Các ứng dụng giả thuyết kinh tế được sử dụng khá rộng rãi và có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Chủ nghĩa trọng thương là một trong số đó và được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Cùng tìm hiểu về chủ nghĩa trọng thương là gì? Mối quan hệ với tự do thương mại.
Mục lục bài viết
1. Chủ nghĩa trọng thương là gì?
Khái niệm chủ nghĩa trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương được hiểu cơ bản là một ứng dụng thực hành giả thuyết kinh tế, chủ nghĩa trọng thương được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, chủ nghĩa trọng thương ra đời đã thúc đẩy việc chính quyền điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích đó là để làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch. Chủ nghĩa trọng thương thực chất chính là sự tương đương trong kinh tế của chủ nghĩa chuyên chế trong chính trị. Chủ nghĩa trọng thương bao gồm những chính sách kinh tế quốc gia nhắm đến tích lũy dự trữ tiền tệ thông qua cân bằng thương mại dương, đặc biệt trong các thành phẩm. Chủ nghĩa trọng thương thống trị các cuộc tranh luận và chính sách kinh tế Tây Âu từ thế kỷ thứ XVI đến cuối thế kỷ thứ XVIII. Chủ nghĩa trọng thương là một nguyên nhân của các cuộc chiến tranh châu Âu thường xuyên và là động lực thúc đẩy bành trướng thuộc địa. Các giả thuyết trọng thương đa dạng về độ phức tạp giữa các học giả và phát triển theo thời gian.
Thực chất chủ nghĩa trọng thương là một thuật ngữ chưa thật sự rõ ràng. Vào đầu thế kỷ XVI, những thay đổi làm nền tảng cho ba thế kỷ tiếp theo sau khác với kỷ nguyên chủ nghĩa phong kiến trước đó. Một đặc điểm của những thay đổi này đó chính là sự xuất hiện các quốc gia tập trung hơn, hùng mạnh hơn. Thuật ngữ chủ nghĩa trọng thương thông thường áp dụng cho môi trường tri thức và tổ chức kèm theo sự nổi lên của quốc gia thành các bang. Tuy nhiên vào thế kỷ XIX môi trường tri thức và tổ chức đã thay đổi lần nữa để từ đó tạo ra nhiều tự do cá nhân hơn và ít tập trung vào sức mạnh kinh tế, chính trị hơn. Vì thế chủ nghĩa trọng thương có liên quan tới một giai đoạn trung gian giữa chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa trọng thương ra đời đã mô tả một tín điều kinh tế chiếm ưu thế ở buổi đầu của chủ nghĩa tư bản trước cách mạng công nghiệp.
Như vậy, ta nhận thấy, chủ nghĩa trọng thương là một hệ thống kinh tế thương mại tồn tại từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Chủ nghĩa trọng thương dựa trên nguyên tắc đó là của cải của thế giới không biến động, và cũng chính bởi vì thế, nhiều quốc gia châu Âu đã cố gắng tích lũy của cải thế giới bằng cách tối đa hóa hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu thông qua hoạt động thuế quan.
Chủ nghĩa trọng thương trong tiếng Anh là gì?
Chủ nghĩa trọng thương trong tiếng Anh là Mercantilism.
2. Lịch sử của chủ nghĩa trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương từ đó được phổ biến trong thế kỉ XVI, dựa trên ý tưởng rằng cách tốt nhất để có thể từ đó giúp các chủ thể đạt được sự giàu có và quyền lực cho một quốc gia là tăng xuất khẩu để thu thập các kim loại quí như vàng và bạc.
Dưới chủ nghĩa trọng thương, các quốc gia thường xuyên sử dụng sức mạnh quân sự để đảm bảo thị trường địa phương và các nguồn cung được bảo vệ, ủng hộ ý tưởng cho rằng nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung vốn.
Những chủ thể là những người ủng hộ chủ nghĩa trọng thương cũng tin rằng sức khỏe kinh tế của một quốc gia có thể được đánh giá bằng khối lượng kim loại quý sở hữu như vàng hoặc bạc, và sẽ mạnh lên với việc gia tăng xây dựng, tăng sản lượng nông nghiệp và sở hữu những đội tàu buôn mạnh để nhằm có thể cung cấp cho các thị trường mới hàng hóa và nguyên liệu thô.
Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa đế quốc:
Các chính phủ theo chủ nghĩa trọng thương thường thao túng nền kinh tế của các quốc gia khác để từ đó có thể tạo ra cán cân thương mại có lợi cho nước mình.
Chủ nghĩa đế quốc sử dụng sự kết hợp giữa lực lượng quân sự và nhập cư hàng loạt để có thể từ đó cưỡng ép việc du nhập chủ nghĩa trọng thương vào các khu vực kém phát triển, nhằm mục đích làm cho cư dân bản địa tuân theo luật pháp của quốc gia thống trị.
