Tìm hiểu về tài sản phi rủi ro? Tìm hiểu về tài sản có rủi ro? Phân biệt tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro?
Tài sản vẫn luôn được xem là vấn đề có những ý nghĩa đặc biệt quan trọng của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Trên thực tế, tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro là những loại tài sản có vai trò to lớn đối với các chủ thể. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các loại tài sản này và phân biệt giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro trong thực tiễn.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về tài sản phi rủi ro:
Định nghĩa tài sản phi rủi ro:
Tài sản phi rủi ro trong tiếng Anh là Risk-free asset. Tài sản phi rủi ro được hiểu cơ bản chính là những tài sản mang lại tỉ suất lợi tức chắc chắn bằng lãi suất phi rủi ro.
Bản chất và đặc trưng của tài sản phi rủi ro:
– Trên thực tế, chúng ta đều có thể nhận thấy rằng, không có tài sản nào hoàn toàn không có rủi ro, tuy nhiên các chủ thể là những nhà nghiên cứu thường lấy tín phiếu kho bạc làm cơ sở cho tài sản phi rủi ro trên thị trường. Bản chất ngắn hạn của các tín phiếu cũng sẽ làm cho giá trị của chúng không nhạy cảm với những biến động lãi suất.
– Khi đó, các chủ thể là những nhà đầu tư có thể chốt lợi tức danh nghĩa ngắn hạn bằng cách thực hiện việc mua một tín phiếu và nắm giữ tín phiếu đó đến khi đáo hạn. Ngoài ra những biến động về lạm phát trong thời gian vài tuần, thậm chí vài tháng, không đáng kể so với sự thay đổi về lợi tức của cổ phiếu.
– Một số nhà đầu tư thường sử dụng các công cụ trên thị trường tiền tệ làm tài sản phi rủi ro ro. Đây thường là những công cụ ngắn hạn, chính bởi vì vậy mà đa số không chịu tác động bởi rủi ro lãi suất và tương đối an toàn với rủi ro tài chính.
– Đa số hiện nay các quỹ trên thị trường tiền tệ nắm giữ chủ yếu ba loại chứng khoán – tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng (CDs), và thương phiếu (CP).
– Lợi tức đến khi đáo hạn trên chứng chỉ tiền gửi – CDs và thương phiếu – CP trong cùng khoảng thời gian như nhau luôn cao hơn lợi tức của các tín phiếu.
Rủi ro của các khoản đầu tư ngắn hạn hàng đầu như CDs và CP thực chất là rất nhỏ khi chúng ta so với rủi ro của đa số các tài sản khác như trái phiếu doanh nghiệp dài hạn, chứng khoán doanh nghiệp hoặc bất động sản.
2. Tìm hiểu về tài sản có rủi ro:
Ta hiểu về tài sản có rủi ro như sau:
Tài sản có rủi ro trong tiếng Anh là Risk weighted assets.
Tài sản có rủi ro được hiểu chính là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Hoặc tài sản có rủi ro được hiểu cơ bản chính là tài sản của ngân hàng hoặc các khoản tiếp xúc ngoại bảng, được tính toán theo rủi ro.
Hiểu một cách đơn giản, mỗi loại tài sản “Có” của ngân hàng sẽ được gắn với một hệ số rủi ro (%) căn cứ theo mức độ rủi ro của tài sản. Hệ số rủi ro được Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể và nó sẽ được sử dụng nhằm mục đích để tính các hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại.
Trong hoạt động ngân hàng, các khoản mục chi tiết của tài sản “Có” quan trọng nhất mà chúng ta có thể kể đến đó chính là:
– Cho vay khách hàng (tín dụng).
– Chứng khoán đầu tư – kinh doanh.
– Tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng khác (thị trường liên ngân hàng).
– Tiền – kim loại quý tại quỹ.
– Tài sản cố định của ngân hàng.
3. Phân biệt tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro:
Xét về bản chất, ta nhận thấy, tài sản rủi ro được hiểu cơ bản chính là tài sản có dòng lợi tức trong tương lai không chắc chắn và chúng ta đo lường sự không chắc chắn này bằng phương sai hoặc độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức kỳ vọng.
Ngược lại, bởi vì tỷ suất lợi tức trên tài sản phi rủi ro là hoàn toàn chắc chắn, cũng chính bởi vì thế độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức kỳ vọng của nó bằng 0 và tỷ suất lợi tức có được trên tài sản đó là tỷ suất lợi tức phỉ rủi ro (Rp). Các chủ thể là những nhà nghiên cứu quan niệm rằng tỷ suất lợi tức phi rủi ro là mức sinh lời (hay tỷ lệ tăng trưởng) kỳ vọng trong dài hạn của nền kinh tế đối với sự điều chỉnh tính thanh khoản trong ngắn hạn. Việc giả định về tài sản phi rủi ro trong nền kinh tế hiện nay thông thường sẽ có tính quyết định đến các lý thuyết định giá tài sản.
