Trên thị trường chứng khoán hiện nay có xuất hiện cơ chế cầu dao diện với mục đích để tạm ngừng các giao dịch cụ thể là đối với thị trường chứng khoán, cơ chế này tồn tại trên rất nhiều các quốc gia khác nhau và điển hình nhất đó là nước Mỹ. Vậy cơ chế cầu dao trong chứng khoán là gì? Cách thức hoạt động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cơ chế cầu dao trong chứng khoán là gì?
Cơ chế cầu dao trong tiếng Anh là Circuit breaker.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về cơ chế cầu dao đây được hiểu đó là các biện pháp điều tiết để tạm ngừng giao dịch trên một sàn giao dịch chứng khoán, được áp dụng để hạn chế việc bán tháo ồ ạt. Như vậy ta thấy với cơ chế này thì chúng áp dụng cả cho các chỉ số thị trường rộng lớn như S&P 500 cũng như cho các chứng khoán riêng lẻ, cơ chế này tồn tại ở Mỹ cũng như ở các quốc gia khác.
Không những vậy cơ chế cầu dao có chức năng tự động dừng giao dịch khi giá chạm các mức được xác định trước, chẳng hạn như dịch chuyển 7%, 13% và 20% trong S&P 500. Cơ chế cầu dao là một hình thức để kiềm chế thị trường.
Như những ví dụ gần đây nhất cụ thể đó là vào ngày 9/3/2020 và một lần nữa vào ngày 16/3 (tức 1 tuần sau đó), các cơ chế cầu dao đã được kích hoạt tại sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) khi DJIA giảm hơn 7% khi mở cửa, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gia tăng.
2. Cách thức hoạt động như thế nào?
Hiện nay đối với cơ chế này ta thấy các nhà điều hành đã sử dụng cơ chế cầu dao đầu tiên sau sự cố thị trường vào ngày 19/10/1987, khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) giảm 508 điểm (tức 22,6%) trong một ngày. Sự cố bắt đầu ở Hồng Kông và sớm ảnh hưởng đến các thị trường trên toàn thế giới, nó còn được gọi với cái tên là Ngày thứ Hai đen tối.
Một sự cố thứ hai đã xảy ra khi áp dụng cơ chế này có tên gọi là Flash Crash xảy ra vào ngày 6/5/2010, trong đó DJIA giảm gần 1.000 điểm (hơn 9%) chỉ trong 10 phút. Giá cả hầu hết đã phục hồi khi đóng cửa thị trường. Tuy nhiên sau thất bại của cơ chế cầu dao năm 1987 và để ngăn chặn những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong tương lai, các cơ quan quản lí đã cập nhật hệ thống cơ chế cầu dao.
Ngày nay, theo đó nên đối với các hệ thống cơ chế cầu dao áp dụng cho cả chỉ số chứng khoán và thị trường riêng lẻ. Ví dụ, kể từ tháng 2/2013, chúng ta đã có các cơ chế cầu dao trên toàn thị trường, đáp ứng với sự sụt giảm trong một ngày của chỉ số S&P 500. Nếu chỉ số giảm 7% so với mức đóng cửa trước đó, thì đây được gọi là mức giảm cấp 1. Mức giảm cấp 2 tương ứng với 13%, mức giảm cấp 3 tương ứng với 20%.
Một số nhà phân tích tin rằng các cơ chế cầu dao gây gián đoạn và giữ cho thị trường biến động một cách giả tạo bằng cách khiến các lệnh đặt xác định ở mức giới hạn và giảm tính thanh khoản. Các nhà phê bình cho rằng nếu thị trường được phép di chuyển tự do mà không dừng lại thì chúng sẽ ổn định ở trạng thái cân bằng phù hợp hơn.
3. Quy định ngắt mạch các thị trường chứng khoán nước ngoài ra sao?
Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định thi hành luật Chứng khoán. Theo đó, khi cần ứng phó để bảo đảm an toàn cho thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thực hiện nhiều biện pháp điều tiết. Trong các biện pháp này có cả “ngắt mạch thị trường chứng khoán như tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thời hạn thực hiện tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch mỗi lần không quá năm ngày. Hiện nay vấn đề Cúp cầu dao” được tiến hành trên thị trường chứng khoán có thể xảy ra thường xuyên hơn.
Sau sự sụp đổ của thị trường trong ngày Thứ Hai đen hồi năm 1987, các biện pháp kềm chế giao dịch (trading curbs) hay còn gọi là ngắt mạch/cúp cầu dao (circuit breaker) thị trường chứng khoán được nhiều nước áp dụng nhằm giảm bớt sự biến động của thị trường chứng khoán và các đợt bán tháo lớn. Các thị trường chứng khoán lớn ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hồng Kông … đều có quy định về việc “cúp cầu dao” nhưng quy định khác nhau đáng kể.
Từ đầu năm nay, các đợt bán tháo ồ ạt khiến nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản phải kích hoạt công cụ ngắt mạch thị trường. Trong tương lai gần, sự kiện hiếm thấy này có thể sẽ trở nên phổ biến trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về tác động của Covid-19.
