Nhu cầu tiêu dùng có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển con người. Nhu cầu tiêu dùng chắc hẳn là một vấn đề hết sức được quan tâm hiện nay. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng là gì? Đặc điểm của nhu cầu tiêu dùng?
Mục lục bài viết
1. Tiêu dùng là gì?
Ta hiểu về tiêu dùng như sau:
Tiêu dùng (consumption) được hiểu cơ bản chính là hành vi sử dụng hàng hóa nhằm mục đích chính đó là để thỏa mãn nhu cầu hiện tại. Trên bình diện lý thuyết, chúng ta có thể tính toán chính xác mức tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế thì chúng ta vấp phải một số khó khăn nảy sinh từ việc xử lý hàng tiêu dùng lâu bền.
Nếu thực hiện việc tính toàn bộ hàng tiêu dùng lâu bền mà các chủ thể là những người tiêu dùng mua, chúng ta sẽ ước tính quá cao mức chi tiêu cho tiêu dùng hiện tại. Trường hợp ngược lại (ước tính quá thấp) sẽ xảy ra nếu chúng ta không tính hàng tiêu dùng lâu bền. Trường hợp lý tưởng đó chính là chúng ta chỉ ước tính giá trị của dòng dịch vụ mà hàng tiêu dùng lâu bền tạo ra trong mỗi thời kỳ.
Trong kinh tế vi mô, tiêu dùng được nghiên cứu chi tiết đối với từng hàng hóa cụ thể thông qua lý thuyết về hành vi của các chủ thể là những đối tượng người tiêu dùng. Ngược lại trong mô hình kinh tế vĩ mô, tiêu dùng cũng có thể được hiểu đơn giản là việc mua hàng tiêu dùng. Các chủ thể là những nhà kinh tế vĩ mô tổng hợp tiêu dùng của dân cư về tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ cuối cùng thành một đại lượng gọi là tổng mức tiêu dùng (hay đơn giản là tiêu dùng). Đây là một trong bốn thành tố chi tiêu của GDP (các thành tố khác là đầu tư, mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng).
2. Nhu cầu tiêu dùng là gì?
Ta hiểu về nhu cầu tiêu dùng như sau:
Nhu cầu chính là yếu tố cơ bản đầu tiên, quy định tính tích cực của con người. P.K Anôkhin đã cho rằng: bản chất của sự sống là sự nảy sinh và thỏa mãn các nhu cầu, và cũng do sự thỏa mãn nhu cầu mà làm cho cơ thể sinh vật luôn tiến hóa để thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh. Phần lớn nhu cầu của con người đều được xã hội hóa trong quá trình phát triển của cá nhân, ngay cả những nhu cầu sinh lý bẩm sinh ở một giai đoạn phát triển nào đó cũng mang dấu ấn xã hội nhất định.
Trước hết chúng ta cần phải xác định được định nghĩa của nhu cầu: Nhu cầu thực chất chính là trạng thái tâm lý, mong muốn của cá nhân đòi hỏi phải thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Nếu xét theo góc độ của Tâm lý học quản trị kinh doanh, thì nhu cầu tiêu dùng được hiểu cơ bản chính là toàn bộ các mong muốn, đòi hỏi của người tiêu dùng phải thỏa mãn các sản phẩm, dịch vụ nào đó, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ. Nhu cầu tiêu đùng là nhu cầu cấp cao của nhu cầu mang tính chất xã hội. Phương thức thỏa mãn nhu cầu này là các hành vi tiêu dùng của cá nhân và các nhóm xã hội được thực hiện trong mối quan hệ người với người, dựa trên các chuẩn mực, các đặc điểm văn hóa xã hội. Trong xã hội, hành vi các chủ thể thực hiện việc mua hàng luôn có sự thỏa thuận giữa chủ thể là người mua và người bán và được pháp luật thừa nhận.
Nhu cầu tiêu dùng về bản chất chính là trạng thái tâm lý, mong muốn của các chủ thể là những người tiêu dùng đòi hỏi đối với các sản phẩm, dịch vụ cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển với tư cách là một thành viên trong xã hội.
Về thực chất, hoạt động tiêu dùng được biết đến chính là quá trình sử dụng các giá trị kinh tế, văn hóa, thẩm mỹ…) của sản phẩm, dịch vụ nào đó để nhằm mục đích thông qua đó có thể thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hay nhóm xã hội. Hoạt động tiêu dùng của con người thường do nhu cầu tiêu dùng, những mong muốn, đòi hỏi nén trong quyết định.
Tâm lý học hoạt động dựa trên nền tảng triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã khẳng định nội dung cụ thể như sau: nhu cầu tiêu dùng do hoạt động sản xuất của con người tạo ra, chúng luôn biến đổi trong quá trình phát triển của cá nhân và xã hội và được thể hiện thông qua việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Về mặt lý luận, không ăn xem xét nhu cầu tiêu dùng tách biệt với nhu cầu sản xuất, bởi vì một lý do cũng hết sức giản đơn đó chính là nếu không có sản xuất thì không thể có tiêu dùng được. Nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của con người luôn luôn thống nhất, bổ sung và quy định lẫn nhau. Vì thế, khi xã hội của chúng ta đạt đến một trình độ phát triển nhất định thì nhu cầu tiêu dùng xã hội sẽ lại trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất xã hội.
