PTA được biết đến chính là khái niệm chỉ liên quan đến các hợp đồng giá cố định phí ưu đãi. PTA là thuật ngữ được sử dụng và đề cập đến mức tiền mà vượt trên mức đó thì chủ thể là người bán (Seller) sẽ cần phải chịu toàn bộ tổn thất của phần chi phí vượt quá PTA đó. Vậy PTA (Point of total assumption) là gì? Điểm tổng giả định là gì?
Mục lục bài viết
1. PTA là gì?
Ta hiểu về PTA (Point of total assumption) cụ thể như sau:
PTA (Point of Total Assumption) được biết đến chính là khái niệm chỉ liên quan đến các hợp đồng giá cố định phí ưu đãi (FPIF – fixed price incentive fee contracts). PTA đề cập đến mức tiền mà vượt trên mức đó thì chủ thể là người bán (Seller) chịu toàn bộ tổn thất của phần chi phí vượt quá PTA đó. Ta hiểu việc người bán (Seller) chịu toàn bộ tổn thất được dùng ở đây không phải là chủ thể là người bán (Seller) không có lợi nhuận, mà có nghĩa là khi Actual Cost từ điểm PTA trở lên thì lợi nhuận của chủ thể là người bán (Seller) giảm dần và chủ thể là người mua (Buyer) không chia sẻ tiếp phần vượt chi phí trên mức PTA nữa. Khái niệm này hoạt động khi:
– Người mua (Buyer) và người bán (Seller) đã thống nhất các tiêu chí của hợp đồng giá cố định phí ưu đãi FPIF.
– Người mua (Buyer) sẵn sàng hoàn trả một phần chi phí vượt mức cho đến khi đạt đến mức giá trần (ceiling price).
Công thức tính PTA (Point of Total Assumption):
– PTA = (Giá trần – Giá mục tiêu) / Tỷ lệ chia sẻ của người mua + Chi phí mục tiêu.
– PTA = (Ceiling Price – Target Price) / Buyer’s Share Ratio + Target Cost
2. Một vài thuật ngữ cần thiết để tính toán PTA:
Một số thuật ngữ cần thiết để tính toán PTA bao gồm:
– Cost (Chi phí):
Cost chính là một thuật ngữ chỉ chi phí. Cost được định nghĩa giống như giá trị tiền tệ của những khoản phí bỏ ra để nhằm mục đích có thể thu lại lợi nhuận hay tài sản, sản phẩm, dịch vụ. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà trên thực tế nội dung của cost vô cùng đa dạng. Trong kế toán quản trị, cost được phân loại và sử dụng theo rất nhiều cách. Mục đích của cost đó chính là cung cấp cho nhu cầu thông tin tại những thời điểm khác nhau cho nội bộ công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cost phát sinh trong nhiều loại hình doanh nghiệp sẽ có nội dung, đặc điểm khác nhau. Tính đa dạng, bao quát nhất phải kể tới nội dung cost trong những doanh nghiệp sản xuất.
Cost là giá vốn đối với chủ thể là người bán (Seller). Chủ thể là người bán (Seller) và chủ thể là người mua (Buyer) thống nhất Cost, và quy trình ước tính Cost này là minh bạch.
– Fee (Phí):
Phí trong ngân sách Nhà nước thực chất là khoản thu mang tính bù đắp một phần chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội và nó cũng là khoản chi phí mà người dân phải trả khi thụ hưởng các dịch vụ công cộng đó.
Fee được hiểu chính là phần phí mà chủ thể là người mua (Buyer) trả cho chủ thể là người bán (Seller), nó cũng chính là lợi nhuận (Profit) mà Seller nhận được.
+ Fee (ở phía chủ thể là người mua (Buyer)) = Profit (ở phía chủ thể là người bán (Seller)).
– Profit (Lợi nhuận): Profit là lợi nhuận mà Seller nhận được, nó cũng chính là phí (Fee) mà chủ thể là người mua (Buyer) cần trả.
+ Fee (ở phía chủ thể là người mua (Buyer)) = Profit (ở phía chủ thể là người bán (Seller))
– Price (Giá):
Giá hay giá cả (price) được hiểu cơ bản chính là giá trị bằng tiền của một đơn vị hàng hóa, dịch vụ, tài sản hay đầu vào nhân tố. Trong một số thị trường, giá cả hoàn toàn do thị trường hay lực lượng cung cầu quyết định (ví dụ, thị trường cạnh tranh hoàn hảo). Trong các thị trường khác (ví dụ thị trường độc quyền), các nhà cung cấp lớn có tác động đáng kế tới giá thị trường. Trong một số trường hợp cụ thể xảy ra trên thực tiễn, thì giá cả có thể bị chính phủ quy định hay điều tiết bằng các công cụ của chính sách giá cả và thu nhập.
Price là số tiền mà chủ thể là người mua (Buyer) cần trả cho chủ thể là người bán (Seller).
+ Price (ở phía chủ thể là người mua (Buyer)) = Cost + Fee
+ Price (ở phía chủ thể là người bán (Seller)) = Cost + Profit
+ Price (ở phía chủ thể là người mua (Buyer)) = Price (ở phía chủ thể là người bán (Seller))
– Target Cost (Chi phí mục tiêu): Target Cost là chi phí ước tính ban đầu mà chủ thể là người bán (Seller) đã lên kế hoạch để thực hiện hợp đồng. Target Cost này được chia sẻ với chủ thể là người mua (Buyer) và quá trình ước tính Target Cost này là minh bạch.
