Định vị trên thị trường là gì? Các mức độ và chiến lược định vị? Các loại định vị sản phẩm? Các bước để tạo ra một chiến lược định vị hiệu quả?
Hiện nay trên thị trường các doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược định vị thị trường để có thể thực hiện phát triển bền vững hơn nữa để làm cho sản phẩm của doanh nghiệp đó khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Vậy bạn đã hiểu như thế nào về Định vị trên thị trường là gì? Các mức độ và chiến lược định vị?
Mục lục bài viết
1. Định vị trên thị trường là gì?
Định vị trên thị trường trong tiếng Anh là “Market Positioning”.
Hiện nay chúng ta có thể thấy khách hàng bị tác động bởi rất nhiều hoạt động truyền thông về hàng hóa và dịch vụ. Các ấn tượng chỉ tồn tại khi chúng khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, độc đáo và phù hợp với tâm lí khách hàng và định vị trên thị trường là việc đưa các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó quên về sản phẩm của doanh nghiệp vào tâm trí khách hàng bằng các chiến lược marketing mix hiệu quả và theo đó việc định vị có hiệu quả phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp làm khác biệt những sản phẩm của mình so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh bằng cách đáp ứng các giá trị vượt trội cho khách hàng.
2. Các mức độ và chiến lược định vị:
2.1. Các mức độ định vị trên thị trường:
Hiện nay có các loại mức độ định vị có thể là việc định vị địa điểm, định vị ngành sản xuất, định vị doanh nghiệp, định vị sản phẩm.
– Định vị địa điểm: Có thể là một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một châu lục.
– Định vị ngành: Một doanh nghiệp thuộc một ngành nhất định và mỗi ngành đều có sự khác biệt về kĩ thuật, nguyên vật liệu, lao động…
– Định vị doanh nghiệp với một số doanh nghiệp trong cùng một ngành, tuy sản xuất ra các sản phẩm có tính năng sử dụng khá giống nhau, nhưng lại có nhiều mặt khác nhau như lịch sử hình thành và phát triển, qui mô và kĩ thuật sản xuất, trình độ công nhân viên, vốn kinh doanh, thị phần, mức độ đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng sản phẩm,…
– Định vị sản phẩm cụ thể đây là việc tạo ra các ấn tượng tốt về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng bằng các đặc điểm như lợi ích, chất lượng, giá cả, cách phục vụ, thông tin, hệ thống bán hàng… Các đặc điểm này được dùng để định vị phải đặc sắc, độc đáo, hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
2.2. Chiến lược định vị sản phẩm:
Để định vị một cách hiệu quả, cần xác định được các lợi thế bền vững mà công ty có thể phát huy với các lợi thế công ty có được nhờ cung cấp cho khách hàng giá trị lớn hơn so với đối thủ về giá, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng tốt hơn. Hình ảnh công ty uy tín hơn, tin cậy hơn, nhân viên có năng lực, thân thiện với khách hàng.
Khách hàng có thể tự họ định vị thông qua kinh nghiệm khi tiêu dùng sản phẩm đó hay qua ảnh hưởng của bạn bè, đồng nghiệp đã sử dụng nhưng ta thấy, để chủ động, doanh nghiệp cần phải chủ động tác động đến khách hàng, giúp họ định vị đúng đắn sản phẩm. Điều này có thể thực hiện thông qua các chiến lược Marketing mix.
Có thể có các chiến lược sau: Định vị trên một thuộc tính của sản phẩm, định vị trên công dụng của sản phẩm, định vị trên tầng lớp người sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, định vị so sánh với các đối thủ cạnh tranh…
3. Các loại định vị sản phẩm:
Định vị dựa vào các đặc tính của sản phẩm
Đối với một số các sản phẩm, khách hàng mục tiêu có thể quan tâm tới các đặc trưng lợi ích nào đố mà họ đáp ứng khi dùng và chẳng hạn, đó là đặc tính như bền, tiết kiệm xăng, giá cả phải chăng đối với xe máy; là vùng phủ sỏ điện thoại di động lớn, internet tốc độ cao, dịch vụ phong phú, tốt… Theo đó nếu chúng ta muốn định vị theo kiểu này, công ty phải hiểu được những lợi ích mà khách hàng mong đợi khi dùng sản phẩm, đồng thời phải hiểu được nhận thức của khách hàng về các đặc tính đó đối với các sản phẩm cạnh tranh hiện có trên thị trường.
Định vị thông qua các hình ảnh về khách hàng
Hiện nay chúng ta thấy với một số sản phẩm không có sự phân biệt rõ ràng bởi các đặc tính của nó trong trường hợp này người ta gán cho sản phẩm một lối sống, hàng vi, phong cách cho người sử dụng nó và thông qua quảng cáo, tuyên truyền các nhà tiếp thị khắc họa và nhận thức của khác hàng một nhận thức đó về sản phẩm
Ví dụ: Các sản phẩm đồ uống như bia hay nước khoáng thường khó phân biệt đặc tính như màu sắc mùi vị. Do vậy công ty quảng cáo bia thông qua việc xây dựng hình ảnh về khách hàng mục tiêu mà họ hướng tới. Bia Tiger xây dựng hình ảnh khách hàng là những người mạnh mẽ, dũng cảm.
