Hiện nay như chúng ta đã biết thì thương hiệu là một thuật ngữ rất quen thuộc và rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó không chỉ cung cấp các thông tin mà họ còn thông qua đó để có thể truyền tải và nắm bắt cảm xúc của khách hàng. Vậy thương hiệu cảm xúc là gì? Tìm hiểu về Emotional branding?
Mục lục bài viết
1. Thương hiệu cảm xúc là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã biết về Emotional brand hay chúng ta còn gọi nó là thương hiệu cảm xúc đây được hiểu đó là quá trình hình thành mối quan hệ giữa người dùng với một sản phẩm hay thương hiệu bằng cách khơi gợi cảm xúc của họ. Theo đó thì các marketer đạt được điều này bằng cách tạo ra nội dung thu hút trạng thái cảm xúc, cái tôi, nhu cầu và khát vọng của người tiêu dùng.
Như vậy ta thấy với nguồn cảm xúc có thể được áp dụng trực tiếp hơn trong quảng cáo, ví dụ như trong quảng cáo hay chiến dịch cụ thể. Mỗi quảng cáo cảm xúc góp phần tạo nên chiến lược thương hiệu cảm xúc. Chính vì thế chúng ta cũng có thể nói, quảng cáo cảm xúc giống như các hình khối riêng lẻ tạo ra tính toàn vẹn cấu trúc của thương hiệu. Hiện nay ta thấy trong khi nhiều công ty bắt đầu xây dựng thương hiệu của họ hoa mỹ hơn và giảm bớt tính khoa học thì một số công ty lại điều chỉnh các chiến lược nhận thức thương hiệu để tác động đến khách hàng ở mức độ tâm lý với chiến thuật gọi là tiếp thị tác động đến thần kinh.
Khoa học thần kinh là một lĩnh vực nghiên cứu các phản ứng nhận thức và tình cảm của con người. Nó được chuyển thành tiếp thị thần kinh khi chúng ta bắt đầu áp dụng những ý tưởng này theo cách chúng có thể tác động đến phản ứng não bộ của khách hàng đối với các kích thích.
Khi tiếp cận thương hiệu từ góc độ khoa học thay vì theo quan điểm thiết kế bằng thị giác, mã hóa khuôn mặt và EEG (điện não đồ), chúng ta có thể phân tích tốt hơn phản ứng của một người và hiểu chính xác cách người đó sẽ phản ứng với quảng cáo hay thương hiệu như thế nào.
2. Tìm hiểu về Emotional branding:
Mặc dù có vẻ dễ hiểu, nhưng Emotional Advertising lại là một hoạt động phức tạp và khi thực hiện không đúng cách, bạn có thể khiến người dùng cảm thấy bối rối. Tuy nhiên, nếu cân nhắc cẩn thận và sử dụng sự hấp dẫn về mặt cảm xúc, Emotional Advertising có thể mang lại hiệu quả cao.
Cảm xúc có thể được áp dụng một cách trực tiếp trong quảng cáo. Mỗi Emotional Ad đều đóng góp vào chiến lược xây dựng Emotional Branding. Nói cách khác, Emotional Ad giống như những khối xây dựng riêng lẻ, hoàn toàn có thể tạo nên tính toàn vẹn về cấu trúc của thương hiệu.
Nhiều công ty sẽ tạo ra các Emotional Ad tại các sự kiện lớn, đồng thời quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Ví dụ: Sau lệnh cấm du lịch của Hoa Kỳ vào năm 2018, Airbnb đã khởi động một chiến dịch thúc đẩy ý tưởng về một cộng đồng toàn cầu trong quảng cáo, mang tên “Hãy tiếp tục đi du lịch trong tương lai!”. Đưa ra một tuyên bố như thế này là một chiến lược rất táo bạo nhưng mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay như ta thấy có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như Emotional Branding nên được sử dụng như thế nào vậy bạn đã hiểu về cách sử dụng này chưa, cụ thể để sủ dụng nó chúng ta cần:
+ Cần nghiên cứu khách hàng mục tiêu, với mỗi người khách hàng nên sử dụng cách tương tác khác nhau, đặc biệt cảm xúc thể hiện phải thật tinh tế và chân thật.
+ Thường xuyên tương tác với khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội, trả lời các comment của họ trên Facebook, Instagram,…). Khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và an toàn khi tương tác với bạn.
+ Con người xử lý những dữ kiện liên quan tới hình ảnh nhanh gấp 60.000 lần so với các dữ liệu được diễn tả bằng text. Vì vậy nên sử dụng video và hình ảnh trực quan để khơi gợi cảm xúc từ khách hàng.
