Vốn lưu động? Tổng vốn lưu động? Vốn lưu động ròng? Phân biệt giữa tổng vốn lưu động và vốn lưu động ròng?
Vốn lưu động là một cụm từ có ý nghĩa quan trọng trong việc phán ánh tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, Tùy từng loại vốn lưu động sẽ cho ta thấy những khía cạnh khác nhau cua một doanh nghiệp. Tại bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vốn lưu động, tổng vốn lưu động và vốn lưu động ròng để qua đó có cái nhìn tổng quát làm cơ sở phân biệt tổng vốn lưu động và vốn lưu động ròng.
Mục lục bài viết
1. Vốn lưu động?
1.1. Vốn lưu động là gì?
Thuật ngữ Vốn lưu động là một cụm từ quen thuộc được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và là một cụm từ không còn xa lạ đối với nhà quản trị, nó cho biết nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường hay nói cách khác vốn lưu động phản ánh tính trạng tài chính hiện tại của một doanh nghiệp cho phép các nhà đầu tư biết về sức khỏe (tài chính) của các doanh nghiệp mình.
Vốn lưu động trong tiếng anh có tên gọi là Working capital. Đây là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, nhằm phục vụ và đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như: Chi phí mua trang thiết bị mới, trả tiền lương nhân viên, tiền thanh toán nợ cho ngân hàng khi đến hạn, tiền trả chi phí mặt bằng,…
1.2. Công thức tính vốn lưu động:
Để biết những thông số về lượng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể dựa vào công thức như sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Trong đó:
– Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà theo đó có thể chuyển đổi một cách dễ dàng và nhanh chóng thành tiền mặt trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Ví dụ như: Vàng, bạc, ngoại tệ, hàng hóa và dịch vụ, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm,…
– Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có nghĩa vụ hoàn trả thông thương trong thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.
Vốn lưu động có ý nghĩa và vai trò rất lớn đến sự tồn tại và duy trì doanh nghiệp. Căn cứ vào việc xác định vốn lưu động sẽ xác định được tình trạng của doanh nghiệp hiện tại. Thông thường, một công ty sẽ xảy ra 2 tình trạng sau:
Vốn lưu động có giá trị dương: Đây là trường hợp thể hiện tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nhờ thế mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt phục vụ cho hoạt động thường ngày của các doanh nghiệp để trả các khoản nợ tới hạn và giúp hoạt động sản xuất được diễn ra một cách ổn định và phát triển.
Vốn lưu động có giá trị âm: Ngược lại với vốn lưu động giá trị dương thì vốn lưu động có giá trị âm thể hiện tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn. Cũng đồng nghĩa với việc rằng doanh nghiệp không thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt và theo đó không có khả năng chi trả cho hoạt động thường ngày của doanh nghiệp nếu không có biểu hiện khắc phục trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình huống xấu nhất của doanh nghiệp là phá sản.
2. Tổng vốn lưu động:
Như đã đề cập ở trên vốn lưu động đề cập đến tình trạng tại chính của một doanh nghiệp được tình băng việc lấy tài sản lưu động trừ đi các khoản nợ ngắn hạn. Trong trường hợp giá trị là dương tức là tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn sẽ phản án tình trạng tài chính tốt của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng việc bán giá cổ phần của doanh nghiệp mình. Trong trường hợp giá trị là âm thì tức là doanh nghiệp không thể đáp ứng các khoản nợ phải trả ngay cả khi bán tài sản lưu động. Trong trường hợp xấu nhất doanh nghiệp có thể bụ phá sản
Hai thuật ngữ kinh tế về vốn lưu động đang thịnh hành là vốn lưu động ròng và vốn lưu động gộp. Vì tổng vốn lưu động là tổng của tất cả các tài sản lưu động của một công ty, trong khi vốn lưu động ròng là phần dư thừa của tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn. Điều này rõ ràng ngụ ý rằng vốn lưu động ròng có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư vì nó nói lên rất nhiều điều về khả năng sinh lời và rủi ro của một công ty.
3. Vốn lưu động ròng:
3.1. Vốn lưu động ròng là gì?
Theo góc nhìn kinh tế thì vốn lưu động ròng được hiểu Là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên đối với giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn. Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn của chủ sở hữu hoặc nợ dài hạn khác mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian lâu hơn một năm.