Định vị theo đối thủ cạnh tranh
Với phương pháp định vị này của sản phẩm đối thủ cạnh tranh thông thường nó sẽ được lấy để so sánh với sản phẩm của công ty, công ty có thể định vị ở vị trí cao hơn, hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh thì khi định vị cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, công ty cần có các năng lực vượt trội về những mặt nào đó để đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh.
Định vị theo chất lượng/giá
Hai tiêu thức quang trọng là “chất lượng” và “giá cả” thường được lấy làm các tiêu thức để tạo ra một vị trí mà khách hàng mong đợi cho sản phẩm của công ty. Như vậy ta có thể thấy từ hai biến số chất lượng, giá cả. Công ty có thể có các chiến lược định vị như sau:
+ Giá thấp – chất lượng thấp
+ Giá thấp – chất lượng cao
+ Giá cao – chất lượng cao
Thông thường, chất lượng thấp thì giá thấp, chất lượng cao đi kèm với giá cao. Nhưng nếu công ty có khả năng thì có thể chọn chiến lược giá thấp – chất lượng cao.
4. Các bước để tạo ra một chiến lược định vị hiệu quả:
Để thực hiện theo đúng quy trình này thì chúng ta cũng nên được chia nhỏ thành các bước để giữ cho khái niệm đơn giản nhất có thể tuy nhiên đừng cho rằng việc chia nhỏ các bước sẽ khiến việc thực hiện trở nên dễ dàng hơn và điều này cần rất nhiều sự rõ ràng và niềm tin để tuân theo đúng quy trình.Theo đó chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào việc nắm bắt các bước nhỏ, nhưng niềm tin là một thứ phải được phát triển từ bên trong nếu như chưa tồn tại và điều quan trọng là các marketer phải tập hợp lại niềm tin của tổ chức, bởi vì việc tuân theo quy trình đến cuối cùng sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho các bước tiến tiếp theo mà không cách nào thay thế được.
Hiện nay chúng ta thấy có rất nhiều công ty ngoài kia không có nhiều niềm tin và không hề có một chiến lược định vị thị trường chuyên dụng với việc không có một độ đảm bảo và xác thực nào cả, hầu hết các công ty cuối cùng sẽ phá sản khi gặp phải biến cố. với vấn đề chỉ là thời gian nhưng những người có thể theo dõi quá trình này đến cuối cùng sẽ thấy rằng mọi hành động tiếp theo sẽ trở thành một biểu hiện của chiến lược định vị thị trường.
Dưới đây là 6 bước cơ bản để định vị thị trường:
Bước 1: Đưa ra bản cụ thể cho một tuyên ngôn định vị có bốn câu hỏi đơn giản sẽ mang lại một tập hợp các thông tin cơ bản về đặc điểm nhận dạng riêng mà bạn đã xác định cho công ty và tuyên ngôn định vị là kết quả của việc cắm những thông tin đó vào một hệ thống cơ bản và có công thức .
Bước 2: Thực hiện so sánh và đối chiếu với nhau tìm ra các điểm đặc trưng để xác định nét độc đáo riêng về sự khác biệt giữa chiến lược tin nhắn và các kênh truyền thông của riêng bạn với các đối thủ cạnh tranh sẽ tiết lộ các lỗ hổng trên thị trường mà thông điệp định vị của bạn cần phải nhắm đến
Bước 3: Tiến hành các hoạt động để phân tích đối thủ với mục đích để điều tra và phân tích sự cạnh tranh giúp bạn xác định được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp mình so với đối thủ cạnh tranh và hiểu được sự khác biệt giữa doanh nghiệp của mình với các đối thủ cạnh là mấu chốt để tìm ra khoảng trống có thể được lấp đầy trên thị trường.
Bước 4: Chúng ta xác định vị thế hiện tại và xác định vị thế hiện tại trên thị trường của bạn là một phần quan trọng không thua kém gì bất kỳ phân tích đối thủ cạnh tranh nào đó là bởi vì bạn phải hiểu được vị thế của mình trên thị trường thì mới có thể đưa ra được phương án cạnh tranh thích hợp.
Bước 5: Phân tích định vị đối thủ cạnh tranh với việc phân tích đối thủ và phân tích định vị đối thủ cạnh tranh xác định các điều kiện của thị trường ảnh hưởng đến sức mạnh của các đối thủ trong như thế nào
Bước 6: xây dựng một ý tưởng đặc biệt để định vị độc đáo với tất cả dữ liệu phân tích đã có từ trước chúng ta tốt hơn hơn nên có một ý tưởng rằng chúng ta là ai và không phải là ai, ai là đối tượng tốt nhất của chúng ta và theo đó đã đến lúc đưa ra tuyên bố về những thông tin đó.