Các công ty sẽ đều phải trải qua một số chi phí trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ. Có nhiều loại chi phí trên thực tế. Một trong số đó chúng ta có thể kể đến chi phí trung gian. Cùng tìm hiểu về chi phí trung gian là gì? Cách xác định chi phí trung gian?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về chi phí:
Ta hiểu về chi phí như sau:
Chi phí (cost) được hiểu cơ bản chính là cái mà chúng ta từ bỏ để thông qua đó chúng ta sẽ có thể nhận được một cái gì đó, có thể thông qua hành vi mua, trao đổi hay sản xuất.
Các nhà kinh tế thường dùng khái niệm chi phí cơ hội để biểu thị chi phí tính bằng giá trị của tất cả các vật phải bỏ qua, mất đi hay từ bỏ để nhận được mọt cái gì đó. Chi phí cơ hội có thể phù hợp hoặc không phù hợp với số tiền chi ra. Thực chất đó là cái mà các nhà kế toán vẫn gọi là chi phí.
Cũng cần chú ý rằng các chủ thể là những nhà kinh tế phân biệt giữa chi phí tư nhân phát sinh từ một hàng hóa hay một hoạt động mà người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất phải chịu và chi phí xã hội, tức những chi phí mà cả cộng đồng phải gánh chịu.
Phân loại chi phí của doanh nghiệp:
– Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:
Theo cách phân loại chi phí theo nội dung kinh tế thì chi phí sẽ được phân ra thành các loại bao gồm : chi phí vật tư mua ngoài; chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác…
– Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế:
Theo cách phân loại theo công dụng kinh tế này, chi phí sẽ được phân ra thành các loại bao gồm: chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
– Phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh:
Theo cách phân loại theo mối quan hệ chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh này, chi phí sẽ được phân ra thành các loại bao gồm: chi phí biến đổi, chi phí cố định
Chi phí doanh nghiệp được hiểu như sau:
Chi phí doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là chỉ tiêu được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được sử dụng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế định nghĩa chi phí doanh nghiệp cụ thể đó chính là “sự giảm sút lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức giảm thiểu tài sản hoặc sự gia tăng nợ phải trả”.
Nói một cách dễ hiểu thì chi phí thực chất chính là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp cần phải chi trả để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng.
Việc xác định chi phí cũng sẽ có ý nghĩa lớn trong quản lý doanh nghiệp bởi vì đây là cơ sở để các chủ thể là những chủ doanh nghiệp có thể phân tích và đưa ra lựa chọn về phương án sản xuất, kinh doanh có lợi nhất, đánh giá năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính toán và phân tích chi phí còn giúp chủ doanh nghiệp định hướng và đưa ra các quyết định phù hợp trong từng thời kỳ kinh doanh nhằm từng bước tối ưu chi phí doanh nghiệp
Về đặc điểm, trước hết có thể thấy chi phí là hao phí tài nguyên (bao gồm cả hữu hình và vô hình), vật chất và lao động của doanh nghiệp. Thêm vào đó, những hao phí này hay chi phí doanh nghiệp gắn liền với mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thể được coi là một khoản chi phí doanh nghiệp và phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản được nêu sau:
– Sự giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến giảm giá trị tài sản hoặc tăng nợ phải trả.
– Mức giảm đó phải được xác định một cách đáng tin cậy.
– Khoản chi phí đó phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thu nhập.
Cuối cùng, một đặc điểm cực kỳ quan trọng của chi phí đó chính là cần được định lượng bằng tiền và phải được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
Đặc điểm chung của chi phí:
– Chi phí thực chất chính là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động.
– Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh.
– Chi phí sẽ cần phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Chi phí trung gian là gì?
Định nghĩa chi phí trung gian:
Chi phí trung gian của doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất, chi phí trung gian sẽ bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, thông thường thì sẽ là một năm.
Trong đó thì ta nhận thấy rằng:
Chi phí thường xuyên về vật chất sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất khác (không kể khấu hao tài sản cố định).
Chi phí dịch vụ bao gồm chi phi dịch vụ vật chất và chi phí dịch vụ phi vật chất.
Chi phí trung gian trong tiếng Anh là: Intermediational Cost, viết tắt là IC.
3. Cách xác định chi phí trung gian:
Chi phí trung gian của toàn doanh nghiệp bằng tổng chi phí trung gian của các hoạt động sản xuất và dịch vụ có trong doanh nghiệp đó, gồm các khoản cụ thể như sau:
Thứ nhất: Chi phí vật chất bao gồm:
– Nguyên vật liệu chính, phụ, nửa thành phẩm mua ngoài đã sử dụng cho sản xuất trong kì.
– Nhiên liệu, chất đốt.
– Động lực mua ngoài.
– Phân bổ giá trị công cụ lao động nhỏ thuộc tài sản lưu động.
– Chi phí văn phòng phẩm.
– Những hao hụt mất mát về nguyên, nhiên vật liệu, tài sản lưu động do những biến cố thông thường hoặc những rủi ro bất thường (trong phạm vi định mức cho phép).
– Các chi phí vật chất khác: chi phí về dụng cụ cho phòng cháy chữa cháy, dụng cụ cho bảo vệ cơ sở, quần áo, trang phục, bảo hộ lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân bón, thuốc trừ sâu và phòng trừ dịch bệnh… của hoạt động nông nghiệp.
Thứ hai: Chi phí dịch vụ bao gồm:
– Công tác phí là một loại chi phí dịch vụ.
– Tiền thuê nhà, máy móc thiết bị, thuê sửa chữa nhỏ các công trình kiến trúc, nhà làm việc… là một loại chi phí dịch vụ.
– Tiền thuê dịch vụ pháp lí là một loại chi phí dịch vụ.
– Tiền thuê công đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên là một loại chi phí dịch vụ.
– Tiền thuê cho các tổ chức quốc tế và nghiên cứu khoa học là một loại chi phí dịch vụ.
– Tiền thuê quảng cáo là một loại chi phí dịch vụ.
– Tiền vệ sinh khu vực, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ an ninh là một loại chi phí dịch vụ.
– Tiền cước phí vận chuyển và bưu điện, lệ phí bảo hiểm nhà nước về tài sản và nhà cửa, đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh… là một loại chi phí dịch vụ.
– Tiền thuê các dịch vụ khác: in chụp, sao văn bản, lệ phí ngân hàng… là một loại chi phí dịch vụ.
Lưu ý vấn đề sau:
– Không tính vào chi phí trung gian chi phí mua sắm, xây dựng mới, chi phí sửa chữa lớn và khấu hao tài sản cố định thực hiện trong kì.
– Chỉ tính vào chi phí trung gian những hao hụt, tổn thất nguyên, nhiên vật liệu trong định mức cho phép, còn phần ngoài định mức thì tính vào giảm tích luỹ tài sản.
– Giá trị sản xuất – GO tính theo giá nào thì chi phí trung gian tính theo giá đó.
Giá trị sản xuất trong tiếng Anh là Gross Output, viết tắt là GO. Giá trị sản xuất được hiểu cơ bản chính là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của các kết quả hoạt động lao động hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm.
Chỉ tiêu giá trị sản xuất GO cũng có ý nghĩa to lớn ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Ở tầm vi mô, chỉ tiêu GO của doanh nghiệp được dùng để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA), giá trị tăng thêm thuần (NVA) của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở tầm vĩ mô, chỉ tiêu GO của doanh nghiệp được dùng để tính GO của từng địa phương và cả nước, tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia thuần (NNI)… của vùng hoặc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.