Tài sản cố định là tài sản chủ yếu dưới hình dạng vật chất là một dạng tư liệu sản xuất lao chuyên dùng tham gia vào các nhiều chu kỳ sản xuất, jinh doanh của doanh nghiệp của qua đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp ví dụ như: công xưởng, trang thiết bị, máy móc,…
Tài sản đầu tư dài hạn là tài sản không được sử dụng vào kinh doanh sản xuất của công ty nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty. Là tài sản mà công ty sẽ bỏ vốn ra hiện tại và đem lại lợi ích về lâu dài.
3.2. Công thức tính vốn lưu động ròng:
Qua định nghĩa của Vốn lưu động ròng, ta có thể thấy được công thức xác định Vốn lưu động ròng sẽ như sau:
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn là: các tài sản mà theo đó có thể chuyển đổi một cách dễ dàng và nhanh chóng thành tiền mặt trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Ví dụ như: Vàng, bạc, ngoại tệ, hàng hóa và dịch vụ, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm,…
Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có nghĩa vụ hoàn trả thông thương trong thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.
Nợ ngắn hạn thường bao gồm:
– Phải trả nhà cung cấp,
– Phải trả người lao động,
– Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước,
– Các khoản vay ngắn hạn,…
3.3. Ý nghĩa của vốn lưu động ròng:
Vốn lưu động ròng có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá sức khỏe (tài chính) của doanh nghiệp
Trường hợp vốn lưu động ròng dương: Đây là trường hợp thể hiện tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Nhờ thế mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt phục vụ cho hoạt động thường ngày của các doanh nghiệp để trả các khoản nợ tới hạn và giúp hoạt động sản xuất được diễn ra một cách ổn định và phát triển.
Trường hợp vốn lưu động ròng âm: Ngược lại với vốn lưu động ròng có giá trị dương thì vốn lưu động ròng có giá trị âm thể hiện tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn. Cũng đồng nghĩa với việc rằng doanh nghiệp không có khả năng nguồn lực để thanh toán khoản nợ ngắn hạn và chi phí duy trì hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, nếu không có biểu hiện khắc phục trong một thời gian dài có thể gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp, tình trạng xấu nhất có thể dẫn đến doanh nghiệp phá sản.
Ví dụ: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không được thanh toán tiền đúng hạn do đó sẽ không tiếp tục cung cấp nguyên vật liệu sản xuất cho doanh nghiệp nữa, dẫn đến doanh nghiệp không thể tiếp tục sản xuất ra sản phẩm để cung cấp trên thị trường tiêu thụ nhằm thu lại lợi nhuận qua hoạt động mua bán sản phẩm, theo đó không có cơ hội quy trở lại theo vòng tuần hoàn vốn lưu động do không có tiền vốn để chuyên hóa thành nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Hay tình trạng do doanh nghiệp không thu lại được doanh thu dẫn đến việc không có khả năng thanh toán tiền lương cho công nhân thì sẽ hình thành các sung đột về lợi ích ảnh hưởng đến tâm lý của công nhân, từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh nếu không được nhanh chóng giải quyết sẽ có thể dẫn đến công nhân đình công hoặc tình trạng nghỉ làm hàng loạt của công nhân.
Qua ý nghĩa của Vốn lưu động ròng ta có thể thấy việc quản trị Vốn lưu động ròng ròng là rất quan trọng, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là thông suốt và liên tục.
4. Phân biệt giữa tổng vốn lưu động và vốn lưu động ròng:
Từ những phân tích trên cho ta thấy rõ ràng là tổng vốn lưu động chỉ cho biết vốn mà một doanh nghiệp đã sử dụng để đầu tư vào tài sản ở thời điểm hiện tại nhưng tổng vốn lưu động không tính đến các khoản nợ của doanh nghiệp như vậy sự phản ảnh về sức khỏe tài (tài chính) là một con số thông kê không thực tế. Mặt khác, vốn lưu động ròng là sự khác biệt của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn phản ánh hiệu quả hoạt động và khả năng tạo ra nhiều doanh thu hơn.
Bên cạnh đó tổng vốn lưu động là tổng của tất cả các tài sản hiện tại và không có nhiều ý nghĩa đối với các nhà đầu tư, trong khi đó vốn lưu động ròng là phần vượt quá tài sản hiện tại so với các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp trong đó có cả các khoản nợ mà tổng vốn lưu động không quy định; đó là lý do tại sao nó là một chỉ số quan trọng về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.