Mô hình Hook Reversal thực chất chính là một mô hình giá đảo chiều có thể xuất hiện trong xu hướng giảm lẫn xu hướng tăng. Mô hình Hook Reversal không chỉ đơn giản, dễ xác định mà còn có độ tin cậy khá cao đối với các chủ thể. Vậy mô hình Hook Reversal là gì? Đặc điểm và các loại mô hình Hook Reversal?
Mục lục bài viết
1. Mô hình Hook Reversal là gì?
Khái niệm mô hình Hook Reversal:
Mô hình Hook Reversal trong tiếng Anh là Hook Reversal.
Mô hình Hook Reversal (HR) được biết đến chính là mô hình nến ngắn hạn dự đoán sự đảo chiều theo xu hướng của giá chứng khoán. Mô hình xuất hiện khi nến sau có mức đáy cao hơn và mức đỉnh thấp hơn nến của phiên trước đó.
Mô hình Hook Reversal này khác với mô hình nến nhấn chìm ở chỗ chênh lệch về kích thước giữa thân nến thứ nhất và thân nến thứ hai tương đối nhỏ.
Mô hình Hook Reversal chính là cách gọi theo phương pháp mô hình giá của các đối tượng là những người phương Tây. Đôi khi, trong chúng khá giống với 1 số mẫu như Engulfing, Harami hay Dark Cloud Cover trong mô hình nến Nhật. Tuy nhiên, các mẫu nến Nhật thường có yêu cầu khắt khe hơn về tỷ lệ cũng như sự khác biệt giữa 2 cây nến còn mô hình Hook Reversal không cần điều này, miễn là nến sau nằm trong nến trước. Có thể thấy điều kiện xác định Hook Reversal là khá lỏng, do đó mô hình này thường xuất hiện khá nhiều các biểu đồ giá.
Mô hình Hook Reversal trên thực tế cũng khá giống với 1 số mẫu như Engulfing, Harami hay Dark Cloud Cover trong mô hình nến Nhật. Tuy nhiên, các mẫu nến Nhật thông thường có yêu cầu khắt khe hơn về tỷ lệ cũng như sự khác biệt giữa 2 cây nến còn mô hình Hook Reversal không cần điều này, miễn là nến sau nằm trong nến trước. Có thể thấy điều kiện xác định mô hình Hook Reversal trong giai đoạn hiện nay được xem là khá lỏng, cũng chính bởi vì thế mà mô hình Hook Reversal thường xuất hiện khá nhiều các biểu đồ giá.
Hook Reversal (HR) sau xu hướng tăng:
Hook Reversal là một biến thể đặc biệt của mô hình nến trong nến. So với nến đầu thì cây nến ngày hai có đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn, và vì thế biên độ (giữa đỉnh và đáy) nằm trong khoảng biên độ đỉnh và đáy của ngày đầu tiên. Mô hình Hook Reversal ở trên đỉnh có ý nghĩa rằng ngày đầu tiên có các đỉnh và đáy cao dần, tiếp tục với xu hướng tăng hiện tại và giá đóng cửa ở trên giá mở cửa. Giá mở cửa ngày tiếp theo gần đỉnh và giá đóng cửa nằm gần đáy, và do đó nó sẽ làm đảo chiều sự tăng giá của ngày hôm trước. Mô hình Hook Reversal ở trên đỉnh khá giống mô hình Bearish Harami.
Hook Reversal (HR) sau xu hướng giảm:
Hook Reversal ở dưới đáy ngược lại với mô hình tại đỉnh, nó xảy ra khi thị trường đang có xu hướng giảm. Ngày đầu có đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn theo xu hướng giảm với giá đóng ở trên giá mở cửa. Ngày tiếp theo có giá mở cửa ở dưới đỉnh của ngày hôm trước và sau đó tiếp tục đi xuống gần với đáy của ngày hôm trước, nhưng vẫn trên đáy đó. Mô hình Hook Reversal ở dưới đáy khá tương đương với mô hình Bullish Harami.
2. Đặc điểm Mô hình Hook Reversal:
Mô hình Hook Reversal (HR) như đã phân tích cụ thể được biết đến chính là mô hình nến phổ biến giữa các chủ thể là những nhà giao dịch vì mẫu này xảy ra khá thường xuyên và tương đối dễ phát hiện vì nến sau chuyển sang màu khác với nến trước.
Độ mạnh và độ tin cậy của mô hình Hook Reversal HR phụ thuộc vào mức độ của xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm trước đó.
Phần lớn các chủ thể là những nhà giao dịch sử dụng các mô hình nến, mô hình biểu đồ giá hay các chỉ báo kĩ thuật khác để xác nhận sự đảo chiều giá. Nói chung, việc mô hình Hook Reversal hình thành tương đối thường xuyên dẫn đến nhiều dự báo khả quan sai.
Các mô hình Hook Reversal trong giai đoạn hiện nay thông thường được phân loại là mô hình harami hoặc mô hình nhấn chìm bởi vì thân nến thứ hai hình thành nhỏ hơn thân nến trước đó.
Các mô hình Hook Reversal cũng có điểm tương tự như mô hình mây đen che phủ (Dark cloud cover) ở đó cả hai than nến đều có chiều dài tương đồng nhau.
Sự khác biệt chính của mô hình Hook Reversal yêu cầu chênh lệch kích thước thân nến rất nhỏ, trong khi các mô hình harami và mô hình nhấn chìm nhấn mạnh yêu cầu sự khác biệt lớn về kích thước giữa các thân nến.
