Năng suất biên là thuật ngữ được sử dụng trong những lĩnh vực kinh tế vi mô nó rất đa dạng và phức tạp mà không phải ai cũng có thể hiểu; đặc biệt là những người chưa được tiếp cận những kiến thức về kinh tế vi mô. Vậy hàm năng suất biên là gì? Quy luật năng suất biên giảm dần?
Mục lục bài viết
1. Năng suất biên là gì?
Năng xuất biên của một yếu tố sản xuất nào đó là lượng sản phẩm tăng thêm được sản xuất ra do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó nếu các yếu tố khác là không đổi. Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biển đổi đó, trong khi các yếu tố khác được giữ nguyên.
Hiểu một cách rõ ràng và cụ thể nhất thì năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó là (vốn hay lao động) là lượng sản phẩm tăng thêm được sản xuất ra do sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó
Năng xuất biên của lao động (MPL) là phần sản lượng tăng thêm trong tổng sản lượng khi sử dụng thêm một đơn vị lao động, khi các yếu tố khác được giữ nguyên.
MPL = ΔQ trên ΔL
Trên đồ thị MPL chính là độ dốc của đường tổng sản phẩm.
Nếu hàm sản xuất là hàm liên tục thì MPL có thể tính bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm sản xuất.
MPL = dQ trên dL
Ví dụ: Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = K(L – 2)
Thì năng suất biên của Lao động: MPL = dQ/dL = K
Năng suất biên của Vốn: MPK = dQ/dK = L – 2
Công thức hàm năng suất biên:
MPL = ∂q trên ∂L = ƒL
MPK = ∂q trên ∂k = ƒk
Như vậy, năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó chính là đạo hàm của tổng sản lượng theo số lượng yếu tố sản xuất đó. Như vậy, về mặt hình học, năng suất biên là độ rốc của đường tiếp tuyến của đồ thị hàm sản xuất tại từng điểm cụ thể.
2. Quy luật năng suất biên giảm dần là gì?
Qui luật năng suất biên giảm dần trong tiếng Anh là Law of Diminishing Marginal Productivity.
Qui luật năng suất biên giảm dần là một nguyên tắc kinh tế thường được các nhà quản lí xem xét trong quản lí năng suất. Nhìn chung, quy tắc này nói đến những lợi thế đạt được từ việc tăng nhẹ vế đầu vào của phương trình sản xuất sẽ chỉ tăng nhẹ trên mỗi đơn vị và có thể chững lại hoặc thậm chí giảm sau một điểm cụ thể.
Nếu số lượng của một yếu tố sản xuất tăng dần trong khi số lượng (các) yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản lượng sẽ gia tăng nhanh dần. Tuy nhiên, vượt qua một mốc nào đó thì sản lượng sẽ gia tăng số lượng yếu tố sản xuất đó thì tổng sản lượng đạt đến múc tối đa và sau đó sẽ sụt giảm.
Trong phân tích sản xuất, chúng ta giả định rằng tất cả các yếu tố đầu vào đều có chất lượng như nhau. Năng suất biên giảm dần là kết quả của những hạn chế khi sử dụng các đầu vào cố định khác (như máy móc, thiết bị chẳng hạn)
Quy luật năng suất biên giảm dần của lao động: Khi sử dụng số lượng lao động ngày càng tăng, trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên, thì nắng suất biên của lao động sẽ ngày càng giảm xuống.
3. Đặc điểm của Quy luật năng suất biên giảm dần:
Qui luật năng suất biên giảm dần liên quan đến việc tăng biên lợi nhuận sản xuất trên mỗi đơn vị sản xuất. Nó cũng có thể được gọi là qui luật sản phẩm biên tế giảm dần hoặc qui luật hiệu suất giảm dần. Nói chung, nó phù hợp với hầu hết các lí thuyết kinh tế sử dụng phân tích cận biên. Tăng biên thường được tìm thấy trong kinh tế, cho thấy tỉ lệ hài lòng hoặc thu được giảm từ các đơn vị tiêu dùng hoặc sản xuất bổ sung.
Qui luật năng suất biên giảm dần cho thấy các nhà quản lí nhận thấy tỉ lệ lợi nhuận sản xuất giảm nhẹ trên mỗi đơn vị sản xuất sau khi tăng đầu vào thúc đẩy sản xuất. Khi sử dụng biểu đồ toán học, tình huống này tạo ra một biểu đồ lõm cho thấy tổng lợi nhuận sản xuất thu được từ sản xuất tăng dần cho đến khi chững lại và có khả năng bắt đầu giảm.
Khác với một số luật kinh tế khác, qui luật năng suất biên giảm dần liên quan đến các tính toán sản phẩm cận biên thường tương đối dễ dàng để định lượng. Các công ty có thể chọn thay đổi các yếu tố đầu vào khác nhau trong các yếu tố sản xuất vì nhiều lí do, nhiều trong số đó là để tập trung vào chi phí.
