Kế hoạch phát triển y tế được hiểu cơ bản chính là một bộ phận cấu thành trong kế hoạch phát triển xã hội của quốc gia hoặc địa phương. Vậy cùng bài viết hiểu rõ hơn về kế hoạch phát triển y tế là gì? Nhiệm vụ và đặc điểm?
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch phát triển y tế là gì?
Khái niệm kế hoạch phát triển y tế:
Kế hoạch phát triển y tế được hiểu cơ bản chính là một bộ phận cấu thành trong kế hoạch phát triển xã hội của quốc gia hoặc địa phương.
Kế hoạch phát triển y tế hướng hoạt động y tế theo các mục tiêu xác định trước, đưa ra hệ thống chính sách, thực hiến sự sắp đặt và qui hoạch chung thống nhất các hoạt động y tế, đưa ra các giải pháp có liên quan đến thực hiện các mục tiêu đặt ra nhằm mục đích để có thể bảo đảm hiệu quả kinh tế và xã hội của hoạt động y tế.
Kế hoạch phát triển y tế trong tiếng Anh là gì?
Kế hoạch phát triển y tế trong tiếng Anh tạm dịch là: Health development plan.
2. Các nhiệm vụ chính của kế hoạch phát triển y tế:
– Kế hoạch phát triển y tế có nhiệm vụ xác định mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế chữa trị:
Nhiệm vụ xác định mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế chữa trị có thể gọi là phần xác định các kết quả cần đạt được cho sự nghiệp phát triển y tế chữa trị bệnh trong thời kì kế hoạch. Các mục tiêu kết quả này về cơ bản phụ thuộc vào chiến lược phát triển con người của đất nước trong tương lai dài hạn và cụ thể trong từng giai đoạn kế hoạch như thế nào.
– Kế hoạch phát triển y tế có nhiệm vụ xác định các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ phát triển sự nghiệp y tế chữa trị, nhất là xác định mức đầu tư thích đáng cho y tế bảo đảm cho sự nghiệp y tế phát triển thích ứng với phát triển kinh tế và phù hợp với yêu cầu của các mục tiêu quốc gia về nâng cao tuổi thọ và phát triển thể trạng con người.
– Kế hoạch phát triển y tế có nhiệm vụ thực hiện việc phân bố sắp xếp điểm, mạng lưới y tế chữa trị, mở rộng diện dịch vụ y tế chữa trị.
– Kế hoạch phát triển y tế có nhiệm vụ đề xuất các chính sách điều tiết vĩ mô nhằm phát triển sự nghiệp y tế chữa trị và điều chỉnh các quan hệ tỉ lệ và kết cấu nội bộ mối quan hệ đó; sử dụng các chính sách để tăng cường khả năng kinh doanh của sự nghiệp y tế chữa trị, nâng cao lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội của hoạt động y tế chữa bệnh.
Đặc điểm của kế hoạch phát triển y tế bao gồm:
– Đặc điểm đầu tiên đó là kế hoạch y tế chữa trị lấy kế hoạch gián tiếp làm chính.
– Đặc điểm tiếp theo đó là kế hoạch y tế chữa trị lấy việc sắp xếp quy mô và điểm, mạng lưới y tế chữa trị làm trọng điểm của việc diều khiển.
3. Các yêu cầu khi lập kế hoạch phát triển y tế:
Các yêu cầu khi lập kế hoạch phát triển y tế bao gồm:
– Thứ nhất: Kế hoạch phải đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu chăm sóc sức khoẻ hiện tại và trong tương lai.
Mỗi nhóm dân cư có những nhu cầu không hoàn toàn giống nhau. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ sẽ thể hiện chủ yếu bằng gánh nặng bệnh tật. Gánh nặng bệnh tật bao gồm các yếu tố như: tình hình mắc bệnh, tình hình tử vong hay phối hợp cả hai và bằng các nguy cơ từ môi trường sống, môi trường làm việc, nguy cơ tai nạn, bạo lực, lối sống phản vệ sinh, có hại cho sức khỏe…
Xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe của một cộng đồng sẽ giúp bố trí các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phù hợp với nhu cầu đó, cũng giống như việc tìm hiểu thị trường trước khi đưa một loại hàng vào bán ở một địa phương.
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ bao gồm nhu cầu khi chưa ốm: Phòng bệnh, giáo dục và tư vấn sức khoẻ; nhu cầu khi bị ốm: Khám chữa bệnh và khi ốm nhưng chữa không khỏi hẳn: Phục hồi chức năng.
– Các giải pháp và hoạt động phải được cộng đồng chấp nhận, sử dụng ở mức cao nhất.
Phải thể hiện các giải pháp bằng những nội dung hoạt động nhằm mục đích để có thể từ đó đạt các chỉ tiêu của ngành do tuyến trên yêu cầu đồng thời phải giải quyết được những yêu cầu riêng của địa phương, những tồn tại của những năm trước.