Nhìn chung, mô hình harami và mô hình nhấn chìm cũng ít phổ biến và thiếu chính xác hơn so với mô hình Hook Reversal khi dự đoán đảo ngược xu hướng.
3. Các loại Mô hình Hook Reversal:
Các mô hình Hook Reversal có thể là mô hình đảo chiều tăng giá hoặc giảm giá:
– Mô hình Hook Reversal giảm giá trên thực tế sẽ xảy ra ở đỉnh của một xu hướng tăng khi giá mở cửa nến thứ hai ở gần mức đỉnh của nến thứ nhất và giá đóng cửa nến thứ hai ở gần mức đáy của nến thứ nhất.
Nói cách khác, với mô hình Hook Reversal giảm giá này các áp lực tăng giá kiểm soát thị trường từ đầu trước khi các áp lực giảm giá áp đảo làm giảm giá thấp hơn trong phiên giao dịch.
– Mô hình Hook Reversal tăng giá xảy ra ở đáy một xu hướng giảm khi giá mở cửa nến thứ hai gần mức đáy của nến thứ nhất và giá đóng cửa của ngày thứ hai ở gần mức đỉnh của nến thứ nhất.
Nói cách khác, áp lực giảm giá sớm kiểm soát thị trường trước khi áp lực tăng giá lấy lại quyền kiểm soát và đẩy giá lên cao hơn.
Các chủ thể là những nhà giao dịch nên xác định điểm chốt lời và điểm dừng lỗ cho những lần đảo chiều này dựa trên các chỉ báo kĩ thuật hoặc mô hình biểu đồ khác vì mô hình Hook Reversal chỉ cho thấy một sự đảo chiều tiềm năng sắp diễn ra và không cho biết mức độ đảo chiều.
4. Diễn biến tâm lý của mô hình Hook Reversal:
Lấy ví dụ về trường hợp mô hình Hook Reversal xuất hiện trong xu hướng giảm hay còn gọi là Bullish Hook Reversal. Giá đang trong xu hướng giảm đồng nghĩa với việc bên bán đang chiếm ưu thế và kiểm soát được thị trường. Cây nến lớn đầu tiên trong mô hình Hook Reversal cho thấy bên bán tiếp tục gây áp lực lên thị trường và tạo ra một đợt giảm giá sâu, hình thành mức giá thấp mới.
Tuy nhiên sau đó tình hình thay đổi đột ngột khi các chủ thể là những nhà giao dịch bắt đầu chốt lời, bên mua tiến hành bắt đáy tích cực và cuối cùng tạo ra một nến tăng. Bên cạnh đó, giá không một lần nào giảm xuống đáy trước đó cho thấy thị trường không chấp nhận vùng đáy này. Tại đây, những ai đã vào lệnh bán trước đó sẽ chịu lỗ và hụt hẫng, những ai đang định vào lệnh bán sẽ trở nên cân nhắc. Đây thực chất được xem chính là những tín hiệu cho thấy giá có khả năng đảo chiều tăng lên sau đó.
5. Hướng dẫn giao dịch với mô hình Hook Reversal:
Điểm vào lệnh:
Trước hết, các chủ thể sẽ cần xem xét vị trí xuất hiện của mô hình Hook Reversal là ở đâu trên biểu đồ. Nếu đó là các vùng hỗ trợ/ kháng cự thì cơ hội giao dịch sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Mặc dù độ tin cậy của mô hình Hook Reversal là khá cao, tuy nhiên để giúp cho các chủ thể được đảm bảo an toàn thì các chủ thể sẽ không nên vào lệnh ngay sau khi mô hình được hoàn tất.
Thay vào đó, các chủ thể sẽ nên chờ một tín hiệu breakout (phá vỡ) vào lệnh. Nếu đang trong xu hướng tăng, chúng ta sẽ vào lệnh bán (Sell) nếu giá phá xuống dưới đáy nến thứ nhất. Ngược lại, trong trường hợp xu hướng giảm, chúng ta sẽ vào lệnh mua (Buy) khi giá vượt lên trên đỉnh nến thứ nhất của mô hình.
Trong nhiều trường hợp cụ thể, giá thường quay lại để test điểm breakout, chính bởi vì nguyên nhân đó nhằm mục đích để chắc chắn hơn, các chủ thể sẽ có thể đợi giá hồi lại ngưỡng breakout, sau đó mới tiến hành vào lệnh.
Cách đặt dừng lỗ:
Đặt dừng lỗ được đánh giá chính là cách khôn ngoan để tự bảo vệ bản thân trong một thị trường đầy biến động như forex. Đối với trường hợp vào lệnh bán trong xu hướng tăng, điểm dừng lỗ bạn nên được đặt ở phía trên đỉnh nến thứ nhất một vài pip. Đối với trường hợp vào lệnh mua trong xu hướng giảm, điểm dừng lỗ nên được đặt ở dưới đáy nến thứ nhất vài pip.
Cách đặt chốt lời (Take profit):
Cách đơn giản nhất là lấy khoảng dừng lỗ nhân cho 2 hoặc 3 lần, các chủ thể cũng sẽ biết được điểm chốt lời nên đặt ở đâu. Tuy nhiên để nhằm có các phân tích kỹ lưỡng hơn thì trên thực tế các chủ thể sẽ có thể sử dụng các indicator hoặc mô hình nến đảo chiều để biết khi nào xu hướng trở nên yếu đi và thoát lệnh.
Hook Reversal thực chất chính là một mô hình giá đơn giản, xuất hiện nhiều trên biểu đồ và cho tín hiệu giao dịch khá tin cậy và giúp các chủ thể là những nhà giao dịch thu được lợi nhuận tốt.