Tham khảo về một ví dụ minh họa cho thương hiệu cảm xúc rất đặc trưng và hiện nay chúng ta nhận thấy rất đễ dàng đó là với thương hiệu apple cụ thể như sau:
Apple: Shot on iphone:
Trong chiến lược xây dựng thương hiệu cảm xúc thì chiến lược xây dựng thương hiệu mang tính biểu tượng của Apple luôn chú trọng đến vấn đề thương hiệu cảm xúc. Theo đó với thương hiệu này tạo mối quan hệ thân thiết và sự gắn bó thân mật với khách hàng, và kết quả là nó được khách hàng cực kỳ yêu thích và ta thấy những cảm xúc mà người dùng nhận được khi khám phá, sở hữu và sử dụng các sản phẩm của Apple là rất sâu sắc và phong phú khi thương hiệu nhấn mạnh đến lối sống, trí tưởng tượng, niềm đam mê, sự đổi mới và nhu cầu của hàng hàng của mình.
Chiến dịch này họ đặt khách hàng là trung tâm cho mọi hoạt động của mình. “Shot on iPhone” là một minh chứng tiêu biểu. Chiến dịch này không những giới thiệu được đầy đủ các tính năng linh hoạt của chiếc camera trên iPhone, mà đặc biệt ở chỗ, nó còn bao gồm tất cả những video được quay bằng chính người dùng.
3. Lợi ích của thương hiệu cảm xúc mang lại:
Trên thực tế chúng ta dựa vào Emotional Branding có thể khơi gợi những cảm xúc mãnh liệt nhất của con người chính vì thế các nhãn hàng nên khai thác triệt để trong truyền thông thương hiệu. Như vậy thực tế cũng có nghiên cứu cho rằng, 90% quyết định mua hàng của người tiêu dùng được thực hiện bởi những thôi thúc trong tiềm thức của họ và 50% những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu là dựa trên các khía cạnh liên quan tới cảm xúc.
Như vậy nên ta thấy việc sử dụng các kỹ thuật khoa học thần kinh kết hợp với các chiến lược thương hiệu và tiếp thị đã mang lại một số kết quả khá hấp dẫn. Theo đó nên chúng ta phải xác định việc xác định người dùng mục tiêu với quảng cáo hiệu quả hơn có nghĩa là bạn sẽ có thể thu hút khách hàng của mình tốt hơn. Theo đó nên khi bạn thu hút khách hàng, bạn sẽ xây dựng mối quan hệ với họ. Điều này dẫn đến sự gia tăng đáng kể giá trị trọn đời cho khách hàng. Không những vậy với nguồn ngân sách của bạn cũng sẽ được hưởng lợi. Bởi vì bạn sẽ chi tiêu ít hơn trong khi đồng thời khơi dậy lòng trung thành của khách hàng, tạo nên ROI hiệu quả hơn.
Như vậy chúng ta thường hởi là tại sao điều quan trọng là tận dụng chiến lược này? Bởi vì 90% quyết định mua hàng được đưa ra trong tiềm thức, nhưng 89% người tiêu dùng không cảm nhận được mối liên hệ cá nhân với các thương hiệu mà họ mua. Điều này có nghĩa là có một cơ hội lớn để phân biệt doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh bằng việc thiết lập kết nối cảm xúc.
Ví dụ như Google như Year In Search theo chiến dịch Year in Search của Google tổng hợp các cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất mỗi năm và nhằm mục đích tạo cảm giác về một cộng đồng dựa trên công cụ tìm kiếm. Ta thấy với các cụm từ này thường bao gồm các chủ đề và sự kiện tìm kiếm khác nhau, Google luôn chắc chắn làm nổi bật những khoảnh khắc quan trọng đã mang cả thế giới lại gần nhau, xây dựng kết nối cảm xúc của người dùng với thương hiệu.
Nhìn chúng chúng ta thấy với sự phát triển của thương hiệu cảm xúc đóng vai trò lớn trong sự thành công của một doanh nghiệp, nhất là khi họ muốn làm nên lịch sử. Như vây nên ta thấy đây thực chất là chiếc chìa khóa giúp mở ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn cho doanh nghiệp mà các Marketer cần lưu ý và hãy dành thời gian để đầu tư cho công cụ này một cách cẩn thận từ việc tạo ra các ý tưởng để thiết kế các sản phẩm cuối cùng.Bên cạnh đó chúng ta cũng cần lưu ý vận dụng nó một cách khéo léo bởi cảm xúc là con dao hai lưỡi có thể khiến doanh nghiệp bị tổn thương.