– Kế hoạch sẽ cần phải hài hòa giữa các lĩnh vực khám chữa bệnh, phòng bệnh và trong từng lĩnh vực.
– Kế hoạch phải có các nội dung phát triển.
Khi các chủ thể lập kế hoạch đảm bảo duy trì các hoạt động thường quy cũng cần có các giải pháp và hoạt động nhằm mục đích có thể tạo ra các bước chuyển biến mới thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển và tăng cường các nội dung hoạt động đang thực hiện.
– Kế hoạch phải dựa trên các quy định hành chính và quy chế chuyên môn.
Không tách rời các yếu tố đang chi phối sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
– Kế hoạch phải hướng trọng tâm phục vụ cho những nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương, khả năng chi trả thấp.
Những người được hưởng lợi: chủ yếu chính là những người dân thuộc diện bao phủ của một kế hoạch, của dự án hoặc một dịch vụ y tế.
– Kế hoạch phải chú trọng tới hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực y tế.
Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi không để lãng phí các nguồn lực, hay nói cách khác càng tiết kiệm nguồn lực càng có hiệu quả kỹ thuật cao. Một cơ sở y tế quản lý kém, các nguồn lực không được bố trí hợp lý, nhân viên y tế thiếu kỷ luật lao động, gây phiền hà cho người bệnh cũng là tình trạng hiệu quả kỹ thuật thấp.
– Kế hoạch phải hướng ưu tiên các nguồn lực và hoạt động cho các vấn đề sức khỏe thuộc loại hàng hoá y tế công cộng.
Cho dù không nên dùng từ hàng hoá y tế nhưng trên thực tế các dịch vụ khám chữa bệnh sẽ vẫn ít nhiều mang dáng dấp của hàng hoá: Có nhu cầu, có người cung cấp và có người sử dụng phải trả tiền.
Hàng hoá y tế khác với hàng hoá thông thường ở chỗ người mua (người sử dụng dịch vụ y tế) ít khi hiểu hết giá trị của hàng hoá mà mình định mua, hoặc đã mua.
Với loại hàng hoá y tế công cộng, Nhà nước, cơ sở y tế phải tập trung mọi ưu tiên để nhằm mục đích có thể từ đó cung cấp các dịch vụ cần thiết, kể cả dịch vụ miễn phí, thu phí thấp. Với hàng hoá y tế tư nhân, Nhà nước cần có cơ chế thu phí thích hợp cùng với việc cung ứng dịch vụ theo yêu cầu và đúng với nhu cầu của họ. Với các hàng hoá có mức độ công – tư khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng tài chính mà Nhà nước cung cấp dịch vụ y tế phù hợp với các mức thu khác nhau hoặc không thu phí.
– Kế hoạch phải hướng về các giải pháp thực hiện công bằng y tế.
Công bằng y tế không có nghĩa là sự đồng đều trong sự hưởng lợi từ ngân sách Nhà nước của mọi thành viên trong cộng đồng. Cũng hoàn toàn không phải là sự sòng phẳng như mua và bán.
Trong xã hội có những cộng đồng chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe hơn, có những nhóm người dễ bị tổn thương hơn và vì vậy ốm đau nhiều hơn. Như một quy luật, trẻ em và người già ốm nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ ốm nhiều hơn nam cùng nhóm tuổi. Cùng giới các nhóm tuổi có đời sống kinh tế – văn hoá hoặc ở vùng địa lý khác nhau lại có các chỉ số sức khỏe không như nhau. Giới nữ ốm nhiều hơn, vùng nghèo ốm nhiều – ốm nặng hơn vùng giàu, nhóm người có văn hoá cao ít ốm hơn nhóm người có văn hoá thấp. Tất cả thể hiện một phần của sự thiếu công bằng trong hưởng lợi các dịch vụ y tế và các dịch vụ phúc lợi công cộng liên quan tới sức khỏe.
Người nghèo khả năng chi trả thấp hơn, người vùng núi, vùng sâu vùng xa tiếp cận với dịch vụ y tế khó khăn hơn (về kinh tế, về khoảng cách) vì vậy các chủ thể đó thực chất sẽ cần được toàn xã hội quan tâm hơn, ưu tiên hơn, bao cấp y tế nhiều hơn. Người giàu hơn phải trả phí cao hơn để người đó có thể bao cấp chéo cho những người nghèo. Cải cách phương thức phân bổ ngân sách và hệ thống thu phí dịch vụ y tế là yêu cầu đối với công bằng về mặt tài chính.
Dù là người giàu hay người nghèo, khi bị một bệnh đều sẽ như nhau, các chủ thể đều cần được chăm sóc chữa chạy như nhau. Các nhu cầu khác nhau về dịch vụ y tế cần được chăm sóc theo nhu cầu phù hợp. Đó là công bằng về mặt cung cấp dịch vụ y tế.