– Target Fee (Phí mục tiêu): Target Fee là phí mà chủ thể là người bán (Seller) muốn có được cho công việc họ đang làm, đây cũng chính là Lợi nhuận mục tiêu của chủ thể là người bán (Seller). Phí thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ hiệu suất mà chủ thể là người bán (Seller) hoàn thành hợp đồng.
– Target Price (Giá mục tiêu): Target Price là mức giá màchủ thể là người mua (Buyer) đang hướng tới. Nó là tổng cộng của Chi phí mục tiêu + Phí mục tiêu (Target Price = Target Cost + Target Fee). Cả chủ thể là người mua (Buyer) và chủ thể là người bán (Seller) đều sử dụng mức này làm điểm chuẩn. Nếu dự án cuối cùng có giá thấp hơn giá mục tiêu này, người mua và người bán sẽ chia sẻ lợi nhuận theo thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận. Nếu giá vượt quá giá mục tiêu này, người mua và người bán sẽ chia sẻ chi phí theo thỏa thuận chia sẻ chi phí (có khả năng bị điều chỉnh tùy theo mức giá trần mà 2 bên đã thống nhất trước)
Target Price = Target Cost + Target Fee.
3. Actual Cost (Chi phí thực tế):
Chi phí kế toán hay còn gọi là chi phí thực – tức là chi phí bằng tiền (hoặc qui đổi ra tiền) trong tiếng Anh được gọi là actual costs.
Các chủ thể là những nhân viên kế toán và các nhà quản lí thường quan tâm tới những bản báo cáo tài chính của công ty. Các kế toán viên và chủ doanh nghiệp phải xem xét lại chi tiêu thực tế của công ty bởi vì họ phải định khoản tài sản và nguồn vốn đồng thời đánh giá quá trình thu hay chi tiêu trong đã và sẽ diễn ra.
Chi phí thực tế bao gồm các chi phí thực tế và khấu hao cho tài sản cố định, được xác định dựa trên hoá đơn chứng từ chi tiêu của doanh nghiệp. Chi phí thực tế còn gọi là chi phí thực hay cũng tức chi phí bằng tiền (hoặc được quy đổi ra tiền) đã chi trả trong quá khứ, phải được hạch toán vào sổ sách kế toán doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.
Chi phí thực tế chủ thể là người bán (Seller) bỏ ra thực hiện dự án. Đây cũng là giá vốn mà chủ thể là người bán (Seller) bỏ ra thực hiện dự án.
– Chênh lệch Cost = Target Cost – Actual Cost:
+ Nếu Target Cost > Actual Cost => Chênh lệch Cost là > 0. Đây là Cost Underrun. Nghĩa là chủ thể là người bán (Seller) thực hiện đạt hiệu suất tốt nên tiết kiệm chi phí so với ước tính ban đầu.
+ Nếu Target Cost < Actual Cost => Chênh lệch Cost là < 0. Đây là Cost Overrun. Nghĩa là chủ thể là người bán (Seller) thực hiện đạt hiệu suất kém nên phát sinh thêm chi phí so với ước tính ban đầu.
– Sharing ratio (Tỷ lệ chia sẻ): Sharing ratio là tỷ lệ chia sẻ giữa chủ thể là người mua (Buyer) và chủ thể là người bán (Seller).
Sharing Ratio = Tỷ lệ chia sẻ của Buyer / Tỷ lệ chia sẻ của Seller.
Ví dụ nếu Sharing ratio = 60/40 thì nghĩa là chủ thể là người mua (Buyer) chiếm 60% và Seller chiếm 40% Chênh lệch Cost.
Có hai trường hợp cụ thể mà chúng ta có thể kể đến sau đây:
+ Để chia sẻ lợi nhuận: khi dự án có chi phí thấp hơn chi phí mục tiêu.
+ Để chia sẻ chi phí: khi dự án có chi phí cao hơn chi phí mục tiêu.
– Seller’s Share (Phần chia sẻ của người bán – Seller) = Chênh lệch Cost * % Tỷ lệ chia sẻ của chủ thể là người bán (Seller).
+ Nếu Target Cost > Actual Cost => Chênh lệch Cost là > 0. Đây là Cost Underrun. Khi đó Seller’s Share > 0.
+ Nếu Target Cost < Actual Cost => Chênh lệch Cost là < 0. Đây là Cost Overrun. Khi đó Seller’s Share < 0.
– Buyer’s Share (Phần chia sẻ của người mua – Buyer) = Chênh lệch Cost * % Tỷ lệ chia sẻ của chủ thể là người mua (Buyer).
– Final Fee (Actual Fee) tạm tính: Lợi nhuận thực tế Seller có được (tạm tính). Đây chỉ là lợi nhuận tạm tính vì còn cần so sánh Final Price với Ceiling Price.
Final Fee tạm tính = Target Fee + Seller’s Share.
– Final Price (Actual Price) tạm tính: Giá thực tế tạm tính.
Final Price tạm tính = Actual Cost + Final Fee tạm tính.
– Final Price (Actual Price): Giá thực tế cuối cùng sẽ có 2 trường hợp cụ thể sau đây:
+ Nếu Final Price tạm tính < Ceiling Price: Final Price cuối cùng = Final Price tạm tính. Đây cũng là công thức tính Final Price khi không có mức giá trần (Ceiling Price).
+ Nếu Final Price tạm tính >= Ceiling Price: Final Price cuối cùng = Ceiling Price.