Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng biểu hiện các quan hệ của xã hội khi chúng được so sánh với nhau để đạt được hiệu quả đó. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội là gì? Mối quan hệ?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh:
Ta hiểu về hiệu quả kinh doanh như sau:
Hiệu quả kinh doanh – danh từ, trong tiếng Anh gọi là Business Efficiency.
Hiệu quả kinh doanh thực chất chính là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì thế mới cần đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Trong kinh doanh, hiệu quả liên quan đến việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng số lượng hoặc tài nguyên nhỏ nhất, như vốn, lực lượng lao động, tiêu thụ năng lượng,…
Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có thể tạo ra các sản phẩm, cung cấp dịch vụ và hoàn thành các mục tiêu chung của họ với nỗ lực tối thiểu chi phí.
Tiếp đó, sản lượng cuối cùng của một doanh nghiệp là tạo ra doanh thu, nên hiệu quả kinh doanh đề cập đến số tiền (doanh thu hoặc lợi nhuận) mà doanh nghiệp có thể tạo ra với một nguồn lực đầu vào nhất định.
Vì tài nguyên là hữu hạn và tốn kém, mục tiêu cuối cùng của chủ doanh nghiệp là xây dựng công ty hiệu quả và tạo doanh thu tối đa từ những đầu vào mà họ có.
Để có thể đạt được điều đó, doanh nghiệp phải phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho nghiên cứu và phát triển, tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, chi nhiều hơn cho tiếp thị và bán hàng hoặc tăng tỉ suất lợi nhuận.
Mặt khác, một doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ sử dụng tài nguyên một cách lãng phí, do đó hạn chế khả năng phát triển và có nguy cơ bị đánh bại bởi các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn.
Vì doanh nghiệp là một hệ thống rất phức tạp, việc tăng hiệu quả của nó phụ thuộc vào cả việc tăng hiệu quả của các mô hình con khác nhau (ví dụ: marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…) và sự tương tác giữa chúng (ví dụ: kết hợp giữa marketing và bán hàng).
2. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Để nhằm mục đích có thể thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các chủ thể là những nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau
Dựa vào khái niệm chung, khái niệm hiệu quả kinh tế và khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh, chúng ta cần tìm ra sự khác biệt giữa hai phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế.
Tìm hiểu về hiệu quả kinh tế chung:
Hiệu quả kinh tế được đánh giá là một vấn đề quan trọng cả về lý thuyết và thực tiễn. Đảm bảo hiệu quả kinh tế luôn được xem là vấn đề bao trùm thể hiện của chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế vì suy cho cùng quản lý kinh tế là đảm bảo tạo ra kết quả cuối cùng, hiệu quả cuối cùng của mọi quá trình kinh tế. Dự thảo chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của nước ta đã chỉ rõ “ Hiệu quả kinh tế – xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển”. Các chủ thể là những nhà kinh tế và thống Kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu từ nhiều phía khác nhau. Nhìn chung hiệu quả được xem xét dưới hai góc độ sau đây, đó chính là: hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu quả kinh tế.
3. Tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội:
Khái niệm về hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội:
– Hiệu quả kinh doanh cá biệt được biết đến chính là hiệu quả thu được từ hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được và đó chính là hiệu quả kinh doanh trong từng doanh nghiệp.
– Hiệu quả kinh tế xã hội mà thương mại mang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của hoạt động thương mại vào việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân…
Hiệu quả kinh tế – xã hội: Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định.
Các mục tiêu kinh tế – xã hội:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế được xem là một mục tiêu kinh tế – xã hội.
+ Tổng sản phẩm quốc nội được xem là một mục tiêu kinh tế – xã hội.
+ Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân được xem là một mục tiêu kinh tế – xã hội.
+ Giải quyết công ăn, việc làm và nhiều mục tiêu khác cũng được xem là một mục tiêu kinh tế – xã hội.
Hiệu quả kinh tế – xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô.
Trong quản lí thương mại, hiệu quả cá biệt của từng doanh nghiệp, từng thương vụ rất được coi trọng trong nền kinh tế thị trường vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có cái để doanh nghiệp mở rộng và phát triển qui mô kinh doanh.
Nhưng quan trọng hơn là phải đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội đối với nền kinh tế quốc dân, đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển.
4. Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và kinh tế – xã hội:
Hiệu quả kinh tế – xã hội và hiệu quả cá biệt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại với nhau.
Hiệu quả kinh tế – xã hội đạt được trên cơ sở hiệu quả của các doanh nghiệp thương mại, hiệu quả cá biệt, tuy nhiên, vẫn có trường hợp hiệu quả cá biệt của một số doanh nghiệp nào đó không bảo đảm nhưng hiệu quả chung kinh tế – xã hội vẫn thu được.
Điều này có thể xây ra trong những trường hợp nhất định, trong những thời điểm nhất định do những nguyên nhân khách quan mang lại. Mặt khác, để thu được hiệu quả kinh tế xã hội đôi khi phải từ bỏ một số hiệu quả cá biệt nào đó.
Bởi vậy, nhà nước ta sẽ cần có chính sách bảo đảm kết hợp hài hoà lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích của từng doanh nghiệp và các chủ thể là những người lao động trên quan điểm cơ bản là đặt hiệu quả kinh doanh trong hiệu quả kinh tế xã hội.
Phân biệt hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế:
Từ các khái niệm đã được nêu cụ thể bên trên đã cho chúng ta có thể thấy rằng: hiệu quả kinh tế có nội dung rộng hơn, hiệu quả kinh tế không chỉ về kết quả kinh tế mà cả kết quả xã hội đạt được tức là hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Trong khi đó hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế chỉ phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, nói cách khác hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ là một bộ phận của hiệu quả kinh tế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm của toàn xã hội.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem xét trên quan điểm doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế được xem xét theo quan điểm xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem xét theo quan điểm bộ phận, hiệu quả kinh tế được xem xét trên quan, điểm tổng thể. Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế là quan hệ giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể. Một mối quan hệ thống nhất có mâu thuẫn.