Nhu cầu tiêu dùng khi được đối tượng hóa (sản phẩm tiêu dùng được phát lộ một cách rõ ràng, cụ thể) và khi con người có đủ điều kiện để thỏa mãn nó, thì lúc này nó trở thành động cơ tiêu dùng – động lực căn bản quyết định hành động tiêu dùng.
Nhu cầu tiêu dùng trong tiếng Anh là: Consumer demand.
3. Đặc điểm của nhu cầu tiêu dùng:
Nhu cầu tiêu dùng có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Nhu cầu tiêu dùng có tính đa dạng:
Các chủ thể là những đối tượng người tiêu dùng rất khác nhau về mức độ thu nhập, trình độ văn hóa, tính cách, tuổi tác, dân tộc và thói quen sinh hoạt… Và cũng chính vì thế mà các đối tượng này cũng có nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm và dịch vụ.
Tính đa dạng của nhu cầu tiêu dùng còn thể hiện ở nhu cầu nhiều mặt của mỗi chủ thể người tiêu dùng: người ta không chỉ có nhu cầu ăn, mặc mà còn có nhu cầu đi lại, du cầu thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, vui chơi giải trí… Một người cùng một lúc, có thể có nhiều nhu cầu, đòi hỏi đối với một sản phẩm tiêu dùng như: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp thời trang…
– Nhu cầu tiêu dùng có tính phát triển:
Tâm lý học hoạt động và nó cũng đã khẳng định nhu cầu tiêu dùng của con người là đo hoạt động sản xuất tạo ra, vì thế khi nền sản xuất xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng phát triển.
Các chủ thể là những đối tượng người tiêu dùng không những luôn có nhu cầu được đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, uống, chỗ ở…) mà còn đòi hỏi được đáp ứng các nhu cầu tinh thần (âm nhạc, nghệ thuật, vui chơi, giải trí…). Nhu cầu tiêu dùng xã hội và cá nhân về sản phẩm, dịch vụ ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Nhu cầu tiêu dùng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhu cầu về số lượng đến nhu cầu về chất lượng. Chính vì thế có những sản phẩm tiêu dùng hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng, đến một thời kỳ nào đó trở thành lỗi thời và bị đào thải.
– Nhu cầu tiêu dùng có tính chất thang bậc:
Nhu cầu tiêu dùng có nhiều mức độ phát triển, chúng thường phát triển dần từ thấp lên cao. Sau khi nhu cầu tiêu dùng ở mức độ thấp thì nhu cầu tiêu dùng cơ bản (sinh tồn) được thỏa mãn, thì người tiêu dùng hướng tới việc thỏa mãn các nhu cầu tinh thần và nhu cầu xã hội cao cấp hơn.
– Nhu cầu tiêu dùng có tính co giãn:
Bản chất tính đối tượng của nhu cầu cũng đã quyết định tính co giãn của chúng. Khi đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) và điều kiện thỏa mãn của nhu cầu thay đổi (nguyên nhân bên ngoài) đã làm cho tính co giãn của nhu cầu bộc lộ, bên cạnh đó, nhu cầu còn chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân tâm lý bên trong của người tiêu dùng.
Nguyên nhân bên ngoài chủ yếu quy định tính co giãn của nhu cầu đó chính là: tình hình cung ứng và giá cả của sản phẩm, hiệu quả quảng cáo, tình hình tiêu thụ và ảnh hưởng của những người xung quanh…
Nguyên nhân bên trong chủ yếu quy định tính co giãn của nhu cầu bao gồm: sở thích, mong muốn, trình độ, kinh nghiệm, lứa tuổi, giới tính hoặc mức thu nhập… Thông thường nhu cầu tiêu dùng cơ bản đối với các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày có độ co giãn nhỏ, còn nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm không thiết yếu hoặc sản phẩm tiêu dùng cao cấp thì có độ co giãn tương đối lớn.
– Nhu cầu tiêu dùng có tính chu kỳ:
Để nhằm mục đích có thể tồn tại và phát triển con người luôn tiêu dùng các sản phẩm vật chất và tinh thần do nền sản xuất xã hội cung cấp. Cuộc đời của con người là quá trình nảy sinh và thỏa mãn nhu cầu một cách liên tục không gián đoạn.
Những nhu cầu cơ bản mang tính chất sinh học biểu hiện chu kỳ rất rõ như: nhu cầu ăn, nhu cầu uống… sau khi đã được thỏa mãn chúng sẽ tạm thời biến mất một thời gian, nhưng theo dòng thời gian, tới một lúc nào đó chúng lại xuất hiện có tính chất chu kỳ. Tính chu kỳ của nhu cầu tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường tự nhiên, của mốt và vòng đời của sản phẩm.
– Nhu cầu tiêu dùng có tính bổ sung và thay thế lẫn nhau:
Nhu cầu tiêu dùng đối với một số sản phẩm có thể bổ sung cho nhau. Cụ thể như mua bút người ta có thể mua thêm mực, khi mua vô tuyến thì người ta thường mua thêm ăng ten… Cũng chính bởi vì thế, kinh doanh những sản phẩm có quan hệ với nhau hoặc bổ sung cho nhau, chẳng những nó giúp tạo thuận lợi cho các đối tượng là những người tiêu dùng khi mua không phải tìm kiếm, mà còn tăng được doanh thu cho các nhà kinh doanh. Nhu cầu tiêu dùng còn có khả năng thay thế cho nhau.