 3 tiêu chí cụ thể đó chính là các tiêu chí sau:
– Tiêu chí thứ nhất: thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỉ USD.
– Tiêu chí thứ hai: thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
– Tiêu chí thứ ba: can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.