Một trong những ví dụ nổi bật nhất về mối quan hệ giữa chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa đế quốc là việc Anh thành lập các thuộc địa ở Mỹ.
Chủ nghĩa trọng thương và thương mại tự do:
Thương mại tự do mang lại một số lợi thế khác biệt cho các cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia.
Trong một hệ thống thương mại tự do, các cá nhân được hưởng lợi từ sự lựa chọn nhiều hơn về hàng hóa giá cả phải chăng, trong khi chủ nghĩa trọng thương hạn chế nhập khẩu và giảm các lựa chọn có sẵn cho người tiêu dùng, đồng nghĩa với ít cạnh tranh và giá cả hàng hoá cao hơn.
Trong khi các nước theo chủ nghĩa trọng thương gần như phải liên tục tham gia vào chiến tranh để có thể thống qua đó giành các nguồn lực, các quốc gia theo hệ thống thương mại tự do có thể phát triển thịnh vượng bằng cách thiết lập các mối quan hệ thương mại đôi bên cùng có lợi.
Ngày nay, chủ nghĩa trọng thương trên thế giới thường được coi là lỗi thời. Tuy nhiên, rào cản thương mại vẫn tồn tại để mà từ đó giúp bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương. Ví dụ cụ thể như sau Thế chiến II, Mỹ đã áp dụng chính sách thương mại bảo hộ đối với Nhật Bản và hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ.
3. Các nguyên tắc chủ nghĩa trọng thương:
Thuật ngữ chủ nghĩa trọng thương do Mirabeau đưa ra năm 1763 để nhằm mục đích có thể mô tả cái hệ thống rời rạc các tư tưởng kinh tế có lẽ đã chi phối tiến trình kinh tế từ đầu thế kỷ XVI đến gần cuối thế kỷ XVIII. Các tác giả chủ nghĩa trọng thương là một nhóm phức tạp. Đa số các chủ thể đó là thương gia, nhiều người đơn giản chỉ bởi vì quyền lợi của riêng mình. Cho dù mang tính chất quốc tế (chủ nghĩa trọng thương là một tín điều được chia sẻ ở Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bỉ và bán đảo Scandinavia), nói chung ít có sự nhất quán và tính liên tục trong số những người theo chủ nghĩa trọng thương như những nhà triết học Kinh viện trong giai đoạn trước.
Theo cách đánh giá trên diện rộng việc thiếu sự cố kết giữa các tác giả chủ nghĩa trọng thương có thể quy cho sự thiếu vắng các công cụ phân tích thông thường có thể chia sẻ và truyền lại cho một thế hệ những người kế thừa. Vả lại, việc trao đổi thông tin giữa những người trọng thương rất kém hay là không hề có, trái với mạng lưới tương quan chặt chẽ giữa các nhà kinh tế học hiện đại. Dù sao, chủ nghĩa trọng thương cũng thường sẽ dựa trên một số tư tưởng – học thuyết thống nhất và các công bố chính sách xuất hiện và biến mất trong suốt giai đoạn.
Ta nhận thấy, tóm tắt ngắn gọn nhất các nguyên tắc chủ nghĩa trọng thương là do Philipp Wilhelm von Hornick cung cấp. Philipp Wilhelm von Hornick là một luật sư người Áo ấn hành tuyên ngôn chủ nghĩa trọng thương năm 1684. Bản Kế hoạch của Philipp Wilhelm von Hornick về địa vị quốc gia nghe có vẻ là chủ đề độc lập và kho báu. Chín nguyên tắc kinh tế quốc gia quan trọng theo Philipp Wilhelm von Hornick bao gồm:
– Nguyên tắc mỗi tấc đất trong nước phải sử dụng cho nông nghiệp, khai khoáng hay sản xuất công nghiệp.
– Nguyên tắc mọi nguyên liệu thô phát hiện trong nước đều sử dụng để sản xuất trong nước, vì hàng thành phẩm có giá trị cao hơn nguyên liệu thô.
– Nguyên tắc khuyến khích có nhiều người trong độ tuổi lao động.
– Nguyên tắc cấm đoán xuất khẩu vàng, bạc và tất cả tiền tệ trong nước phải đem ra lưu thông.
– Nguyên tắc khuyến khích nhập hàng hóa nước ngoài càng nhiều càng tốt.
– Nguyên tắc nơi nào bắt buộc phải nhập khẩu thì phải nhập khẩu trước để trao đổi hàng hóa trong nước thay vì trao đổi vàng, bạc.
– Nguyên tắc hàng nhập có thể giới hạn ở nguyên liệu thô để sản xuất hàng thành phẩm trong nước, càng nhiều càng tốt.
– Nguyên tắc phải luôn tìm kiếm cơ hội để bán sản phẩm thặng dư trong nước ra nước ngoài, càng xa càng tốt, để đổi lấy vàng, bạc.
– Nguyên tắc không được phép nhập khẩu nếu hàng như thế đã có đủ và trong nước có thể cung cấp.