Lãi suất phi rủi ro thực (Real Risk Free Rate – RRFR):
Lãi suất phi rủi ro thực được hiểu cơ bản chính là tỷ suất sinh lời cơ bản với giả thiết không có lạm phát và không có sự không chắc chắn của dòng thu nhập trong tương lai. Ở một nền kinh tế khi mà nền kinh tế đó không có lạm phát, các chủ thể là những nhà đầu tư biết chắc chắn số tiền mà các chủ thể đó sẽ nhận được vào một thời điểm nhất định căn cứ vào tỷ suất lợi tức phi rủi ro của hoạt động đầu tư. Hay chúng ta gọi mức sinh lời này là giá trị thuần hay giá trị danh nghĩa của tiền tệ theo thời gian. Tỷ suất lợi tức phi rủi ro thực được xem như là giá cả của sự trao đổi hàng hóa hiện tại và hàng hóa tương lai.
Có hai nhân tố, một nhân tố chủ quan và một nhân tố khách quan xảy đến và nó sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả sự trao đổi này. Nhân tố chủ quan thể hiện thu nhập mong đợi theo thời gian của cá nhân trong việc tiêu dùng. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến lãi suất phi rủi ro đó chính là tập hợp các cơ hội đầu tư có sẵn trong nền kinh tế. Những cơ hội đầu tư này được quyết định bởi tỷ lệ tăng trưởng thực tế dài hạn của nền kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh tạo ra các cơ hội tốt hơn cho hoạt động đầu tư và các mức lợi tức cao hơn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ yêu cầu mức tỷ suất lợi tức cao hơn bằng cách tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng mang lại mức tỷ suất lợi tức cao hơn do sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Như vậy, có một mối quan hệ thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế và lãi suất phi rủi ro.
Lãi suất phi rủi ro danh nghĩa (Nominal Risk Free Rate – NRFR):
Khi các chủ thể cùng thảo luận về lãi suất, chúng ta cần phân biệt giữa lãi suất thực (được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức giá chung) và lãi suất danh nghĩa (được trình bày về phương diện tiền tệ).
Mục tiêu của thị trường vốn cụ thể đó chịn là kết nối những người có vốn nhàn rỗi muốn được đầu tư để sinh lời với những công ty hoặc chính phủ, những người cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc bù đắp thiếu hụt vốn lưu động. Chi phí vốn chính là giá cả (lãi suất) mà tại đó cung – cầu vốn cân bằng nhau. Một sự thay đổi, cụ thể như sự nới lỏng hoặc thắt chặt tương đối của những điều kiện vay mượn trên thị trường vốn là hiện tượng xảy ra trong ngắn hạn do sự mất cân bằng tạm thời trong cung – cầu vốn. Sự mất cân bàng này thực chất sẽ dẫn đến sự thay đổi của lãi suất phi rủi ro danh nghĩa nhưng sự thay đổi này sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Các điều kiện trên thị trường vốn sẽ trở lại cân bằng trong dài hạn. Cụ thể như việc giảm cung tiền (chính sách tiền tệ thắt chặt) sẽ làm giảm lượng vốn và tăng lãi suất. Lãi suất tăng lên cũng đã làm tăng tiết kiệm và giảm nhu cầu vốn của các công ty hay cá nhân. Sự thay đổi của các điều kiện trên thị trường này cũng sẽ mang lại sự cân bằng trong dài hạn.
Thực tế, chúng ta đã thấy rằng chỉ duy nhất chính phủ hoặc ngân hàng trung ương mới có thể phát hành chứng khoán phi rủi ro phục vụ cho việc điều hành chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ. Những công cụ thường gặp cụ thể đó chính là trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc hoặc tín phiếu ngân hàng trung ương. Mặc dù vậy, trong thực tế, những loại chửng khoán được đảm bảo này cũng không phải là phi rủi ro hoàn toàn.
Trong dài hạn, tài sản phi rủi ro duy nhất là trái phiếu được điều chỉnh theo chỉ số giá. Tuy nhiên, để nhằm cho một trái phiếu được điều chỉnh theo chỉ số giá trở thành hoàn hảo (cung cấp một lợi tức được đảm bảo) thì kỳ hạn của trái phiếu trên thực tế cũng sẽ cần phải đồng nhất với thời gian nắm giữ kỳ vọng của các chủ thể là những nhà đầu tư và mức lãi suất danh nghĩa trên trái phiếu cũng phải thay đổi linh hoạt theo tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế.
Trong ngắn hạn, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng trung ương, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng thương mại xem là những tài sản phi rủi ro. Với kỳ hạn ngắn, giá trị của chúng không thay đổi và ít nhạy cảm trước sự biến động của lãi suất. Rủi ro của những tài sản phi rủi ro nói trên chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với những tài sản khác như trái phiếu công ty dài hạn, cổ phiếu thường hoặc bất động sản. Cũng chính bởi vì vậy mà chúng ta xem những công cụ trên thị trường tiền tệ này như là những tài sản phi rủi ro có thể tiếp cận dễ dàng nhất đối với đa số các chủ thể là những nhà đầu tư.