Trước đó, thời gian vào hồi tháng 1-2016, Trung Quốc đã từng phải kích hoạt cơ chế ngắt giao dịch khi cả hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến hai lần trong bốn ngày do tình trạng rớt giá đến 7%.
Mỹ-Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE): Sau khi thay đổi quy tắc năm 2011, vào đầu mỗi ngày giao dịch, NYSE đặt ba mức ngắt mạch (circuit breaker) ở các mức 7% (Level 1), 13% (Level 2), and 20% (Level 3) của giá đóng cửa trung bình của S&P 500 cho ngày giao dịch trước đó. Level 1 và Level 2 giảm dẫn đến việc ngừng giao dịch trong 15 phút trừ khi chúng xảy ra sau 3 giờ 25 chiều, khi không áp dụng tạm dừng giao dịch. Sự suy giảm Level 3 dẫn đến việc giao dịch bị đình chỉ trong phần còn lại của ngày. Mức giảm lớn nhất trong một ngày của S&P 500 kể từ năm 1987 là mức giảm 9% vào ngày 15-10-2008.
Nhật Bản: thị trường chứng khoán nước này tạm dừng giao dịch với mọi hợp đồng tương lai, quyền chọn và các sản phẩm phái sinh có liên quan tới hợp đồng tương lai và quyền chọn. Mỗi sản phẩm phái sinh đều có “phạm vi giới hạn giá” riêng. Nếu biến động giá vượt quá giới hạn này, công cụ ngắt mạch thị trường sẽ được kích hoạt, giao dịch bị tạm ngưng trong 10 phút.
Hàn Quốc: Giao dịch của mọi chứng khoán được niêm yết (ngoại trừ chứng khoán nợ) trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc sẽ bị tạm ngưng trong 20 phút nếu chỉ số Kospi hoặc chỉ số Kosdaq giảm hơn 20% so với giá đóng cửa ngày hôm trước. Công cụ ngắt mạch chỉ có thể được kích hoạt một lần trong một ngày.
Hồng Kông: Sàn chứng khoán Hồng Kông chỉ áp dụng ngắt mạch với các cổ phiếu cấu thành chỉ số Hang Seng và chỉ số Hang Seng China Enterprise. Việc áp dụng công cụ ngắt mạch ở sàn Hồng Kông được dựa trên giá tham chiếu, tức giá chứng khoán được giao dịch năm phút trước đó. Nếu một mã chứng khoán tăng hoặc giảm 5% so với giá tham chiếu, thì trong vòng năm phút sau khi công cụ ngắt mạch được kích hoạt, nó chỉ được phép giao dịch trong biên độ biến động cố định là 10%.
Ấn Độ: Công cụ ngắt mạch thị trường chứng khoán tại Ấn Độ được kích hoạt khi chỉ số Nifty 50 hoặc chỉ số Sensex vượt quá một số giới hạn qui định. Nếu một hoặc cả hai chỉ số này tăng hoặc giảm quá 10%, 15% hoặc 20% so với mức đóng cửa ngày hôm trước, giao dịch trên thị trường sẽ bị tạm ngưng. Tùy theo giới hạn nào bị phá vỡ, thị trường chứng khoán sẽ phải tạm dừng 15 phút, 1 giờ 45 phút, hoặc cả ngày.
Singapore: Singapore áp dụng ngắt mạch thị trường đối với các cổ phiếu cấu thành chỉ số Straits Times, chỉ số Singapore MSCI và các chứng khoán khác, bao gồm các cổ phiếu và quĩ ETF đáp ứng được một số tiêu chí nhất định. Công cụ ngắt mạch ở Singapore được áp dụng dựa trên giá chứng khoán được giao dịch trong vòng năm phút trước đó, hay còn gọi là “giá tham chiếu” tương tự như Hồng Kông.
Trung Quốc: Cả hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đều ngưng giao dịch 15 phút khi chỉ số CSI 300 tăng hoặc giảm từ 5% trở lên so với mức đóng cửa ngày hôm trước. Nếu chỉ số này tăng hoặc giảm từ 7% trở lên so với ngưỡng đóng cửa hôm trước, hoạt động giao dịch sẽ bị ngưng đến phiên giao dịch sau.
Indonesia: Nước này mới sửa đổi các qui định về công cụ ngắt mạch thị trường. Theo luật mới, giao dịch sẽ bị tạm ngưng trong vòng 30 phút nếu chỉ số Jarkarta Composit giảm hoặc hơn 5% (mức cũ là 10%) so với mức đóng cửa trước đó.
Thái Lan: Toàn bộ chứng khoán được niêm yết bị tạm ngừng giao dịch trong 30 phút khi chỉ số SET giảm 10% so với mức đóng cửa ngày hôm trước. Nếu Chỉ số SET giảm 20% so với mức đóng cửa ngày hôm trước, giao dịch sẽ bị ngừng trong một tiếng.