Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng nghe tới chỉ số về khả năng trả nợ hay còn được viết tắt là DSCR, nhất là tại các doanh nghiệp, trong quản lý tài chinhs thì chỉ số này đã rất quen thuộc. Vậy DSCR là gì? Chỉ số khả năng trả nợ, tỷ lệ trang trải mức trả nợ?
Mục lục bài viết
1. DSCR là gì?
Chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) trong tài chính doanh nghiệp, là thước đo dòng tiền có sẵn để thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại.
Chỉ số này cho biết thu nhập hoạt động ròng là bội số của các nghĩa vụ nợ trong vòng một năm, bao gồm cả chi phí lãi vay, tiền nợ gốc, các quĩ chìm và các khoản thanh toán cho thuê. Trong tài chính chính phủ, chỉ số khả năng trả nợ là thu nhập từ hoạt động xuất khẩu cần thiết để đáp ứng các khoản thanh toán lãi và gốc hàng năm cho các khoản nợ bên ngoài của một quốc gia. Trong tài chính cá nhân, chỉ số khả năng trả nợ là chỉ số được sử dụng bởi các nhân viên cho vay của ngân hàng để xác định các khoản vay đảm bảo bằng thu nhập. Trong mỗi trường hợp, chỉ số này phản ánh khả năng trả nợ trên một mức thu nhập cụ thể.
Chỉ số khả năng trả nợ trong tiếng Anh là ” Debt-Service Coverage Ratio”.
2. Chỉ số khả năng trả nợ, tỷ lệ trang trải mức trả nợ:
2.1. Công thức và tính toán Chỉ số khả năng trả nợ:
Công thức tính chỉ số khả năng trả nợ yêu cầu có được thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh và tổng nợ phải trả của công ty. Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh là doanh thu của công ty, trừ chi phí hoạt động, không bao gồm thuế và các khoản thanh toán lãi, còn gọi là thu nhập trước lãi và thuế (EBIT).
DSCD = Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh – chi phí hoạt động tổng nợ phải trả. Ngoài ra thì có nhiều cách tính DSCR, là một người đi vay, điều quan trọng là phải nhận ra rằng những người cho vay có thể tính toán DSCR theo những cách hơi khác nhau.
2.2. Vai trò của Chỉ số khả năng trả nợ:
Người cho vay sẽ thường xuyên đánh giá chỉ số khả năng trả nợ của người vay trước khi cho vay. Nếu DSCR < 1 thì dòng tiền âm, có nghĩa là người đi vay sẽ không thể trang trải hoặc không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại mà không dựa vào các nguồn lực đi vay bên ngoài.
Nhìn chung, những người cho vay thường không thích người đi vay có dòng tiền âm, nhưng một số người vẫn cho phép nếu người đi vay có nguồn lực mạnh bên ngoài thu nhập. Nếu chỉ số khả năng trả nợ xoay quanh giá trị 1, ví dụ như 1.1, thì công ty dễ bị tổn thương và sự sụt giảm nhỏ trong dòng tiền có thể khiến nó không thể trả nợ. Người cho vay trong một số trường hợp có thể yêu cầu người vay duy trì DSCR tối thiểu nhất định nếu khoản vay còn tồn đọng. Thông thường, DSCR > 1 có nghĩa là chủ thể kinh tế – cá nhân, công ty hoặc chính phủ – có đủ thu nhập để trả các nghĩa vụ nợ hiện tại.
DSCR tối thiểu mà người cho vay yêu cầu có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô. Nếu nền kinh tế đang phát triển, tín dụng khả thi thì người cho vay có chấp nhận DSCR thấp hơn mức qui định.
Ví dụ về Chỉ số khả năng trả nợ
Giả sử một nhà phát triển bất động sản đang tìm cách vay thế chấp từ một ngân hàng địa phương. Người cho vay sẽ muốn tính toán DSCR để xác định khả năng của nhà phát triển vay và trả hết khoản vay của mình với nguồn thu nhập từ tài sản cho thuê.
Nhà phát triển chỉ ra rằng, thu nhập từ hoạt động cho thuê của anh ta sẽ là $2.150.000 mỗi năm và người cho vay yêu cầu phải thanh toán nợ $350.000 mỗi năm. Do đó, chỉ số khả năng trả nợ của anh ta được tính là: DSCR = $2.150.000 / $350.000 = 6.14 Điều này có nghĩa là người đi vay đảm bảo khả năng trả nợ của mình.
2.3. So sánh Tỉ lệ thanh toán lãi vay so với Chỉ số khả năng trả nợ:
Tỉ lệ thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio) càng cao, thì công ty càng ổn định về tài chính. Số liệu này chỉ tính đến các khoản thanh toán lãi mà không tính các khoản thanh toán được thực hiện trên số dư nợ gốc.
Chỉ số khả năng trả nợ mang tính toàn diện hơn. Chỉ số này đánh giá khả năng của một công ty đáp ứng các khoản thanh toán nợ gốc và lãi tối thiểu, trong một thời gian nhất định. Trong cả hai trường hợp, một công ty có tỉ lệ dưới 1 không tạo ra đủ thu nhập để trang trải chi phí nợ tối thiểu. Về mặt quản lí kinh doanh hoặc đầu tư, điều này thể hiện rủi ro vì nếu trong một khoảng thời gian ngắn mà thu nhập thấp hơn mức trung bình, cũng có thể gây ra thảm họa.
3. Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu nó đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn.
Nhóm chỉ số dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp gồm có 6 chỉ số chính. Dựa vào kết quả của các chỉ số, ta có thể nhìn ra năng lực tài chính của doanh nghiệp đó có đang tốt hay không.
Thứ nhất, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả
Thứ hai, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Tỷ lệ thanh khoản hiện thời, Hệ số thanh toán hiện hành… . Công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ngoài ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp
Thứ ba, hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản trị cũng cần biết được hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đó. Hệ số này còn được gọi là tỷ lệ thanh toán nhanh… . Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho. Công thức tính:
Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Thứ năm, Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hay còn gọi là Tỷ lệ thanh toán lãi vay hay Hệ số thanh toán lãi nợ vay. Hệ số phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ. Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một trong những chỉ tiêu mà bên cho vay (ngân hàng) rất quan tâm khi thẩm định vay vốn của khách hàng. Do đó, chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanh nghiệp. Việc đảm bảo trả lãi các khoản vay đúng hạn cũng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt và ngược lại.
Thứ sáu: Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn
Hay còn gọi là hệ số khả năng chi trả bằng tiền, hệ số tạo tiền,… Công thức:
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Nợ ngắn hạn bình quân
Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trạng thái động, do dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh được tạo ra trong kỳ mà không phải số dư tại một thời điểm. Hệ số này sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn từ bản thân hoạt động kinh doanh mà không có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp.