Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới không thể thiếu sự cạnh tranh của các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Độc quyền chính là một hiện tượng xuất hiện trên thị trường trong trường hợp khi một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau. Vậy độc quyền bán là gì? Thị trường độc quyền bán thuần túy?
Mục lục bài viết
1. Độc quyền bán là gì?
Ta hiểu về độc quyền như sau:
Độc quyền được hiểu cơ bản chính là hiện tượng được xuất hiện trên thị trường khi một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau nhằm mục đích để có thể chiếm vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định như cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, việc độc quyền của sản phẩm cho phép các chủ thể có quyền kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị trường, giá bán và khoản lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ đó.
Độc quyền hiện nay là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù trên thực tế đa số đều không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và cũng chính bởi vì thế độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội.
Độc quyền thực chất chính là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp câu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường.
Độc quyền cũng chính là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không được định hướng và điều chỉnh: từ cạnh tranh lành mạnh chuyển sang cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới cạnh tranh mang tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền. Độc quyền ra đời và xuất hiện đã làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội, tạo sức ì đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền.
Thực chất độc quyền chính là một loại khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để nhằm mục đích có thể kiểm soát độc quyền bao gồm: chính sách thuế, quản lí giá sản phẩm, điều chỉnh độc quyền, chống các-ten, tơ-rớt…
Khái niệm độc quyền bán:
Độc quyền bán được hiểu cơ bản chính là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.
Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền. Độc quyền bán được hiểu cơ bran chính là thị trường chỉ có duy nhất một hãng cung ứng toàn bộ sản lượng của thị trường. Ví dụ: Hãng Microsoft độc quyền trên toàn thế giới với hệ điều hành Windows.
Hãng độc quyền có vị trí đặc biệt trên thị trường cụ thể nếu chủ thể là nhà độc quyền quyết định nâng giá bán sản phẩm, hãng độc quyền cũng sẽ không phải lo về việc các đối thủ cạnh tranh sẽ đặt giá thấp hơn để có thể chiếm thị phần lớn hơn, làm thiệt hại tới mình. Hãng độc quyền quyết định và kiểm soát mức giá, sản lượng cung ứng của sản phẩm hay dịch vụ.
2. Các đặc trưng của thị trường độc quyền bán thuần túy:
Thị trường độc quyền bán thuần túy được hiểu như sau:
Thị trường độc quyền thực chất chính là một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi một người bán duy nhất, bán một sản phẩm duy nhất trên thị trường và có nhiều người mua. Trong thị trường độc quyền các chủ thể là người bán không phải đối mặt với sự cạnh tranh, vì các chủ thể này cũng chính là người bán duy nhất, bán sản phẩm duy nhất không có sản phẩm thay thế và các chủ thể này cũng không có đối thủ cạnh tranh. Cũng chính bởi vì thế, thị trường độc quyền là thị trường không cạnh tranh.
Thị trường độc quyền thuần túy (còn được gọi là thị trường độc quyền một người, độc quyền đơn phương hay độc quyền bán) được hiểu cơ bản chính là thị trường mà chỉ có một người duy nhất sản xuất và cung ứng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó cho nhiều người tiêu dùng (người có nhu cầu).
Ví dụ cụ thể như độc quyền cung ứng năng lượng điện, độc quyền cung ứng dịch vụ điện thoại và thông tin viễn thông…
Thị trường độc quyền bán thuần túy được nhận biết thông qua ba đặc trưng cơ bản sau đây:
– Chỉ có một hãng duy nhất cung ứng toàn bộ sản phẩm trên thị trường.
– Sản phẩm hàng hóa trên thị trường độc quyền không có hàng hóa thay thế gần gũi. Nếu không có sản phẩm thay thế tương tự với sản phẩm của mình, nhà độc quyền sẽ không lo ngại về việc các chủ thể là những người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế khi các chủ thể là những nhà độc quyền định giá cao hơn.
– Thị trường độc quyền bán thuần túy cũng sẽ có rào cản lớn về việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Rào cản gia nhập xuất hiện cũng đã khiến cho hãng độc quyền bán là nhà sản xuất và cung ứng duy nhất trên thị trường. Nếu không có rào cản rút lui khỏi thị trường thì sẽ không có bất kì sản phẩm nào mà nhà độc quyền đó đã cung cấp cho thị trường.
– Đường cầu của hãng độc quyền là đường dốc xuống về phía phải, tuân theo luật cầu.
3. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán:
Nguyên nhân cơ bản của độc quyền là hàng rào gia nhập: Doanh nghiệp độc quyền tiếp tục là người bán duy nhất trên thị trường của nó bởi vì các doanh nghiệp khác không thể gia nhập thị trường và cạnh tranh với doanh nghiệp đó.
- Tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy? Lấy ví dụ minh hoạ?
Các hàng rào ngăn cản gia nhập đến lượt nó lại phát sinh từ các nguồn chính sau:
– Thứ nhất: Quá trình sản xuất đạt được hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô (độc quyền tự nhiên).
Ví dụ cụ thể như là ngành cung cấp nước sạch, để từ đó có thể cung cấp nước sạch cho dân cư ở một thị trấn nào đó, hãng phải xây dựng mạng lưới ống dẫn trong toàn bộ thị trấn. Nếu hai hoặc nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong việc cung cấp dịch vụ cung cấp nước sạch, thì mỗi hãng phải trả một khoản chi phí cố định để nhằm mục đích có thể xây dựng mạng lưới ống dẫn. Cũng chính vì thế mà tổng chi phí bình quân của nước sẽ thấp nếu chỉ có một hãng duy nhất nào đó phục vụ cho toàn bộ thị trường.
– Thứ hai: Sự kiểm soát được yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình ở đây đó chính là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương trên toàn thế giới.
– Thứ ba: Bằng phát minh, sáng chế.
Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo vệ được hiểu cơ bản chính là một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền bởi vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ cho phép một chủ thể là nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy các chủ thể nãy cũng đã trở thành nhà độc quyền.
– Thứ tư: Các quy định của Chính phủ.
Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp độc quyền hình thành do Chính phủ trao cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó đặc quyền trong việc buôn bán một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp Chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho công ty Đông Ấn.
– Thứ năm: Do sở hữu được một nguồn lực lớn.
Điều này xảy ra cũng đã giúp cho chủ thể là người nắm giữ có vị trí gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình ở đây đó chính là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và chính bởi vì thế mà quốc gia này có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.