Trong một số tình huống, có thể sẽ hiệu quả hơn về chi phí khi thay đổi đầu vào của một biến trong khi vẫn giữ các biến khác không đổi. Tuy nhiên, trong thực tế, tất cả các thay đổi đối với các biến đầu vào đòi hỏi phải phân tích chặt chẽ. Qui luật năng suất biên giảm dần nói rằng những thay đổi này đối với đầu vào sẽ có tác động tích cực đến đầu ra. Do đó, trong quá trình sản xuất mỗi đơn vị sản xuất bổ sung sẽ tạo ra lợi nhuận biên nhỏ hơn một chút so với đơn vị trước.
Năng suất cận biên hoặc sản phẩm cận biên đề cập tới sản lượng tăng thêm, lợi nhuận hoặc lợi nhuận mang lại trên mỗi đơn vị từ lợi thế từ đầu vào sản xuất. Đầu vào có thể bao gồm những thứ như lao động và nguyên liệu. Qui luật hiệu suất giảm dần nói rằng khi đạt được lợi thế trong một yếu tố sản xuất, năng suất cận biên thường sẽ giảm khi sản xuất tăng. Điều này có nghĩa là lợi thế chi phí thường giảm dần cho mỗi đơn vị sản lượng bổ sung được sản xuất.
Ví dụ thực tế
Ở dạng đơn giản nhất, năng ѕuất biên giảm dần thường được хác định khi một biến đầu ᴠào có chi phí đầu ᴠào giảm хuống. Chẳng hạn, ᴠiệc giảm chi phí lao động liên quan đến ѕản хuất хe hơi ѕẽ dẫn đến những cải thiện biên lợi nhuận trên mỗi chiếc хe. Tuу nhiên, quy luật năng ѕuất cận biên giảm dần cho thấу rằng đối ᴠới mỗi đơn ᴠị ѕản хuất, các nhà quản lí ѕẽ trải nghiệm ѕự giảm dần của mức tăng năng ѕuất. Điều nàу thường dẫn đến mức giảm lợi nhuận trên mỗi chiếc хe.
Năng ѕuất cận biên giảm dần cũng có thể liên quan đến ngưỡng lợi ích bị ᴠượt quá. Ví dụ, một nông dân ѕử dụng phân bón làm đầu ᴠào trong quá trình trồng ngô. Mỗi đơn ᴠị phân bón được thêm ᴠào ѕẽ chỉ làm tăng lợi nhuận ѕản хuất lên đến một ngưỡng. Ở mức ngưỡng đó, phân bón được thêm ᴠào không cải thiện ѕản хuất ᴠà có thể gâу hại cho ѕản хuất.
Một ᴠí dụ khác: một doanh nghiệp có lưu lượng khách hàng cao trong những giờ nhất định. Doanh nghiệp có thể tăng ѕố lượng công nhân có ѕẵn để giúp khách hàng nhưng ở một ngưỡng nhất định, ᴠiệc bổ ѕung công nhân ѕẽ không cải thiện tổng doanh ѕố ᴠà thậm chí có thể làm giảm doanh ѕố.
4. Mối quan hệ giữa năng suất biên và năng suất trung bình và tổng sản lượng:
4.1. Mối quan hệ năng suất biên và năng suất trung bình:
Năng suất biên và năng suất trung bình của yếu tố sản xuất biến đổi (như yếu tố lao động) có mối quan hệ mật thiết với nhau.
– Năng suất trung bình nhỏ hơn năng suất biên, năng suất trung bình sẽ tăng lên (MP > AP →AP tăng)
– Khi năng suất trung bình bằng với năng suất biên, năng suất trung bình sẽ không đổi và đạt cực đại (MP < AP →AP giảm)
– Khi năng suất trung bình lớn hơn năng suất biên, năng suất trung bình sẽ giảm đi (MP = AP →AP max)
4.2. Mối quan hệ năng suất biên với tổng sản lượng:
Giữa năng suất biên và tổng sản lượng cũng có mối quan hệ mật thiết như sau:
– Khi năng suất biên còn dương thì tổng sản lượng còn tăng (khi MP > 0 →Õ tăng)
– Khi năng suất biên âm thì tổng sản lượng sẽ giảm (khi MP < 0 →Õ giảm)
– Khi năng suất biên bằng 0 thì tổng sản lượng đạt cực đại (khi MP = 0 →Õ max)
Các giai đoạn của 10 phối hợp trong năng suất biên:
– Giai đoạn 1: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn đều tăng. Vì khi gia tăng số lượng lao động đến L1 = 4, năng suất trung bình tăng dần lên và đạt cực đại ở cuối giai đoạn 1 và đầu giai đoạn 2; đồng thời sản lượng cũng liên tục tăng trong giai đoạn 1.
– Giai đoạn 2: thể hiện hiệu quả sử dụng lao động giảm và hiệu quả sử dụng vốn tiếp tục tăng, vì khi tiếp tục gia tăng lao động đến L2 = 8, thì năng suất trung bình và năng suất biên đều giảm, nhưng năng suất biên vẫn còn dương, do đó tổng sản lượng vẫn tiếp tục tăng và đạt cực đại ở giai đoạn 2.
Giai đoạn 3: Thể hiện hiểu quả sử dụng lao động và vốn giảm, vì nếu tiếp tục gia tăng lao động vượt qua L, thì năng suất trung bình giảm, năng suất biên âm, do đó sản lượng giảm.